- Căn cứ vào tính pháp lý (các quy định của pháp luật) hợp đồng bảo hiểm gồm hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc.
6 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
sống toàn xã hội. Khi tham gia bảo hiểm cùng Bảo Việt, bạn đó gúp phần nâng cơ sở vật chất của hạ tầng xã hội, tạo lập ý thức phòng ngừa rủi ro. Và cao hơn hết, các bạn đang góp phần cùng Bảo Việt xây đắp một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ổn định và hạnh phúc cho đất nước và chính bản thân mình.
4.2.1.2 Đặc thù bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm cho tuổi thọ con người. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm mà sự kiện bảo hiểm có liên quan đến việc sống hoặc chết của người được bảo hiểm. Mặc dù đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là con người, nhưng so với các loại hình bảo hiểm con người khác, nó có một số điểm đặc thù sau :
Thứ nhất, sự kiện bảo hiểm liên quan đến việc sống hoặc chết của người được bảo hiểm
do bất kỳ nguyên nhân gì trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điều 39 luật KDBH. Đặc điểm này khác với bảo hiểm phi nhân thọ ở chỗ khi có sự kiện bảo hiểm bao giờ cũng là những rủi ro khách quan và đem lại hậu quả xấu cho người được bảo hiểm. Còn trong bảo hiểm nhân thọ không hẳn là như vậy.
Thứ hai, Bảo hiểm nhân thọ là một hình thức kết hợp giữa bảo hiểm với tiết kiệm. Tính
chất bảo hiểm thể hiện ở chỗ, trong thời gian bảo hiểm nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Tính chất tiết kiệm trong bảo hiểm nhân thọ thể hiện ở chỗ, Người mua bảo hiểm thực hiện việc đóng phí đều đặn theo định kỳ và ngươì thụ hưởng bảo hiểm sẽ nhận được toàn bộ số tiền bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả vào thời điểm kết thúc hợp đồng trong trường hợp không có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì thế, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bên tham gia bảo hiểm có chương trình tiết kiệm thường xuyên và có tính kỷ luật. Còn nếu người mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm trên 2 năm và không có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng. Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ còn được coi là một hình thức đầu tư, điều này thể hiện ở chỗ: Hàng năm nếu doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư có lãi thì bên mua bảo hiểm được chia một phần tiền lãi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Chính vì vậy, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng song vụ và có tính đền bù.
Câu hỏi 2 : Lãi chia thêm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Khi tính phí bảo hiểm nhân thọ, Công ty bảo hiểm đã áp dụng một tỷ lệ lãi suất nhất định cho mỗi sản phẩm. Lãi suất này được gọi là lãi suất kỹ thuật (lãi suất cam kết của Công ty bảo hiểm với khách hàng) và lãi chia thêm.
Lãi cam kết của Công ty bảo hiểm với khách hàng. Lãi này trong các hợp đồng của Bảo Việt đều đã được Bộ Tài Chính phê chuẩn, và sẽ thay đổi khác nhau đối với các sản phẩm khác nhau, chủ yếu, nguyên nhân thay đổi lãi kỹ thuật của sản phẩm khác nhau là thời hạn bảo hiểm khác nhau, theo nguyên tắc: “sản phẩm nào thời hạn càng dài, thì lãi suất kỹ thuật tính phí càng nhỏ” vì trong thời hạn càng dài, Công ty bảo hiểm càng phải đối phó với những biến động đầu tư trên thị trường lớn hơn so với những hợp đồng có thời gian ngắn.
Lãi chia thêm, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, Bảo Việt quy định, trong trường hợp mà hoạt động đầu tư của Bảo Việt thực hiện cao hơn so với dự kiến khi tính phí, thì Bảo Việt sẽ chia thêm phần lãi cho khách hàng thông qua quy định gọi là chia lãi trong hợp đồng. Nếu Công ty đầu tư không đạt lãi suất như đã cam kết, Công ty phải bù lỗ để đảm bảo các
quyền lợi của khách hàng theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi kết quả đầu tư của Công ty đạt cao hơn mức đã cam kết, Công ty bảo hiểm sẽ chia thêm cho khách hàng một phần số lãi cao hơn đó. Số chia thêm này được gọi là lãi chia.
Do lãi chia hàng năm phụ thuộc vào kết quả đầu tư thực tế của Công ty bảo hiểm trong từng năm, vì vậy không thể xác định trước số lãi chia cho các hợp đồng khi chưa có số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty trong năm.
Các hợp đồng thuộc các loại hình bảo hiểm khác nhau có mức lãi suất kỹ thuật khác nhau. Thêm vào đó, do dự phòng phí của các hợp đồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, do vậy lãi chia của các hợp đồng cũng sẽ rất khác nhau, không thể chỉ căn cứ vào số phí đóng và mức lãi suất để so sánh.
Thứ ba, Xuất phát từ tính chất và mục đích của bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm kết hợp
với tiết kiệm dài hạn để thực hiện một mục đích trong tương lai, cho nên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn dài (Từ 5 năm trở lên).
Thứ tư, Do thời hạn bảo hiểm dài, mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
thu được thường rất lớn và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng cả trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm và cả khi hết hạn hợp đồng. Vì thế, để bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, Pháp luật có quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời pháp luật còn có những quy định khác biệt về mức vốn điều lệ, về việc trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm và hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ so với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Thứ năm, Trong chế độ bảo hiểm nhân thọ thì độ tuổi của người được bảo hiểm là một
yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro bảo hiểm và là một trong những cơ sở chủ yếu để tính mức phí bảo hiểm. Do vậy, một trong những nghĩa vụ quan trọng của bên mua bảo hiểm là phải thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm. Pháp luật quy định “Nếu bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan cho bên mua bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ 2 năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm; Nếu thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhằm làm giảm số phí bảo hiểm đã đóng thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền : Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng; hoặc là giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng. Nếu trường hợp ngược lại,bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng”7.
Thứ sáu , Về việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo
hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận. Nếu phí bảo hiểm đã đóng một lần hoặc một số lần nhưng không thể đóng được các khoản phí tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng, Bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời hạn đóng phí dưới hai năm, nếu đã đóng phí bảo hiểm trên 2 năm mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn hai năm kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Thứ bảy,Về việc trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm hoặc khi đến hạn hợp đồng bảo hiểm theo phương thức mà các bên thoả thuận trong hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp dưới đây ;
-Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 năm kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực ;
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
-Người được bảo hiểm chết hoặc thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng.
Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan, Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Thứ tám,do nhu cầu, mục đích tham gia bảo hiểm hiểm của người mua bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng, để đáp ứng yêu cầu đó, trong chế độ bảo hiểm nhân thọ có nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau người mua bảo hiểm có thể lựa chọn như : Bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ …..
* Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Câu hỏi 3 : Sản phẩm bảo hiểm An Sinh Giáo Dục của bảo việt nhân thọ
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính bảo hiểm. Trong đó sản phẩm An Sinh Giáo Dục có nhiều điểm lợi so với các sản phẩm khác ở chỗ: Bảo hiểm trong cả hai trường hợp - Khi không may người Được bảo hiểm (Đứa trẻ) hoặc người Tham gia bảo hiểm (Bố, mẹ đứa trẻ) gặp rủi ro. Các sản phẩm khác chỉ bảo hiểm cho người Được bảo hiểm.