Phan Bội Châu đã cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm,

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 1 (Trang 42)

- Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ :

6. Phan Bội Châu đã cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm,

nhưng lối sáng tác cũ còn ảnh hưởng không nhỏ đối với ông.

IV.- KẾT LUẬN

- Về mặt nội dung, sáng tác của Phan Bội Châu đã thể hiện được nhiều vấn đề mới, có đóng góp đáng kể cho tiến trình hiện đại hoá văn chương Việt Nam.

- Về nghệ thuật, Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật văn chương của nhà nho, những đổi mới đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại.

Chương 3 TẢN ÐÀ

I.- CU ỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TẢN ĐÀ

1. Cuộc đời :

Tản Ðà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ngày 08 tháng 5 năm 1888, ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.

Ông xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi phong kiến quí tộc. Cha là Nguyễn Danh Kế, từng làm quan đến Án sát, Ngự sử, Anh cả là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm Ðốc học, sau tham gia ban Tu thư, làm Hiệu trưởng trường Qui Thức, là những tổ chức do Pháp lập ra để đối phó vào phong trào Ðông Kinh nghĩa thục. Mẹ ông là một cô đào hát có tài có sắc, lấy lẽ Nguyễn Danh Kế lúc ông làm Tri phủ Lý Nhân. Từ lúc nhỏ Nguyễn Khắc Hiếu đã theo cha và anh sống ở những nơi họ làm việc, ở Nam Ðịnh, Sơn Tây, Vĩnh Yên.

Tản Ðà từng theo học chữ nho. Ông cũng là một trong những học trò đầu tiên của trường Qui Thức. Ông đi thi mãi nhưng không đỗ đạt gì cả.

Ông là một nhà nho rờii nông thôn ra thành thị. Cuộc sống thành thị lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và thái độ trước cuộc sống hiện tại của ông.

Ông là người đầu tiên đã mạnh dạn bước vào một nghề mới: Nghề viết văn, xem việc sáng tác như một cách kiếm sống "Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng". Ông từng tham gia vào

hoạt động báo chí: làm chủ bút cho tờ Hữu Thanh, thành lập tờ An Nam tạp chí. Tản Ðà mất

ngày 07 tháng 6 năm 1939 ở Ngã Tư Sở trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu.

2. Sự nghiệp sáng tác :

Tản Ðà bắt đầu sáng tác từ năm 1913. Ðến năm 1915 ông mới bắt đầu công bố tác phẩm của mình trên tờ Ðông Dương tạp chí"

Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại :

- Tác phẩm phiên dịch : Ðại học, Ðàn bà Tàu, Kinh thi, Liêu trai chí dị. - Tác phẩm luận thuyết : Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ, Ðài gương. - Thơ : Lên sáu, lên tám, Khối tình con I, II

- Tiểu thuyết và truyện ngắn : Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thề non nước,

Trần ai tri kỷ, Kiếp phong trần.

- Kịch : Thần tiền.

Lúc sinh thời Tản Ðà rất tự hào về văn xuôi của mình, ông từng nói : "Văn đã nhiều thay

lại lắm lối. Thế nhưng độc giả, những người nghiên cứu lại đánh giá cao những tác phẩm thơ của

ông.

II.- N ỘI DUNG VĂN THƠ CỦA TẢN ĐÀ:

1. Tinh thần dân tộc trong thơ văn Tản Ðà :

Tản Ðà là một nhà nho đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở ông vẫn tiềm tàng một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Tản Ðà không nâng lòng yêu nước của mình tới mức độ có thể xông vào chiến trận, cùng đồng bào cả nước đánh đuổi kẻ thù xâm lược nhưng Tản Ðà luôn có ý thức lo đời và mong muốn được giúp đời. Tản Ðà thường thắc mắc và cảm thấy lo âu trước tình trạng lạc hậu đáng sơû về kinh tế, xã hội của đất nước.

"Tính năm sinh đã 4000 nghìn dư Bước tiến hóa lừ đừ sau mọi kẻ".

(Bài hát chúc báo sống)

Ông rất đau xót khi nhận ra sự suy tàn của Hán học, lo lắng cho đạo đức thánh hiền sẽ có ngày đi đến chỗ bị tiêu vong (Hủ nho lo việc đời). Trước thực trạng của đất nước, Tản Ðà cất lời than não nuột :

"Giời chưa mở mắt biết mai sau thế nào

Bây giờ đất thấp mà giời cao !"

(Sẩm chợ)

Ông luôn tiếc nuối quá khứ vàng son của dân tộc. Bài "Con quốc và con chẫu chuộc" đã

thể hiện điều này :

"Bờ ao trên bụi có con quốc Ở dưới lại có con chẫu chuộc

Hai con cùng ở cùng hay kêu Một con kêu thảm một con kêu nhuốc

Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa Quốc kêu đau lòng thương xuân qua

Cùng một bờ ao, một bụi rậm Phong cảnh không khác tình khác xa".

Ông nhớ về những chiến công hiển hách của tổ tiên

"Ôi ! Lý Trần Lê đâu mất cả Mà thấy hươu nai đứng đỉnh chơi".

(Chơi trại hàng hoa)

Có những lúc ông còn công nhiên ca ngợi những người anh hùng dân tộc đương thời (viếng Ðình Công Tráng). Ông đã tỏ rõ thái độ căm thù đối với những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc. Ông từng làm thơ mỉa mai Hoàng Cao Khải.

"Hoạ mi, ai vẽ nên mi ?

Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay Ai đưa mi đến chốn này ? Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi

Lồng son cửa đỏ thảnh thơi Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi

Nghĩ cho mi cũng gặp thì Rừng xanh mi có tiếc gì nữa không".

(Chim hoạ mi trong lồng)

Ông châm biếm những kẻ theo giặc :

"Anh tiếc cho em phận gái má đào

Tham đồng bạc trắng mà gán mình cho chú Tây đen"

(Cô Tây đen)

Với ý thức lo đời và mong muốn đóng góp cho đời Tản Ðà luôn đi tìm giải pháp cứu nước. Ðể thực hiện được việc lớn Tản Ðà đã đi tìm người đồng chí cùng với mình gánh vác trọng trách đối với non sông nhưng tìm mãi mà không thấy.

"Chung quanh những đá cùng cây

Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm"

(Vô đề)

Trước hoàn cảnh hiện tại của đất nước, Tản Ðà nhận thấy cần phải có sức mạnh của đoàn kết mới có thể xoay trở được tình thế, cho nên ông đã cất lời kêu gọi.

"Lúc thủy tai, này ai ơi ! Quý tiếc thương yêu lấy giống nòi

Con cháu rồng tiên khi đã bỉ Ðừng nên rẻ rúng bỏ nhau hoài !"

Tản Ðà đã đưa ra chủ trương cứu nước bằng con đường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông rất tin vào giải pháp này. Trong bài viết "Một cuộc đấu tranh của người An Nam sẽ

khởi đầu từ năm Ðinh Mão" đã thể hiện rõ nhiệt tình và sự tin tưởng của ông: "Hỡi quốc dân

An Nam, nước An Nam từ năm Ðinh Mão này trở về trước, cái hay cái dở có chép ở sử sách,

chúng ta đều đã biết, nước An Nam từ năm Ðinh Mão trở về sau, chúng ta chưa biết ra sao vậy. Cái vận mạng của nước ta sau này hay dở hoặc nhiên có tiền định, thế nào chúng ta cũng phải hết sức tiến thủ, tức như trong nhà có bố mẹ ốm không thể tính số vận, mà kiếm thuốc là cần". Phương thuốc mà Tản Ðà nói ở chính là phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến, là phát triển kinh tế

tư bản chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, Tản Ðà còn đưa ra thuyết thiên lương với mục đích cứu đời: Ông cho rằng xã hội loạn lạc, nền đạo đức phong kiến bị suy thoái là bởi thiên lương của con người đã bị đánh mất. Ông tự nhận là người được trời sai xuống trần gian, mang thiên lương đến nhân loại nhằm cứu nguy cho xã hội.

"Trời rằng không phải là trời đày Trời định sai con một việc này

Là việc thiên lương của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay"

Tản Ðà không nâng lòng yêu nước của mình tới mức độ có thể xông vào cuộc đấu tranh cho đất nước nhưng Tản Ðà cũng tỏ ra có một nỗi lo lắng muốn giúp ích cho đời, mặc dù nỗi lo lắng đó không đi đến đâu, thậm chí còn đầy mâu thuẫn. Nỗi lo lắng của Tản Ðà thể hiện ở ý thức muốn muốn đem tài văn chương của mình ra giúp đời, muốn làm cho văn chương của mình "Có bóng mây hơi nước đến dân xã" (Giấc mộng con I). Tờ An Nam tạp chí ra đời cũng để thực hiện chí hướng ấy. Vốn là đồ đệ của Khổng, Mạnh, Tản Ðà muốn dùng đạo đức phong kiến cứu vãn xã hội đang trụy lạc trước mắt. Vì thế ông đã viết Ðài gương, dịch Ðài gương truyện, viết lên sáu, lên tám, nhằm củng cố trật tự gia đình để đi đến củng cố trật tự xã hội.

Tản Ðà là một người có chí hướng, hoài bão lớn, nhưng hoàn toàn bất lực. Tất cả những giải pháp của ông đều không đưa đến kết quả tốt đẹp. Cuối cùng ông chỉ còn có thể tưởng tượng về một xã hội lý tưởng. "Cõi đời mới" của Tản Ðà trong "Giấc mộng con II" không có chợ búa, không có tiền bạc, cảnh sống rất vui, "Không có sự thiên tai, không có sự địa biến, không có sự

trộm cướp, không có sự án tù, không có sự kiện cáo, không có sự buôn danh bán lợi không có câu thế thái nhân tình. Ngoài sự lo ăn lo dùng, chỉ chuyên ý suy cầu nhẽ tiến hóa". Ðây là một bằng chứng Tản Ðà là một người luôn ôm ấp trong lòng giấc mơ tốt đẹp về cuộc đời, cũng có

thể xem đó là một nét lãng mạn tích cực.

Nhìn chung, Tản Ðà có một tinh thần dân tộc cao, được thể hiện ở lòng yêu nước, nỗi lo đời của ông. Có điều những tình cảm ấy còn mang tính chung chung, mơ hồ. Hơn nữa, Tản Ðà cũng không dám nói thẳng mà Tản Ðà thường phải ngụy trang bằng nhiều hình thức khác nhau, khi nói về tấm lòng của mình đối với quê hương đất nước. Tản Ðà cũng là một người có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng, lòng yêu nước của ông thể hiện chưa thật rõ ràng và nhất quán.

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w