QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 46)

- Dự báo về xu hướng thách thức và cơ hội, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của

2.2.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT

dụng đất ở Việt Nam.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp lần thứ nhất năm 1946 được ban hành. Quyền sở hữu đất đai tư nhân vẫn được thừa nhận và bảo hộ.

tận dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp cứu đói. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chính sách đất đai tập trung vào phát triển sản xuất nông nghiệp, giao đất vô chủ cho người có điều kiện sử dụng, tịch thu ruộng đất thuộc quyền sở hữu của người Pháp, khuyến khích đóng thuế nông nghiệp.

Năm 1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ giai cấp địa chủ, thực hiện chính sách “người cày có ruộng” mặc dù có những sai lầm nhất định nhưng cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, ruộng đất được chia đến tay nông dân.

Cuối năm 1958, cuộc vận động thành lập tổ đổi công và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bắt đầu. Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã nông nghiệp. Một số ruộng đất thuộc đồn điền cũ hoặc đất chuyên canh được tổ chức thành các nông trường quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước. Đất rừng sản xuất được tổ chức thành các lâm trường quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước.

Năm 1959, Hiến pháp lần thứ hai được ban hành đã xác nhận 3 hình thức sở hữu đất đai : Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Sở hữu nhà nước được ưu tiên, sở hữu tập thể được bảo hộ và khuyến khích, sở hữu tư nhân bị hạn chế.

Đất nước thống nhất năm 1975, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, hiến pháp lần thứ 3 được ban hành vào năm 1980, theo hiến pháp này quyền sở hữu tập thể và quyền sở hữu tư nhân về đất đai bị xóa bỏ, toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Đồng thời vào năm 1980, sản xuất nông nghiệp trong quan hệ sản xuất hợp tác xã và nông lâm trường quốc doanh dần không hiệu quả đã thể hiện rõ rệt. Trung ương Đảng đã ban hành chính sách khoán sản phẩm đến nhóm lao động vào người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (Chỉ thị

100-CT/TW ngày 13/01/1980 của Ban bí thư Trung ương Đảng).

Vào năm 1980, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập đã đẩy mạnh việc điều tra lập bản đồ giải thửa để nắm chắc quỹ đất đai toàn quốc (Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Tư duy đổi mới được bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VI (1986) đã đưa vấn đề lương thực – thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu để đổi mới kinh tế.

Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp, khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Năm 1987, Quốc hội thông qua Luật Đất đai lần thứ nhất (gọi là luật đất đai 1987) với nội dung chủ yếu là thực hiện chính sách giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài, người không sử dụng đất phải trả lại nhà nước để giao cho người khác sử dụng, các chủ sử dụng đất chưa được chuyển quyền sử dụng đất đai, đất không có giá.

Năm 1992, Hiến pháp lần thứ tư được ban hành trong đó tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai bằng pháp luật và quy hoạch, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài.

Năm 1993, Quốc hội thông qua Luật Đất đai lần thứ hai (gọi là Luật Đất đai 1993) trong đó người sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở được thực hiện 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Đất có giá và giá đất do nhà nước quy định, từ đây như một làn gió mới thổi vào người dân được yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình đồng thời được thực hiện các quyền giao dịch trên mảnh đất của mình đã được nhà nước thừa nhận.

Năm 2003, Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 nhằm đổi mới chính sách đất đai cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 2003 định hướng tốt hơn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, tạo hiệu quả thực sự trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp dịch vụ.

2.3. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Việt Nam.

Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, trải qua các cuộc chiến tranh song sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đang trên đà phát triển. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hoá. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị tăng nhanh đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trong gần 10 năm qua, kể từ ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường từng bước, phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý hơn.

Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện ở chỗ: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất ở cấp tỉnh, huyện, xã còn chậm. Đa số cấp xã không thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của ngành. Cùng với việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công bố công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đến việc phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa phương còn có một số tồn tại như sử dụng không đúng vị trí, sai lệch diện tích được giao, sử dụng sai mục đích, tiến độ xây dựng chậm hoặc bỏ hoang không sử dụng đất hoặc chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Cơ chế tài chính về đất đai thiếu hiệu quả, thị trường bất động sản còn hoạt động tự phát, tình trạng đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao gây tác động xấu đến môi trường đầu tư.

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai nhìn chung còn yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai còn phổ biến, biểu hiện dưới nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật…Tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp dẫn đến khiếu nại tố cáo gay gắt, kéo dài có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 46)