Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

Căn cứ theo hiệp định đa biên về những trở ngại kỹ thuật đối với hàng hoá trong khuôn khổ GATT, chương IV của luật các Hiệp định Thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ đã đưa ra những quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin giấy chứng nhận cho hàng nhập vào Hoa Kỳ. Tuy vậy những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện để phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng. Chế độ cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp với tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu. Vì vậy đây chính là rào cản đối với hàng dệt mayViệt Nam vào thị trường này.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VIỆT NAM

2.3.1 Rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam gồm rất nhiều loại nhiều loại

Hệ thống các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam về có bản được chia ra làm hai loại là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế. Rào cản phi thuế rất đa dạng được sử dụng một cách linh hoạt và tinh vi.

Theo thống kê, ngoài các biện pháp về thuế nhập khẩu ra, hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng 37 biện pháp quản lý nhập khẩu nhằm hạn chế hàng nhập vào

Hoa Kỳ. Trong đó có 21 biện pháp liên quan trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng dệt may và được nhóm gộp thành thành 5 loại rào cản phi thuế quan chính như đã trình bày ở phần trên.

Hoa Kỳ theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế của mình. Các mục tiêu đó là: bảo hộ ngành dệt may trong nước, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, hạn chế hàng dệt may ở các nước, bảo đảm an ninh quốc gia không cho các nước lợi dụng hoạt động nhập khẩu làm phương hại tới đất nước... Chính vì vậy cùng một lúc Hoa Kỳ phải sử dụng các rào cản khác nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể khác nhau mà khi chỉ có một số loại rào cản ít ỏi thì không đảm bảo thực hiện được.

2.3.2 Rào cản của Hoa Kỳ rất phức tạp

Trong từng hình thức rào cản của Hoa Kỳ đều thể hiện mức độ phức tạp của các quy định cũng như các tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ yêu cầu các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải tuân theo.

Đối với rào cản thứ nhất – rào cản thuế quan: thuế đối với hàng dệt may được quy định trong phần XI tử chương 50 đến chương 63, mỗi chương đều có đề mục 4 chữ số và chỉ số phụ gồm 2 hoặc 4 chữ số và số đuôi. Như vậy một mặt hàng cụ thể được xác định trong danh mục thuế gồm có từ 8 đến 10 chữ số gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xem xét thuế đối với mặt hàng xuất khẩu của mình.

Đối với các rào cản phi thuế quan nói chung đều được quy định hết sức chặt chẽ và chi tiết , đặc biệt là các rào cản liên quan tới thủ tục hành chính như thủ tục với hải quan. Ví dụ như quy định về ghi nhãn hàng hoá Hoa Kỳ có những quy định riêng đối với công việc ghi nước xuất xứ, ghi thành phần sợi và ghi hướng dẫn sử dụng. Trong quy định ghi xuất xứ lại được quy định cụ thể về việc xác định xuất xứ đối với từng chủng loại hàng dệt may khác nhau. Sau công đoạn ghi nhãn thế nào, thì công việc gắn nhãn sao cho đúng cũng phải

tuân theo quy định. Chính sự phức tạp này khiến cho nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ít lần làm sai và phải chịu phạt thậm chí là trả lại hàng nếu không sửa được.

2.3.3 Rào cản của Hoa Kỳ ở mức cao

Các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam còn ở mức cao đặc biệt là các rào cản liên quan tới kỹ thuật và các thủ tục khi nhập khẩu. Ngay cả khi doanh nghiệp đã cố gắng để đáp ứng thì Hoa Kỳ lại có các rào cản mới bổ xung khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Như thủ tục nhập khẩu hàng dệt may thông qua hải quan từ cuối năm 2005 phải thực hiện ghi mã số nhà sản xuất – MID bên cạnh các quy định cũ về hàng hoá nhập khẩu. Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ áp dụng cả theo án lệ vì vậy sẽ có rất nhiều điều doanh nghiệp cần phải chú ý cập nhật khi thấy có các vụ liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

Nhìn chung, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thủ tục hành chính và các yêu cầu liên quan tới người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái... các doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động đổi mới trang thiết bị và tăng các khoản chi phí cho các hoạt động khác có liên quan (xử lý nước thải, đào tạo cán bộ...) Những khoản chi phí cho các hoạt động như thế đang là khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy chỉ có doanh nghiệp nào đáp ứng được mới xuất khẩu được sang thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 40 - 42)