Khi nói về đất nước các nhà nho xưa thường có những lúng túng do họ còn bị câu nệ bởi những quan niệm cũ, quan niệm "Xã tắc" siêu hình. Phan Bội Châu tuy còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đã biết phá bỏ những cái lạc hậu. Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Ðó là :
"Nay ta hát một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta Trang nghiêm bốn mặt sơn hà Ông cha để lại cho ta lọ vàng Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa Biết bao công của người xưa Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm"
(Ái quốc ca)
+ Lòng căm thù giặc :
Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha, Phan Bội Châu đã ý thức được trách nhiệm đối với tổ quốc. Ông căm thù những kẻ giày xéo quê hương làng mạc. Ông đã chỉ ra cho mọi người thấy kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước và lòng căm thù của ông cũng hướng vào hai đối tượng này. Ghét Pháp, ông ghét tất cả những gì có liên quan đến chúng, kể cả những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch). Ông cương
quyết không chấp nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, ông đã mỉa mai, chỉ trích sự có mặt
một cách vô lý của thực dân Pháp trên đất nước ta (Tu hú tranh tổ cà cưỡng).
Ðối với bọn tay sai bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt ông, bọn quan lại là những kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn sàng khom lưng quì gối trước kẻ thù.
+ Vạch trần tội ác của kẻ thù :
Dùng văn học làm vũ khí để vạch trần tội ác của thực dân Pháp, dòng văn học yêu nước chống Pháp đã xem đó là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng đến thơ văn Phan Bội Châu thì bộ mặt của tên thực dân cướp nước mới được nhận thức cụ thể. Ông đã nói đến chính sách thuế khóa nặng nề, ông chỉ rõ sự thâm độc của chính sách khai thác thuộc địa và ông cũng cho mọi người thấy được sự thật của vấn đề khai hoá. Ông báo trước cho mọi người thấy rồi đây nước ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu, dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ diệt chủng. Mặc dù lời lẽ phân tích của ông chưa sâu sắc nhưng qua tác phẩm người đọc cũng cảm thấy rùn mình, khiếp sợ trước kẻ thù nguy hiểm của dân tộc.
+ Tình yêu nước của Phan Bội Châu còn được thể hiện qua nỗi xót xa, sự thông cảm đối với người dân nghèo khổ. Ông vô cùng đau xót trước cảnh đói rét lầm than của người dân vô tội. Ông rất thông cảm cho kiếp đời nô lệ của những người dân mất nước phải sống cuộc đời lam lũ giành giật từng miếng cơm, manh áo. Hình ảnh những anh phu xe dưới trời mưa bão, gò lưng kéo chiếc xe nặng chở một tên thực dân béo mập, hay những đứa bé bán bánh vào đêm mưa đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông (Phu xe than trời mưa, Ðêm mưa thương người bán bánh rao)
+ Phan Bội Châu không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn còn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương :
"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
(Bài ca chúc tết thanh niên)
Lòng yêu nước của Phan Bội Châu sâu sắc, giàu sức chiến đấu nhưng bước vào giai đoạn mới của cách mạng những lời kêu gọi của ông không đi vào quần chúng với sức mạnh bão táp như xưa. Thời đại đã tiến lên phía trước và nội dung thơ văn ông không theo kịp. Ông không giải đáp được những vấn đề mà quần chúng đã bắt đầu quan tâm, đòi hỏi