Từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 74)

Từ truyền thống đến hiện đại, gia đình luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục trước hôn nhân. Hầu hết mỗi con người đều trưởng thành từ một gia đình. Truyền thống gia đình có ảnh hưởng quyết định đến nhân cách con người. Lối sống, cách ứng xử của cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái noi theo và được thấm dần từ khi con người bắt đầu biết nhận thức. Đây chính là đặc tính liên tục và biến đổi của gia đình. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là môi trường giáo dục đặc biết. Tại đây, cả chủ thể giáo dục ( cha mẹ, ông bà …) cả đối tượng được giáo dục ( thanh niên) cùng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống: học tập, ăn ở, lao động sản xuất, vui chơi, giải trí…trong một không gian xã hội đặc thù – gia đình. Nơi mà giữa chủ thể giáo dục và đối tượng tiếp nhận không chỉ có mối liên hệ sinh học huyết thống mà còn có liên hệ xã hội cha truyền con nối, nơi mà, các quan hệ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là ràng buộc bổn phận của mỗi con người và giáo dục vừa là tất yếu vừa là chức năng xã hội của gia đình.

Trong đề tài nghiên cứu : “ Điều tra,khảo sát giáo dục trước hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Thực trạng nhu cầu nội dung và định hướng giải pháp” do viện Xã hội học, phối hợp Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em thực hiện năm 2005. Cho thấy, nhóm thanh niên chưa kết hôn đánh giá rất cao vai trò giáo dục của gia đình và các chủ thể truyền thống. Trả lời về những kiến thức kỹ năng của giáo dục trước hôn nhân có thể học hỏi từ đâu, kết quả cho thấy nguồn có sự lựa chọn cao nhất là các chủ thể truyền thống với 85,8% học từ ông bà cha mẹ, 63,5% tự học từ trong cuộc sống …

Trong những năm vừa qua, cùng với sự vận hành của nền kinh tế thị trường là những biến đổi nhanh chóng của xã hội và những ảnh hưởng thiếu chọn lọc của văn hoá ngoại lai xâm nhập đã làm thay đổi trong nhận thức, hành vi và niềm tin vào các giá trị xã hội ở một bộ phận thanh thiếu niên.

Trong đó những biểu hiện lệch lạc về nhận thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản đang đặt ra những yêu cầu mới trong giáo dục SKSS, cả trong gia đình và ngoài xã hội.

Hành vi tính dục là sự khởi đầu của quá trình sinh sản, dó đó SKSS có thể bị ảnh hưởng có hại khi thanh thiếu niên không được cung cấp những thông tin cần thiết về sinh lý sinh sản, về thái độ đúng đắn với tính dục và mối quan hệ có trách nhiệm giữa nam và nữ. Hành vi xã hội của sinh viên được hình thành trong môi trường gia đình, trường học và trong các mối quan hệ xã hội. Việc khích lệ sinh viên nói riêng và thanh thiếu niên hiện nay nói chung có trách nhiệm với chính sức khoẻ của mình đòi hỏi phải có một chương trình giáo dục toàn diện

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản, nó có vai trò và chức năng quan trọng trong việc giáo dục cá nhân trên tất cả mọi mặt của đời sống con người, trong đó có vấn đề giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho sinh viên.

Nói chung các bậc cha mẹ đều có những lo lắng, quan tâm nhất định đến con em của mình trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản. Tuy vậy, do ảnh hưởng của nền văn hoá nên vấn đề giáo dục CSSKSS trong gia đình còn nhiều hạn chế, ít có sự trao đổi giữa cha mẹ và con cái. Nhìn chung cha mẹ các em hiện nay, không ai có được những hiểu biết hoàn chỉnh và hệ thống về nội dung của lĩnh vực này, họ chỉ có thể hiểu và giải thích cho con cái mình bằng các trải nghiệm và có kiến thức từ kinh nghiệm thực tế. Trong gia đình, những người thân thường trao đổi về vấn đề liên quan đến SKSS cho các em thì người mẹ luôn là người gần gũi với các em hơn người cha. Và có xu hướng diễn ra trong thực tế đó là các em nam thường hỏi ý kiến người cha và các em nữ thường hỏi ý kiến của người mẹ về vấn đề này, đó là do đặc điểm giới.

Hiện nay, sự quan tâm của cha mẹ thường thể hiện ở chỗ dạy con cái làm thế nào để giữ gìn vệ sinh cơ thể, góp ý cho con trong quan hệ bạn bè. Vì hiện nay, các em cũng đã trưởng thành và có những hiểu biết nhất định, và sinh viên là những người nhanh nhậy trong việc tìm tòi và tiếp thu kinh nghiệm sống qua mạng thông tin đại chúng, nên các bậc cha mẹ thường có vai trò ít hơn trong việc giáo dục và chỉ dẫn cho con cái về vấn đề này.

H: Những kiến thức kinh nghiệm về giao tiếp xã hội, đối xử với bạn trai, bạn gái thế nào và cư xử ra sao em nhận được từ nguồn nào?

Đ: Từ mẹ, từ bạn bè và tự mình rút kinh nghiệm nữa.

H: Gia đình có vai trò quan trọng với em không? Khi em làm việc gì hay có hành vi nào đó mình có nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng đến gia đình không?

Đ: Có

H: Mình có người yêu hay có quan hệ tình dục với người yêu, liệu có nói với mẹ không?

Đ: Thường thì không nói ngay với mẹ mà thường tâm sự với bạn trước. Sinh viên cũng rất ít khi trao đổi với cha mẹ về vấn đề này, như kết quả nghiên cứu cho thấy. Họ thường tự tìm hiểu qua sách báo, tivi, internet, qua bạn bè hoặc tìm đến các trung tâm tham vấn chứ ít trao đổi với cha mẹ và người thân về vấn đề này. Nhưng cha mẹ và người thân lại có vai trò rất lớn khi các em còn là học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học

Các yếu tố tác động tới sự hiểu biết, thái độ và hành vi đối với sức khoẻ sinh sản nói chung và tình dục nói riêng của nam nữ sinh viên

Từ phía cộng đồng xã hội:

Cũng như những phân tích ở trên cho thấy, cộng đồng xã hội đã thể hiện sự quan tâm ở mức độ nhất định trong việc giáo dục các em về các vấn đề về sức khoẻ sinh sản. ở một khía cạnh nào đó, chúng ta cũng không thể phủ định hoàn toàn những việc đã làm của cộng đồng xã hội nói chung. ít nhiều gì thì cộng đồng xã hội đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa những hành vi, thái độ không phù hợp với đạo đức xã hội và pháp luật của các em. Trên một ý nghĩa nào đó, các tổ chức xã hội, nhất là ngành y tế cũng đã có những hoạt động nhất định trong một nội dung lớn hơn là Dân số – kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em…cũng có nơi đã tổ chức được trung tâm tư vấn về dân số, kế hoạch hoá gia đình, tư vấn về những vấn đề hạnh phúc gia đình…

Tuy nhiên, có thể nói cộng đồng xã hội chưa làm được nhiều việc về giáo dục về sức khoẻ sinh sản cho các em. Nếu có mới chỉ dừng lại ở mức

Bố Mẹ Bạn trai Sinh viờn nữ Sinh viờn nam Bạn gỏi Người yờu Giỏo dục nhà trường Truyền thụng đại chỳng

độ “phong trào, hình thức”.Nó thường được thể hiện ở một nội dung khiêm tốn trong các dịp tuyên truyền về Dân số kế hoạch hoá gia đình, về Phòng chống các tệ nạn xã hội…Chính quyền, các đoàn thể quần chúng, cả ngành y tế, giáo dục…chưa có được những hình thức phù hợp để có thể thực hiện việc phối hợp với nhau nhằm mục tiêu tuyên truyền, giáo dục cho các em. Như vậy, có thể nói là rất ít có những nội dung và hình thức hoạt động từ phía cộng đồng xã hội để trực tiếp đưa đến cho sinh viên những kiến thức về SKSS…

4. Sinh viên

Có thể nói, lứa tuổi thanh niên, nhất là đối với các em sinh viên, các em đều có mối quan tâm rất lớn và có nhu cầu rất cần thiết về những kiến thức cơ bản về giáo dục sức khoẻ sinh sản. Điều này là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng bởi nó phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và tri thức xã hội của lứa tuổi của các em. Vấn đề là các em quan tâm đến những nội dung cụ thể gì, mức độ như thế nào trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản. Sự quan tâm này đã được các em coi đó là những kiến thức rất cần thiết phải được biết để cho chúng có thể bước vào đời sống của một cá nhân con người trong xã hội hiện đại hiện nay. Những kiến thức này không chỉ có ý nghĩa bổ ích cho hiện tại để các em có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về việc CSSKSS để tự bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, và giúp các em có thể không bỡ ngỡ, không lo sợ khi gặp vấn đề về liên quan và các em bết cách tự phòng tránh cho mình những điều không hay cá thể xảy ra trong quan hệ tình dục …Có thể nói, sự quan tâm của các em thường tập trung nhiều vào các vấn đề như là kiến thức và thái độ của các em về giáo dục và chăm sóc SKSS.

Sự quan tâm của các em về các vấn đề trong nội dung lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng có những khác biệt nhất định giữa các lứa tuổi. Kết quả nhận được khi tìm hiểu những vấn đề cụ thể trong giáo dục và

chăm sóc SKSS thì các em sinh thường có những sự quan tâm cao ở một số lĩnh vực như:

Bảng 8: Những vấn đề sinh viên quan tâm hiện nay về CSSKSS( Tỉ lệ %0)

456 547 547 544 453 500 510 507 500 493 490 0 100 200 300 400 500 600 Quan hệ khác giới

Mang thai Phá thai Tình dục Trách nhiệm của nam giới trong vấn đề liên quan

đến SKSS

Nam Nữ

Bản thân sinh viên hiện nay mong muốn được tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về CSSKSS và các mức độ quan tâm đến từng chủ đề cũng khác nhau. Qua số bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy các em sinh viên có mối quan tâm nhiều nhất đến vấn đề về quan hệ khác giới tình bạn, tình yêu

chiếm 53,3%; các vấn đề tình dục 47,7%; Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới trong các vấn đề liên quan đến SKSS/TD 44,7%. Các em quan tâm nhiều đến các vấn đề này là hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của các em, bên cạnh đó các em cũng quan tâm đến vấn đề mang thai thụ thai và phá thai với 30%, 25%.

Từ những quan tâm tương đối cụ thể đó, các em đã thể hiện ra bằng những ý kiến bày tỏ sự mong muốn hoàn toàn chính đáng là được hiểu biết

thêm nhiều những kiến thức về lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Các mong muốn của các em thì rất nhiều, từ những mong muốn tương đối trừu tượng về gia đình và cuộc sống tương lai, đến những mong muốn cụ thể về nghề nghiệp, học hành, rồi có cả những mong muốn về việc chọn người bạn đời sau này.

Nhìn chung những quan tâm và mong muốn trên của các em đều phần nhiều chỉ mới dừng lại ở mức độ nhất định là tìm hiểu những kiến thức về lĩnh vực này. Không thấy các em có những biểu hiện sự quan tâm quá mức để có thể thực hành những hành vi cá nhân trong quan hệ tình dục. Có thể đó chỉ là những biểu hiện của hành vi cá nhân chưa phù hợp với lứa tuổi của các em, và cũng có thể là do ảnh hưởng của thái độ lên án khá mạnh mẽ về mặt đạo đức xã hội nếu có những biểu hiện quan hệ tình dục ở lứa tuổi này. Sòng, những quan tâm và mong muốn ở các em về lĩnh vực này cũng cho chúng ta có được một bức tranh chung làm cơ sở cho việc tăng cường hơn nữa việc trang bị những kiến thức trong nội dung của môn giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản đối với sinh viên.

5.Bạn bè.

Ngoài các quan hệ gia đình, cộng đồng xã hội thì một trong những nguồn được các em quan tâm hàng đầu để có thể tiếp thu những kiến thức về CSSKSS là qua các quan hệ bạn bè. Chính những quan hệ bạn bè đã góp một phần đáng kể trong quá trình tạo ra những kiến thức cho các em, trong đó có những kiến thức thuộc lĩnh vực mà chúng ta quan tâm.

Mối quan hệ với bạn bè đồng rang lứa và nhóm bạn đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh viên, nó luôn có sức mạnh đối với các hành vi của sinh viên, trong đó có những hành vi liên quan đến sức khoẻ. Sự bắt chước

hay hưởng ứng những hành vi liên quan đến sức khoẻ. Sự bắt buộc hay hưởng ứng những hành vi trong nhóm bạn đồng trang lứa thường rất phổ biến đối với sinh viên, ví dụ như việc lựa chọn quần áo, cách ăn mặc, kiểu tóc, đồ dùng cá nhân, ngôn ngữ giao tiếp, cách vui chơi, giải trí…Sự hưởng ứng này có thể mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Trong khi phần lớn những hành vi hưởng ứng là tích cực, thì một nhóm sinh viên có thể sa vào những hành vi tiêu cực. Ví dụ, bị bạn bè rủ rê hoặc kích động thực hiện những hành vi có hại cho sức khoẻ như hút thuốc, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý, đạp phá, gây rối nơi công cộng, xem phim khiêu dâm, sinh hoạt tình dục với nam/ nữ mại dâm…

Các số liệu điều tra về mức độ ảnh hưởng của bạn đồng trang lứa hoặc các nhóm bạn nói chung đối với các hành vi sức khoẻ còn ít, chủ yếu là các nghiên cứu dưới tính chất đặt vấn đề. Tuy nhiên, nếu căn cứu vào số liệu điều tra của SAVY thì nhìn chung bạn đồng bạn trang lứa hoặc nhóm bạn ảnh hưởng có những tác động khá rõ, cả tích cực và tiêu cực. Điều tra cho thấy, đối với tất cả các hành vi nguy cơ được nêu ra trong phỏng vấn, có từ 65 đến 67% người trả lời nói rằng bạn bè đã động viên họ tránh xa các hành vi đó, hay duy trì các hành vi tích cực như không hút thuốc lá, không quan hệ tình dục trước hôn nhân và không sử dụng ma tuý. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ không nhỏ thanh niên nam, nhóm tuổi từ 18 đến 25, bị tác động tiêu cực từ bạn bè đối với hành vi hút thuốc là ( 28-35%), uống rượu bia ( 37-50%). Về quan hệ tình dục trước hôn nhân, tỷ lệ thanh thiếu niên thành thị bị bạn bè lôi kéo từ 8 đến 12%, trong khi ở nông thôn là 5,2 – 8,3%. Tỷ lệ nam thanh niên 18 – 25 tuổi bị bạn bè lôi kéo xem phim khiêu dâm là 8,5 – 13%. Trong khi đó, nữ thanh niên hầu như không bị ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè ( Bộ y tế, tổng cục Thống kê, Unicef, WHO.2003).

Một số trường hợp do bạn bè lôi kéo mà nam sinh viên đã rủ nhau mua dâm ở những gái mại dâm, và đã có những sinh viên mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục nhẹ thì ngứa bộ phận sinh dục, nhiễm khuẩn…nặng thì nhiễm HIV/AIDS.

Bên cạnh những hành vi mang tính bị rủ rê/lôi kéo từ bạn đồng trang lứa hoặc nhóm bạn, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh viên là những mâu thuẫn, xung đột bất hoà trong quan hệ bạn bè, sự phân biệt giàu nghèo, học giỏi, học kém…vốn luôn luôn xảy ra khá phổ biến. Khi bị bạn bè đồng trang lứa từ chối, tẩy chay, coi thường hoặc không được chấp nhận trong nhóm bạn thì những cảm giác cô đơn, buồn chán, hờn giận, tủi nhục, bị mất phương hướng là những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến những hành

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)