Trong kỳ kế toán, Công ty chưa trích lập quỹ dự phòng về bảo hành sản phẩm. Khi phát sinh khoản bảo hành sản phẩm, Công ty thường xuất kho trực tiếp hàng hóa hoặc nguyên vật liệu đi bảo hành và trích lập thẳng vào chi phí bán hàng như sau:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 152, 156- NVL, hàng hóa
Tuy nhiên, việc hạch toán này chưa chính xác với chế độ kế toán. Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng chi phí từ đó ảnh hưởng đến KQKD của kỳ kế toán. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng về bảo hành sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: TK 6415 – Chi phí bảo hành TK 352 – Dự phòng phải trả Phương pháp hạch toán với kế toán bảo hành sản phẩm: Xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm:
Nợ TK 6415 – Chi phí bảo hành Có TK 352 – Dự phòng phải trả
Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan tới khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm:
− Trường hợp Công ty không tổ chức bộ phận độc lập về bảo hành sản phầm:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Nợ TK 6415 – Chi phí bảo hành (phần dự phòng phải trả sản phẩm còn thiếu) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang − Trường hợp Công ty có tổ chức bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Nợ TK 6415 – Chi phí bảo hành (phần dự phòng phải trả sản phẩm còn thiếu) Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Cuối kỳ, trích lập bổ sung số dự phòng đã lập kỳ trước: Nợ TK 6415 – Chi phí bảo hành
Có TK 352 – Dự phòng phải trả
Hoặc hoàn nhập số dự phòng kỳ trước đó lập, kỳ này chưa sử dụng hết: Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 6415 – Chi phí bảo hành