Các quy định liên quan tới bản quyền nhãn hiệu thương mạ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ là không bắt buộc. Thương hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn. Người có quyền đăng ký nhãn hiệu thương mại với PTO ( cơ quan cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ) là người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên trong thương mại, hoặc là người đầu tiên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu thương mại với PTO nếu không do một luật sư tại Hoa Kỳ làm đại diện thì phải chỉ định một người Hoa Kỳ làm đại diện. Nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị PTO huỷ bất cứ lúc nào nếu có bằng chứng là nhãn hiệu đó không được sử dụng trên thực tế. Thời gian chờ đợi để đăng ký nhãn hiệu trung bình là 16,3 tháng.

Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty Hoa Kỳ hoặc quốc gia khác sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi có hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ, đã nộp cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo các quy định hiện hành (19 CFR 133.1 – 133.7). Hải quan Hoa Kỳ cũng có những biện pháp tương tự để chống lại những chuyến hàng không được phép nhập mang các tên hiệu có hồ sơ lưu giữ tại cơ quan hải quan theo quy định hiện hành (19 CFR phần 133, mục B).

Đạo luật nhãn hiệu quy định rằng mọi hàng dệt may nhập vào Hoa Kỳ mang một tên hoặc nhãn bị cấm bởi luật nhãn hiệu sẽ bị tịch thu và không hoàn trả. Tuy nhiên nếu có đơn của nhà nhập khẩu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, giám đốc thuế quan có thể giải toả món hàng với điều kiện tháo dỡ hoặc xoá đi các dấu hiệu bị cấm, hoặc hàng được đánh dấu lại cho phù hợp.

Theo luật sửa đổi về bản quyền nhãn hiệu (Copyright Revision Act), phần 602a của Hoa Kỳ, hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ, tuy nhiên các hàng hoá này có thể được trả lại cho nước xuất khẩu

nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan Hải quan là hàng không cố tình vi phạm.

2.2.5 Rào cản thứ năm: Các biện pháp thương mại tạm thời

Vấn đề bán phá giá, trợ giá và các biện pháp chống trợ giá của Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi luật thuế 1930 và năm 1995, được sửa đổi thành luật hiệp định vòng đàm phán Urugoay (URAA) khi kết thúc vòng đàm phán Urugoay/ GATT.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 33 - 34)