KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 59)

- Dự báo về xu hướng thách thức và cơ hội, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của

3.1.KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thành phố Vinh nằm phía Nam tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý từ 18033'- 18041' vĩ độ Bắc, 105049'- 105057' kinh độ Đông. Có diện tích tự nhiên là 105,01km2 bao gồm 16 phường và 9 xã, nằm ở vị trí trung độ của vùng Bắc Trung bộ cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam, cách thành phố Huế 373 km và thành phố Đà Nẵng 468 km về phía Bắc. Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20 km về phía Tây, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc. Thành phố Vinh còn là đầu mối của các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện trong tỉnh, ngoại tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan. Trên địa bàn thành phố có cảng Bến Thuỷ, sân bay Vinh, gần các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng.

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc. - Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Nghi Lộc và tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Vinh nằm ở trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam. Từ Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến Vinh cũng xem như đã đến thị xã biển Cửa Lò (15 km); Kim Liên – quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 km); Tiên Điền, Nghi Xuân – quê hương của đại thi

hào Nguyễn Du (10 km) cùng với các địa danh nổi tiếng khác quanh vùng. Vị trí địa lý của thành phố là điều kiện thuận lợi trong tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới.

* Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa Sông Lam và phù sa của biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông – Nam, độ cao trung bình từ 3- 5 m so với mặt nước biển.

* Khí hậu

Thành phố Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thành phố 230C – 240C. Bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn: 74,6kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm là 1500-1700h. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1800 - 2000mm/năm. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (80% - 85% lượng mưa cả năm), mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (15% - 20% lượng mưa cả năm). Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 80% - 90%, một số ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp. Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Hàng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 – 10 và có khi đến cấp 12. Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa gồm có gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

* Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Đất nông nghiệp thành phố Vinh được chia thành 4 nhóm đất chính gồm:

- Nhóm đất cát biển:

Đất cát có diện tích 3.345 ha, chiếm 7,82% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú. Đất có thành phần cơ giới cấp hạt thô, tỷ lệ cát thường 80% - 90%, dung tích hấp thụ thấp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo. Kali tổng số trung bình ở tất cả các tầng đất, kali dễ tiêu lớp đất mặt trung bình (16,2 mg/100g đất), xuống các tầng dưới Kali dễ tiêu ở mức độ nghèo. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ vừng, dâu tằm, …

- Nhóm đất mặn

Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp vẫn bị ảnh hưởng của nguồn nước. Đất mặn có 2 nhóm đất phụ (Đất mặn trung bình và đất mặn ít) có diện tích khoảng 1.252 ha, chiếm 17,90% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hoà và một phần ở Hưng Dũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng ít chua (PHKcl > 5,0) hàm lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu CEC trung bình. Hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số tầng mặt trung bình. Hiện nay hầu hết đất mặn được trồng 2 vụ lúa, một phần diện tích đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Nhóm đất phù sa

Đất phù sa có diện tích 1.297 ha, chiếm 8,54% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Vinh Tân, phường Đông Vĩnh. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới thấp; đạm tổng số tầng mặt khá, tầng dưới nghèo; lân tổng số ở các tầng trung bình thấp, kali tổng số từ nghèo đến khá; lân và kali dễ tiêu ở mức độ nghèo. Hiện nay quỹ đất phù

sa đã được sử dụng hết để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 41 ha, chiếm 0.59% diện tích tự nhiên của thành phố phân bố ở phường Trung Đô. Đất xói mòn trơ sỏi đá có phản ứng chua, chất dinh dưỡng nghèo. Đây là loại đất xấu, cần trồng rừng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất.

b. Thuỷ văn và nguồn nước

Trên địa bàn thành phố có 2 sông chính, sông Lam, sông Cửa Tiền. Ngoài ra, thành phố còn có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú như hồ Goong, hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư vừa có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch cho thành phố vừa tạo cảnh quan đẹp. Nguồn nước ngầm của thành phố còn dồi dào và chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Tuy nhiên, do nằm ở vùng hạ lưu nên sông Cửa Tiền chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn dồn về làm mực nước sông lên cao, dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp phải bão, áp thấp nhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội.

c. Tài nguyên nhân văn

Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn thích hợp cho sự dừng chân và tụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các kết quả khai quật và nghiên cứu. Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí của Vinh ngày càng quan trọng hơn vì nó nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung đã chọn Vinh để xây dựng kinh đô mới và Vinh đã trở thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp đã sớm nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và cho xây dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả nước. Vinh cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.

d. Cảnh quan môi trường

Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của Thành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Vinh* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thành phố phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Giai đoạn 1995 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao bình quân đạt 10,3%, giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 14,1%, giai đoạn 2006 - 2010 bình quân đạt 16,1%, năm 2010 đạt 18,1%. Thu nhập (GTGT) bình quân đầu người/năm tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2005 lên 38 triệu đồng năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế của 3 nhóm ngành chính năm 2010 là: Ngành công nghiệp - xây dựng là: 19,5 %; Ngành thương mại - dịch vụ là: 16,2 %; Ngành nông - lâm - ngư nghiệp là: 9,1 %.

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Công nghiệp - xây dựng từ 37,9% năm 2005 tăng lên 40,07% năm 2010 + Dịch vụ - thương mại từ 60% năm 2005 giảm xuống còn 57,7% năm 2010 + Nông nghiệp từ 2,1% năm 2005 giảm xuống còn 1,6% năm 2010

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh năm 2005 – 2010

"Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Vinh"

* Dân số và lao động

Tổng số dân Thành phố Vinh tính đến cuối kỳ ngày 31/12/2010 là 307.957 người trong đó nam khoảng 149.758 người, chiếm 48,63% và nữ

khoảng 158.119 người, chiếm 51,37% tổng dân số với 74.780 hộ. Mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 2.932 người/km. Tuy hàng năm biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số đang có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học từ khu vực nông thôn vào thành thị), phù hợp với tỷ lệ đô thị hóa của một đô thị đang phát triển. Dân số khu vực nội thành (16 phường) là 214.554 người; dân số nông thôn là 93.403 người.

Số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi) khoảng 174.575 người, chiếm khoảng 56,7% dân số của Thành phố. Trong đó số lao động nữ 87.661 người chiếm khoảng 50,2% tổng số lao động.

* Giáo dục và y tế

Chất lượng giáo dục được duy trì, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,9%, THPT đạt 92,4%. Trên toàn thành phố có 40 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 48,1%.

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng được chăm lo. Đến nay có 23 trên tổng số 25 phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế văn hoá - xã hội (thành phố cách bãi biển Cửa Lò 15 km, khu di tích Kim Liên - Nam Đàn 12 km, vườn Quốc gia Pù Mát - huyện Con Cuông 30 km...); được phê duyệt là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

- Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế - chính trị đối với tỉnh Nghệ An, do nằm tại vị trí có điều kiện giao lưu thương mại, kinh tế với các tỉnh nằm phía Đông nam Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai nước xúc tiến xây dựng 2 hành lang kinh tế nội địa và một vành đai kinh tế ven biển bao

gồm các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây ( Trung Quốc) và 10 tỉnh ven biển của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Đồng thời nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây ngoài việc thu hút hàng hoá từ các nước trong khu vực ASEAN như CHDCND Lào, Đông bắc Thái Lan, Mianma...thông qua các cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (đường QL7), Cầu Treo (đường QL8) xuất khẩu ra các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng...Thành phố Vinh còn có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm và xuất khẩu dịch vụ tại chỗ.

- Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất từ 1 - 1,5 kg/cm2, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Quỹ đất hiện nay của Thành phố thuận lợi để phát triển đô thị, ngoài ra Thành phố còn có khả năng mở rộng liên kết với các địa phương lân cận thành vùng đô thị Vinh.

- Thành phố Vinh là đầu mối giao thông quan trọng trong mối liên hệ của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ với các vùng lân cận và với Lào, Thái Lan, bao gồm các tuyến đường trọng điểm (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường không và đường thủy), tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Thành phố Vinh có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển từ giao thông đến cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông đến hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành.

- Thành phố Vinh có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao hơn so với các địa phương khác trong khu vực. Nhìn chung thành phố Vinh và khu vực phụ cận có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ văn hoá cao và tay nghề cao. Hàng năm Thành phố được bổ sung hàng ngàn lao động trẻ, được đào tạo tốt, hăng hái, cần cù trong lao động.

- Thành phố Vinh là thị trường lớn trong vùng: Với dân số khoảng 307.957 người. Với quy mô dân số và mức thu nhập bình quân đạt 38 triệu

đồng/người/năm như hiện nay, thành phố Vinh là thị trường lớn trong khu vực. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Vinh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng (gió Lào, gió Tây Nam), bão, lụt gây nhiều cản trở đến xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đô thị hoá, công nghiệp hoá và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trung tâm vùng, chưa có những ngành mũi nhọn để tạo ra động lực cho phát triển đột phá về kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn chưa cao. Thành phố còn thiếu quy hoạch đồng bộ các ngành, lĩnh vực và quy hoạch trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2011 3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vinh năm 2011

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Vinh đến ngày 01/01/2011 là 10.501,55 ha, phân bố theo các mục đích cụ thể:

+ Đất nông nghiệp: 5274,28 ha chiếm 50,22 % diện tích đất tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 4945,25 ha chiếm 47,10 % diện tích đất tự nhiên;

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các loại đất thành phố Vinh năm 2011 "Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh"

Trong thành phần đất phi nông nghiệp có: + Đất ở: 1.409,00 ha chiếm 28,50 %

+ Đất chuyên dùng: 2.785,42 ha, chiếm 56,32 % + Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 11,26 ha, chiếm 0,23 % + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 157,62 ha, chiếm 3,18 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 581,66 ha, chiếm 11,76 % + Đất phi nông nghiệp khác: 0.29 ha, chiếm 0,01 % .

Như vậy, trong nhóm thành phần đất phi nông nghiệp, nhóm đất chuyên dùng (đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 59)