Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 42 - 43)

III/ Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu mạnh và bền vững

2) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tên tuổi và dấu ấn của các thương hiệu hàng hoá sản phẩm cần phải được tồn tại và chiếm một vị trí trong tiềm thức người tiêu dùng. Để được người tiêu dùng chấp nhận, trước hết sản phẩm phải đem lại cho đối tượng người tiêu dùng cảm giác là “thật” và “đáng tin cậy”. Người nào hiểu rõ nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng của mình và có những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phù hợp tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra được sự tin cậy từ phía khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.

Một trong những tác động trực tiếp của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các NHTM trong nước đó chính là quan niệm về dịch vụ ngân hàng. Theo quy định của Luật các TCTD 1997 (sửa đổi 2004), hoạt động ngân hàng được hiểu là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Trong khi đó, các cam kết quốc tế về những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bao gồm:

Æ Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng

Æ Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố

thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại

Æ Thuê mua tài chính

Æ Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và

thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng

Æ Bảo lãnh cam kết

Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây:

Æ Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); Æ Ngoại hối;

Æ Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sảm phẩm như hợp đồng hoán đổi,

hợp đồng kỳ hạn;

Æ Vàng nén.

Ç Môi giới tiền tệ

Ç Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác;

Ç Các dịch vụ thanh toán bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác;

Ç Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác

Ç Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ (a) đến (k), kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp.

3) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng giờ đây không còn là định hướng mà đã trở nên khá rõ ràng với những sản phẩm phục vụ trực tiếp tới các đối tượng dân cư. Xu hướng này hứa hẹn năm 2005 nhiều sản phẩm mới sẽ được các ngân hàng tung ra.

Trong bối cảnh giá cả hàng hoá tăng mạnh và Ngân hàng Nhà nước áp dụng một số biện pháp nhằm giảm lượng tiền lưu thông, chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm huy động tiết kiệm mới trên thị trường.

Những giải pháp đề cập dưới đây chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu như hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đa dạng kênh phân phối hiệu quả, cải tiến hoạt động tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w