Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 47)

1.Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Xã hội Việt nam hiện nay, do chịu ảnh hưởng của văn hoá nho giáo nên vấn đề tình dục dường như vẫn chưa được thừa nhận đúng vị trí của nó trong quan hệ nam nữ, quan hệ tình yêu. Người ta thường gắn hành vi tình dục với khái niệm đạo đức đơn thuần và vì thế thanh thiếu niên đã bị chi phối và tác động bởi quan niệm này khi phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ sinh sản nói chung và tình dục nói riêng.Do vậy họ thường lảng tránh khi được hỏi về vấn đề này.

Trong các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy hoạt động tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng và ngày càng trở nên được chấp nhận trong giới trẻ thì một số vấn đề có thể đặt ra đối với nhóm thanh niên đó là nguy cơ bị lây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai.

Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy mức độ phổ biến của các bệnh lây lan qua đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản trong nhóm vị thành niên đang có xu hướng gia tăng do quan hệ tình dục không được bảo vệ. Viện Da liễu trung ương công bố số bệnh nhân mắc các bệnh STDs là học sinh, sinh viên tăng từ 575 trường hợp năm 1999 ( chiếm 0,8% tổng số ca mắc bệnh đến khám và điều trị tại Viện) lên thành 7.391 trường hợp năm 2001 ( chiếm 4,7%). Trong một điều tra năm 1998 về 4675 vị thành niên nhóm tuổi từ 10 – 19 tuổi ở Hà Nội, Thái Bình, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, 11,6% các em gái và 6,6% các em trai nói rằng có các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh sản.( Dẫn theo UBDSGĐ & TE, PRV, 2003). Theo

Bộ Y tế, năm 2001 hơn một nửa (60,1%) những người nhiễm HIV ở Việt Nam dưới 30 tuổi và tỷ lệ nhiễm HIV ở tuổi vị thành niên đang gia tăng.

Với câu hỏi “ Em biết những tên những bệnh lây truyền qua đường tình dục nào?”, phần lớn các em nêu được một số tên bệnh như HIV/AIDS, giang mai, lậu, viêm gan B. Nhờ có sự tuyên truyền mạnh mẽ của truyền thông đại chúng về vấn đề này nên các em đã có hiểu biết cơ bản về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các em cũng đã có hiểu biết về cách phòng chống các BLTQĐTD, các em sinh viên đưa ra một số biện pháp trong đó BCS được các em nhắc đến nhiều nhất.

Với các chiến dịch tuyên truyền về bệnh HIV/AIDS trên các phương tiện truyền thông cũng như trong nhà trường và ở các địa bàn sinh sống thì khái niệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải là quá mới mẻ với sinh viên.

Bảng 1: Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có thể phòng tránh

các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( tỉ lệ 0

423 440 440 37 33 47 20 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Không Không biết

Nam Nữ

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giữa nam và nữ sinh viên có nhận biết cao về việc sử dụng bao cao su có thể phòng tránh các BLTQĐTD với số liệu 132 nữ ( Chiếm 44%) và 127 nam ( 42,3%) trả lời là có trong tổng số 300 sinh viên được hỏi. Nhưng một số sinh viên vẫn có câu trả lời không với 10 sinh viên nam và 11 sinh viên nữ. Và có tới 14 sinh viên nữ và 6 sinh viên nam trả lời không biết. Không có sự khác nhau giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các trường đại học với nhau. Do vấn đề về chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa được đưa vào trường học một cách cụ thể. Sinh viên ở các trường đại học, các khoa trong trường không có sự khác nhau nhiều về mức độ hiểu biết do các em tự tìm hiểu hoặc qua những buổi nói chuyện, hay thảo luận không thường xuyên nên hiểu biết của các em cũng chỉ là bề ngoài.

Như vậy, phần lớn các sinh viên đều nhận thức tốt về biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiểu biết mang tính tích cực của các em sinh viên đối với bệnh lây truyền qua đường tình dục là hết sức đáng khích lệ. Đó là những kiến thức cơ bản giúp các em có những hành vi và ứng xử “ khôn ngoan” trong quan hệ tình dục với người yêu, người chồng

người vợ của mình sau này, nhằm phòng ngừa hậu quả đáng tiếc. Bởi nếu mắc bệnh LTQĐTD mà không được chữa trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ như vô sinh, các bệnh vùng khung chậu, chửa ngoài dạ con, sự truyền bệnh từ mẹ sang con, tăng nguy cơ nhiễm HIV, ung thư cổ tử cung và tử vong.

2.Thái độ của sinh viên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trong nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Kim Hoa về “ Quan điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân” thì QHTD trước hôn nhân hiện đang có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề được xã hội hết sức quan tâm bởi những hậu quả mà nó gây ra cho một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu có liên quan tới vấn đề QHTD trước hôn nhân, nhưng quan điểm của giới sinh viên hầu như chưa được đi sâu tìm hiểu. Kết quả cho thấy mức độ đồng tình của sinh viên với QHTD trước hôn nhân không cao nhưng họ vẫn có quan điểm khá thoáng và cởi mở. Vì vậy, các tác giả cho rằng thay vì cấm đoán và né tránh, chấp nhận QHTD trước hôn nhân như một thực tế đi đôi với việc tăng cường giáo dục về tình dục và sức khoẻ sinh sản, giáo dục đạo đức lối sống trong thanh niên là một việc làm thiết thực và cấp bách.

Do thiếu thông tin và kiến thức cần thiết về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục, nên vị thành niên ít biết cách quan hệ tình dục an toàn, do vậy không chỉ có thai ngoài ý muốn hoặc làm mẹ quá sớm mà còn có nguy cơ cao bị bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS ngày càng tăng, tính đến ngày 30/4/2005 đã có 94.462 người bị nhiễm HIV trong thanh thiếu niên ngày càng tăng chiếm trên 50% tổng số người nhiễm HIV/AIDS.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu thì phần lớn sinh viên nam và sinh viên nữ có thái độ không đồng tình với việc có QHTD trước hôn nhân, nhưng thái độ và quan niệm của hai giới có khác nhau.Nam giới thường có thái độ và quan

niệm rõ ràng hơn là họ không chấp nhận người yêu mình và đặc biệt là vợ mình sau này đã có QHTD trước hôn nhân. Một số sinh viên nam ( ĐH GTVT và ĐHLĐXH cho rằng: “Nếu yêu thì chấp nhận là có QHTD nhưng nếu lấy làm vợ nhất định em phải cố chọn cô gái còn “nguyên vẹn”. Vậy họ có ích kỷ không khi có thái độ như vậy với người bạn, người yêu mình không?

Ngược lại, nữ sinh viên phần lớn có thái độ và quan niệm trái ngược lại với nam giới. Họ thường tập trung vào tình cảm sau này của người bạn trai mình hơn là việc người đó đã có QHTD trước hay chưa.Sinh viên nữ thường cho rằng không kiểm tra được là chồng hoặc bạn trai mình đã có QHTD rồi hay chưa, nên việc đó không quan trọng.

Qua một số cuộc phỏng vấn sâu với cả nam và nữ sinh viên với câu hỏi: Thái độ đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân? Phần lớn sinh viên có thái độ không đồng tình với việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhưng họ cho rằng có thể chấp nhận. Một sinh viên nữ cho rằng: Em không phản đối người chồng mình sau này đã có QHTD trước hôn nhân, vì bây giờ nhiều người cho rằng như vậy người chồng càng có kinh nghiệm, quá khứ thì cho qua, quan trọng là sống với nhau sau này như thế nào.Nếu họ có nhiều kinh nghiệm sống thì họ sẽ biết cách chăm sóc và hiểu được tâm lý vợ mình hơn.Đấy là cái được chứ sao lại là mất…”

Khi phỏng vấn một số sinh viên đang sống cùng người yêu như vợ chồng về thái độ. Một sinh viên nam trả lời: Em không chấp nhận vợ mình sau nay đã từng sống thử, em không đồng tình với việc sống thử hoặc có quan hệ tình dục trước hôn nhân”.

- Em sống thật đấy chứ, em và bạn ấy sẽ cưới nhau.Với lại sống ở đây một mình không ai quản lý nên tự do, lại thiếu thốn đủ thứ thì chúng em nghĩ dựa vào nhau sẽ tiết kiệm hơn.

Như vậy, hiện nay thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng đã có quan niệm “thoáng” hơn, cởi mở hơn khi đề cập đến vấn đề tình dục, và tình dục trước hôn nhân đang ngày càng trở nên phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Xã hội Việt Nam đã có nhiều cởi mở hơn, nhưng dư luận xã hội vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận việc vị thành niên trong đó có sinh viên có quan hệ tình dục nên việc có quan hệ tình dục không an toàn và thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống ở một phần lớn sinh viên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như mắc các bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn. Hậu quả đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tinh thần của sinh viên. Xã hội, gia đình không thể ngăn chặn, cấm đoán, hoặc kiểm soát hành vi tình dục của các em nên tốt hơn hết là cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các em về hành vi tình dục an toàn và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, để các em tự trang bị tri thức cho mình về vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tình dục an toàn. Biết cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD và có thai ngoài ý muốn, sẽ giảm bớt các nguy cơ cho các em và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống cho các em về vấn đề tình dục và tình dục an toàn không phải là việc riêng của một ban ngành đoàn thể mà đó phải là công việc của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)