Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 93)

- Dự báo về xu hướng thách thức và cơ hội, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của

T HEO SỐ LIỆU KIỂM KÊ, ỔNG DIỆN ÍCH ĐẤ PHI NÔNG NGHIỆP CỦA HÀNH PHỐ VINH NĂM 2011 LÀ

3.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố

trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2004 - 2011

3.4.1. Các kết quả đạt được

Thành tựu rất quan trọng của thành phố Vinh trong giai đoạn từ năm 2005-2011 là sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, xây dựng và quản lý đô thị có những bước phát triển theo hướng văn minh hiện đại, cụ thể: - Công tác đo đạc đã hoàn thành đáp ứng cơ bản cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuận lợi.

- Công tác quy hoạch sử dụng đất đã đạt được một số thành tựu nhất định, quá trình sử dụng đất đã cơ bản dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để quỹ đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn về môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư vào thành phố Vinh.

- Thông qua công tác giao đất, thu hồi đất, nguồn tài nguyên đất đai đang được khai thác sử dụng góp phần tích cực vào sự phát triển của thành phố trên tất cả các lĩnh vực.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố được đầu tư xây dựng và cải tạo khẩn trương, đạt tiêu chuẩn hiện đại, đặc biệt là hệ thống điện, đường giao thông và hệ thống cấp thoát nước.

3.4.2. Hạn chế, yếu kém

Tuy đạt được một số thành tựu rất quan trọng thể hiện bước phát triển vững mạnh, liên tục theo thời gian, nhưng việc quản lý đất đai của Chính quyền thành phố trong thời gian qua cũng còn nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển đô thị theo hướng bền vững. Công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; hạ tầng cơ sở chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tốc độ tăng dân cư, quản lý thị trường bất động sản nhất là thị trường quyền sử dụng đất còn yếu…khả năng cạnh tranh của đô thị thấp. Cụ thể:

- Quy hoạch sử dụng đất còn bộc lộ nhiều yếu kém và còn có vấn đề đáng quan tâm, như:

+ Nhiều UBND cấp xã, phường thuộc thành phố chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dẫn đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, gây lãng phí về thời gian, kinh phí thực hiện. Do vậy, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố hầu hết không đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả quy hoạch sử dụng đất ở cấp phường, xã chỉ mang tính thống kê, thiếu tính cập nhật so với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dẫn tới tính khả thi thấp. Nhiều dự án đã và đang tồn tại dưới dạng quy hoạch treo hoặc phải thu hồi hoặc tạm dừng để rà soát, xử lý gây khó khăn cho cuộc sống của người dân

trong vùng quy hoạch và thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. (Như dự án Khu đô thị mới Hà Huy Tập tại phường Hà Huy T ập, thành phố Vinh do Công ty CP Gold Đất Việt làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch từ năm 2009 nhưng đến nay chưa triển khai thực hiện; Dự án đường Sinh thái ven núi Quyết tại phường Trung Đô, thành phố Vinh do UBND thành phố Vinh làm chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2007, đến nay vẫn chưa triển khai gây bức xúc đối với các hộ dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án; dự án xây dựng Đại học Y Khoa Vinh cơ sở II tại xã Nghi Đức, thành phố Vinh do UBND tỉnh làm chủ đầu tư hiện đang vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng do người dân yêu cầu được đền bù theo giá thị trường…)

+ Quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Vinh chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (thực tế lâu nay chỉ căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng là có thể được giao đất, cho thuê đất). Tại địa bàn một số xã, phường (xã Nghi Phú, xã Nghi Kim, phường Hà Huy Tập, phường Vinh Tân…) triển khai các dự án sử dụng đất phi nông nghiệp không nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Việc công bố quy hoạch mang tính hình thức, chưa huy động được sự tham gia, giám sát của cộng đồng, chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục trong quá trình thực hiện, nên khi tổ chức thực hiện quy hoạch, bồi thường và giải phóng mặt bằng đã phát sinh một số vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài (như vụ việc xây dựng Quảng trường thành phố Vinh năm 2005, vụ việc xây dựng đường ven Sông Lam qua địa bàn thành phố Vinh năm 2008, vụ việc xây dựng chợ Vinh năm 2008…).

+ Các khu đô thị đã được đầu tư nhưng quy mô nhỏ và tiến độ chậm, hạ tầng chưa đồng bộ nhất là hạ tầng xã hội, các khu chung cư chưa được

xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả dẫn đến lãng phí về đất đai.

+ Việc quản lý sau quy hoạch được phê duyệt kém, việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung không được chấp hành nghiêm túc. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế; nhiều khu vực quy hoạch đã công bố và qua thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch.

- Nguồn lực đất đai to lớn chưa được quản lý chặt chẽ và khai thác không có hiệu quả ở tất cả các đối tượng có sử dụng đất.

- Công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng, nặng về giải quyết cụ thể, trước mắt, không chủ động điều chỉnh được quan hệ đất đai theo đúng xu hướng vận hành của quy luật Kinh tế thị trường. Chưa xác định được mô hình, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành công tác quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, hệ thống cán bộ quản lý năng lực yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.

- Hệ thống hồ sơ địa chính đang được lưu trữ để quản lý sử dụng có độ chính xác thấp, thông tin lưu trữ không được bổ sung chỉnh lý kịp thời, không có thông tin đầy đủ, chính xác cho bộ máy quản lý và cho đối tượng quản lý sử dụng đất.

- Tồn tại cơ chế xin cho, thậm chí còn hình thành đường dây chạy dự án, có dấu hiệu tiêu cực trong công tác giao đất thu hồi đất là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng "sốt đất" giả tạo, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường đầu tư, gây tình trạng phức tạp trong xã hội.

- Công tác giao đất, cho thuê đất còn nặng về thủ tục hành chính thiếu sự kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quyết định giao đất, cho thuê đất, do đó tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích được giao.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chưa được quan tâm thường xuyên.

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều bức xúc, vướng mắc; chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái.

- Việc phê duyệt giá đất cho các dự án phát triển nhà ở quá thấp so với giá thị trường ở cùng thời điểm là vấn đề xã hội rất phức tạp, có nhiều dự án hành vi nhạy cảm này đã vượt ra khỏi phạm vi hành chính, cần được các cơ quan điều tra, thanh tra làm rõ.

- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế… chưa được bố trí thỏa đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch, còn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định.

- Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, huỷ hoại đất.

- Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

Trong các hạn chế và yếu kém như đã nêu ở trên, có những vấn đề thực sự bức xúc cần được khẩn trương giải quyết, đó là:

- Thủ tục hành chính còn quá rườm rà, phức tạp gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất hiệu quả để phát triển kinh tế.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, chức năng còn chồng chéo, trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị.

- Phát sinh nhiều quan hệ mâu thuẫn về đất đai trong xã hội, đặc biệt chính sách tài chính về đất, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Tài nguyên đất đai bị sử dụng lãng phí, hàng hoá đất đai chưa trở thành nguồn lực tạo ra vốn đầu tư cho phát triển, tham nhũng tiêu cực trong quản lý đất đai còn phổ biến và chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

3.4.3. Nguyên nhân tồn tại

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống pháp luật đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng và còn phức tạp.

- Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp tỉnh, huyện, xã nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng.

- Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hoá gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội.

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của chính quyền địa phương.

- Có một số vướng mắc về chuyên ngành không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính quyền thành phố. (Vướng mắc ở tầm vĩ mô).

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền thành phố trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng.

- Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền thành phố chưa tốt, còn thụ động.

- Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa rõ nét, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp đột phá.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt ché. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan cấp trên.

- Kinh phí đầu tư cho sự nghiệp địa chính chưa bảo đảm cho hoạt động. - Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, một bộ phận cán bộ công chức năng lực đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thực sự đi vào cuộc sống.

- Trong quản lý thiếu những nghiên cứu phát triển, khả năng nghiên cứu, tự đổi mới và áp dụng công nghệ tin học trong quản lý đất đai của chính quyền thành phố còn ở mức thấp.

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

4.1. Định hướng nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020.

Trong những năm tới, thành phố Vinh phải trở thành một trong những đô thị phát triển của khu vực Bắc Miền Trung với những chức năng sau: (1) Là đô thị Loại I – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Nghệ An; (2) Là một trong những trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ; (3) Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Nghệ An và giao thông liên vùng nối tỉnh Nghệ An với các tỉnh thành trong khu vực; (4) Là trung tâm khoa học công nghệ của tỉnh – là địa bàn đi đầu trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ - kỹ thuật của tỉnh. Để đạt được điều này và đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, 5 năm tới Thành phố chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong đó tập trung chính là đầu tư hoàn chỉnh các tuyến giao thông huyết mạch (Công trình Đại lộ Vinh Cửa Lò, đường Ven Sông Lam, Mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A…); đầu tư các hệ thống thoát nước, hệ thống điện để phục vụ cho phát triển kinh tế; đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; xây dựng một số trung tâm thương mại; đầu tư, cải tạo và nâng cấp các chợ để phục vụ cho phát triển kinh tế. Vì vậy, từ nay đến năm 2015 là thời kỳ xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật để tập trung phát triển kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, thành phố cần phải có những định hướng và mục tiêu nhất định. Điều này cũng làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất của thành phố.

4.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vinh

Định hướng

- Phát huy tối đa tiềm năng nội lực và tranh thủ thu hút mọi nguồn lực bên ngoài, phát triển thành phố Vinh xứng với tầm vóc của một đô thị loại I. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế đô thị.

- Tăng cường hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, tiện nghi, xứng tầm thành phố trung tâm có quy mô cấp vùng trong giai đoạn tới.

- Coi trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ; đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động tay nghề cao. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển đô thị bền vững lâu dài.

Mục tiêu phát triển

Về kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%/năm thời kỳ 2011- 2015 và 12,5% thời kỳ 2016-2020; chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Về xã hội: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao đảm bảo vị trí, vai trò trung tâm văn hoá xã hội của tỉnh; hàng năm giải quyết việc làm cho 5000- 6000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,7% vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55% năm 2015 và 60% năm 2020; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-2%/năm.

Về môi trường: Từng bước áp dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế, cải thiện môi trường đô thị.

4.1.2 Dự báo biến động nhu cầu đất đai trong thời gian tới.

Sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như trên sẽ đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu đất sử dụng và kéo theo là sự điều chỉnh quy hoạch mở rộng thành phố đến năm 2020.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w