I. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quan niệm của sinh viên về các vấn đề trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Môi trường nhà trường
Có thể nói, trong mọi lĩnh vực của tri thức khoa học nói chung cũng như trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản, vai trò hết sức to lớn của thiết chế giáo dục được đánh giá rất cao. Bên cạnh việc quan tâm dạy cho các em những kiến thức khoa học, nhà trường còn quan tâm dạy dỗ các em trở thành con người có đầy đủ những phẩm chất để hoà nhập với xã hội
hiện đại. Có thể nói quá trình xã hội hoá này từ phía nhà trường là không ai có thể phủ nhận được.
Có thể nhận thấy bản thân nhiều thầy cô giáo cũng là những người đã từng trải qua lứa tuổi như các em sinh viên, những hiện tượng xã hội đang xảy ra đối với các em ở lứa tuổi sinh viên cũng làm cho các thầy cô đều có sự quan tâm về vấn đề giáo dục giới tính cho các em.
Song sự quan tâm ấy của các thầy cô giáo phần lớn tập trung ở sự bày tỏ ý kiến cần thiết phải dạy cho các em biết được nhưng kiến thức về sức khoẻ sinh sản. ở các trường đại học do tính chất chuyên ngành đặc thù của từng khoa trong trường và của từng trường khác nhau nên sự quan tâm của các thầy cô giáo ở từng khoa và từng trường ấy cũng khác nhau. Tại trường đại học Lao động – Xã hội do tính chất đặc thù của trường nên việc giáo dục về sức khoẻ sinh sản cho sinh viên thường được nhà trường quan tâm, cho các em tiếp thu kiến thức bằng các buổi nói chuyện toạ đàm do các thầy cô giáo trong trường giảng dạy hoặc mời các chuyên gia về giải đáp các vướng mắc của các em. Đồng thời nhà trường cũng có một trung tâm tham vấn thực hành công tác xã hội và các em sinh viên ngay từ năm đầu vào học đã được giới thiệu và có thể tham vấn về mọi vấn đề về tâm lý, tình cảm…
Nhưng mức độ trao đổi giữa giáo viên và sinh viên ở các khoa cũng khác nhau, giáo viên của từng khoa cũng có những quan điểm khác nhau, có mức độ quan tâm khác nhau đến vấn đề này. Giáo viên của Khoa Công tác xã hội trường ĐH Lao động Xã hội có những kiến thức gần gũi hơn và do đặc thù của ngành học nên các thầy cô cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và thường lồng ghép vấn đề SKSS vào nhiều môn học, đồng thời đôi lúc các thầy cô còn là nơi giải đáp những vướng mắc cho sinh viên và là người bạn lớn chia sẻ với các em về những vấn đề các em quan tâm. Nhưng ở những
khoa khác các giáo viên ít quan tâm hơn về vấn đề này, nên sự trao đổi giữa giáo viên và sinh viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế.
Nhưng điều nổi lên và có khá nhiều ý kiến khác nhau của các thầy cô giáo lại chính là những vấn đề xung quanh những nội dung cụ thể của lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản, vấn đề đưa vào dạy cho các em như thế nào thì hợp lý, vấn đề nên đưa nội dung ấy vào môn học nào, nên lồng ghép với các chương trình khác như thế nào thì tốt hơn?
Về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và các dụng cụ giảng dạy như thế nào thì hợp lý ở các trường đại học. Thực tế cho thấy các em sinh viên đã được cập nhật các kiến thức về lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho các em từ khi học phổ thông trung học, ngành giáo dục đã quan tâm thể hiện rõ rệt nhất là một số kiến thức cơ bản đã được đưa vào nội dung giảng dạy ở hai môn học sinh vật và giáo dục công dân. Song những kiến thức này chưa trở thành một giáo trình mang tính chất cơ bản và hệ thống. Nên các sinh viên vẫn còn có nhiều lỗ hổng trong kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Vậy ở các trường đại học có nên lựa chọn những vấn đền nào cần dạy và dạy những kiến thức nào cho phù hợp với từng độ tuổi của các em ở từng trường, từng khoa khác nhau, và có thể lồng ghép kiến thức về CSSKSS và trách nhiệm của cả hai giới đối với vấn đề này vào nhiều môn học khác nhau.
Với kết quả thu được thì nguồn cung cấp thông tin cho các sinh viên về CSSKSS từ giáo dục ở trường, giáo viên và đồng đẳng viên là rất lớn. Mặc dù hầu hết ở các trường đại học vấn đề giáo dục về vấn đề này là rất hạn chế chưa được chú ý, bên cạnh đó một số trường đại học cũng đã tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo,toạ đàm để các em sinh viên có thể tìm hiểu kiến thức và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.