Luật bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Quyền lợi người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, của người bán hàng được quy định trong luật Magnuson – Moss Warranty Act và Luật Thương mại đồng bộ (Uniform Commercial Code – UCC) mục 382-A:2-316 và 382-A: 2-329 Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC). Mặc dù quy định về bảo vệ người tiêu dùng có khác nhau tuỳ luật từng bang nhưng nhìn chung bao gồm những điểm sau:

 Nghĩa vụ người sản xuất và người bán:

Người sản xuất và người bán hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả… Đối với những sản phẩm dệt may khi xuất vào Hoa Kỳ, phải chú ý các quy định về nhãn mác như: Luật xác định sản phẩm dệt, Luật xác định sản phẩm len (luật này sẽ được nói rõ trong phần rào cản thứ tư – quy định về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá) Luật về vải dễ cháy…

Luật về vải dễ cháy: Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là cơ quan giám sát việc thực thi luật về vải dễ cháy. Luật này nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC đề ra. Việc không tuân thủ đạo luật về vải dễ cháy có thể dẫn đến việc tịch thu hay sung công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC cũng áp dụng các hình phạt dân sự hoặc hình phạt ở mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật về vải dễ cháy.

 Quyền lợi của khách hàng:

Khách hàng có quyền không chấp nhận sản phẩm, và có quyền huỷ bỏ sau khi đã nhận hàng. Việc khách hàng chấp nhận hàng hoá xảy ra khi khách hàng đồng ý trả tiền và mang hàng ra khỏi nơi bán. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng nhận hàng và sau đó phát hiện ra rằng hàng không đáp ứng các yêu

cầu trong hợp đồng mua khách hàng có quyền huỷ bỏ nhận hàng và yêu cầu bồi hoàn toàn bộ chi phí.

Theo quy định, khách hàng có quyền huỷ bỏ việc nhận hàng trong những trường hợp sau:

 Khách hàng đồng ý mua hàng trước khi phát hiện ra lỗi đối với hàng . Lỗi này không rõ rệt và khó phát hiện, và người bán cam đoan rằng hàng bán không có lỗi. Hoặc,

 Khách hàng chấp nhận mua hàng mặc dù biết rằng hàng có lỗi và cho rằng lỗi đó hoàn toàn có thể sửa được nhưng trên thực tế không sửa được.

2.2.4 Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá hàng hoá

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 25 - 26)