Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 93)

Từ những phân tích và kết luận về quan niệm của sinh viên về vai trò giới về một số vấn đề cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về vấn đề này, giúp các em có thể tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho mình và xã hội một cách tốt hơn.

1.Đối với nhà trường đại học

Cần có một chương trình gồm cả giáo dục nhân cách và giáo dục giới tính trong nhà trường đại học thông qua các khoá học ngoại khoá. Chương trình này sẽ giúp các em sự hiểu biết sâu rộng và vững vàng hơn trong thời kỳ biến động lứa tuổi và chuẩn mực giá trị mà hơn thế phải trang bị cho các em những hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của cả hai giới kiến thức về tình dục, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thông qua các dịch vụ tư vấn để phản ánh chính xác nhu cầu của sinh viên đối với vấn đề sức khoẻ sinh sản. Tư vấn không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, làm tăng khả năng giải quyết các mâu thuẫn, hiểu được tình cảm

của sinh viên giúp họ có những quyết định của mình về vấn đề này mà còn là sự tiếp cận sinh viên trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng giữa cán bộ tư vấn với sinh viên, giúp họ có thể thảo luận về những vấn để mà họ quan tâm.

Giáo dục bổ sung kiến thức về sức khoẻ sinh sản cần kế hợp với giáo dục về giá trị của tình yêu, hôn nhân, gia đình, giáo dục về ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. Đồng thời với giáo dục sức khoẻ sinh sản và tư vấn cho sinh viên là các dịch vụ sức khoẻ bao gồm cung cấp các biện pháp tránh thai, chẩn đoán và trị liệu các bệnh lây truyền quan đường tình dục, cung cấp các thông tin về sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên.

Cần có chiến lược xây dựng về truyền thông sâu rộng với nhiều hình thức khác nhau về sức khoẻ sinh sản sinh viên, huy động tối đa sức mạnh cộng đồng nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho họ.

Ban giám hiệu cần có thái độ ủng hộ, tạo điều kiện cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục về CSSKSS cho sinh viên.

Những nơi có đông sinh viên nên có trung tâm tư vấn về sức khoẻ sinh sản. Nên có câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản trong trường đại học, đối tượng mở rộng cho cả nam sinh viên và lôi kéo nam sinh viên vào các hoạt động chung về sức khoẻ sinh sản. Nội dung sinh hoạt bao gồm cả tình dục và phòng tránh thai.

Có thể phổ biến kiến thức cho một nhóm sinh viên nòng cốt, hoạt động của nhóm này chính là tuyên truyền và nguồn cung cấp thông tin về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho các bạn của mình cùng trường lớp.

2.Đối với nam nữ sinh viên

Cần chủ động và tích cực tiếp cận các thông tin khoa học về đời sống, sinh hoạt đặc biệt là sức khoẻ sinh sản.

Cần có tinh thần trách nhiệm và thái độ lành mạnh đối với chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bản thân và của người khác.

Cần vận dụng các tri thức khoa học để thay đổi hành vi chăm sóc SKSS và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực pháp luật, văn hoá …

3.Đối với gia đình và xã hội

Người lớn không nên né tránh vấn đề tế nhị về sức khoẻ sinh sản, bố mẹ và người thân phải là nơi sinh viên có thể tâm sự, chia sẻ và đồng thời cũng phải tư vấn giải đáp thắc mắc và tăng cường kiến thức về sức khoẻ sinh sản và những vấn đề có liên quan đến sức khoẻ sinh sản.

Bố mẹ nên quan tâm trao đổi với con cái những vấn đề về tình dục và phòng tránh thai.

Tài liệu tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ sinh sản và các vấn đề liên quan cần phải bao gồm các giá trị truyền thống. Tài liệu cho sinh viên đặc biệt là sinh viên nam cần nêu rõ nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS và cần nhấn mạnh gái mại dâm chính là nguồn lây truyền.

Các phương tiện thông tin đại chúng nên có những chương trình riêng cho thanh niên, nội dung cần sâu hơn.

Muốn giúp sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung có cuộc sống tốt hơn, an toàn và khoẻ mạnh gia đình và xã hội cần phải biết hộ đã hiểu biết gì về tình dục và những vấn đề liên quan. Đặc biệt chúng cũng cần phải tìm hiểu về hành vi tình dục của họ, kiến thức về phòng tránh thai như thế nào để từ đó có thể đưa ra nội dung và phương thức truyền thông thích hợp, nâng cao kiến thức về sức khoẻ sinh sản cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng để họ có thể tự bảo vệ được mình.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Bộ văn hoá, thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện gia đình và

giới: Kết quả

điều tra gia đình việt nam năm 2006- Hà Nội tháng 6 năm 2008.

2. Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân và Nguyễn Phương Thảo. Gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên.NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 2003.

3. PTS. Vũ Quý Nhân và TS Lynellyn D. Long. Chất lượng chăm sóc, giới và sức khoẻ sinh sản.(Một số bài viết chọn lọc). Hà Nội 1998.

4.CácWebside:Vietnamnet,

nExpress.net,Tamlyhoc.net,tintucvietnam.com.

5. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới quyển 17 số 3,2007

6. Nguyễn Thuý Quỳnh – Trường Đại học Y tế cộng đồng. Mô tả hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai của nam nữ sinh viên tuổi 17- 24 chưa lập gia đình tại một Trường Đại học, Hà Nội – Năm 2001”.

7. Nguyễn Quý Thanh.Bước đầu nghiên cứu về hành vi nạo thai ngoài hôn nhân. Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội học. Hà Nội, 1995.

8. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số 6 – 2007. Đặng Bích Thuỷ, Các yếu tố tác động đến sức khoẻ vị thành niên.

9. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số 5-2007. Lê Ngọc Lân, Vai trò giới trong nhận thức và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

10. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 3 – 2007. Đặng Nguyên Anh, Những chiều cạnh cơ bản của phát triển thanh niên trong thời kỳ đổi mới.

11. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số 1 – 2007. Nguyễn Hồng Thái, Vai trò của các tổ chức, thiết chế xã hội trong giáo dục trước hôn nhân.

12. Hoàng Bá Thịnh. Một số nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam sau Hội Nghị Cai rô. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -1999.

13. Sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên, tài liệu thử nghiệm: Dự án VIE/97/P12.

14. Đoàn Kim Thắng. Kiến thức, thái độ và hành vi trẻ em vị thành niên về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản. Viện xã hội học. Hà nội 1999.

15. Trường đại học Y Hà nội. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên – Dự án Việt nam – Hà Lan. Hà nội, 1998.

16. TS Nguyễn Thị Kim Hoa. Quan điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hà nội 2004.

17. Kết quả hội thảo: Sinh viên với kiến thức, kỹ năng sống về sức khoẻ sinh sản, sinh viên 4 trường đại học.

18.Tony Bilton và các tác giả, Nhập môn xã hội học, NXB Khoa học xã hội , 1993.

19. Khuất Thu Hồng, Nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam những điều đã biết và chưa biết, Hội đồng dân số, Hà Nội, 1998.

20. Nguyễn Minh Thắng, Báo cáo nghiên cứu đánh giá chiến dịch truyền thông sức khoẻ sinh sản vị thành niên lần thứ nhất, Báo cáo khoa học, Hà Nội 10/1998.

21. Lê Thị Nhâm Tuyết, Vấn đề nạo thai vị thành niên – Tìm giải pháp cho một hiện trạng xã hội, Báo cáo khoa học, Hà Nội, 1995.

22. Báo cáo nghiên cứu vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam. Hội đồng dân số, 2000.

23. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt nam năm 2003 do Bộ y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài

chính của Tổ chức y tế thế giới ( WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF)

24. Nguyễn Khắc Viện ( chủ biên), từ điển xã hội học Nxb thế giới, Hà Nội 1994.

25. Phạm Thị Minh Đức, Đại học Y Hà Nội, Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, báo cáo tại Hội thảo: Vị thành niên: sức khoẻ và phát triển. Do WHO và viện xã hội học tổ chức, Hà Nội, 12/9/2002.

27. Ngân hàng Thế giới: Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói. Nxb Văn hoá - thông tin 2001.

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)