viên và đối tƣợng sống tại hai trung tâm bảo trợ xã hội
2.2.1. Kiến thức, thái độ, hành vi về vệ sinh môi trường của cán bộ, nhân viên và đối tượng sống tại hai trung tâm bảo trợ xã hội
Hệ thống nƣớc thải có sự ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sống của trung tâm bảo trợ xã hội cũng nhƣ của ngƣời dân xung quanh khu vực này. Hệ thống nƣớc thải bao gồm, nƣớc thải từ sinh hoạt nhƣ ăn uống, tắm giặt, nƣớc thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nƣớc thải do sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề, nƣớc thải từ nhà vệ sinh.
Về nƣớc thải sinh hoạt:
Mức độ ô nhiễm hay an toàn của môi trƣờng sống của con ngƣời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện thoát nƣớc của hệ thống nƣớc thải sinh hoạt. Qua điều tra tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội chúng tôi thu đƣợc kết quả hiểu biết của các đối tƣợng nghiên cứu xem mức độ nhận biết về vấn đề này nhƣ sau:
Bảng 2.7. Nơi thải nƣớc sinh hoạt của trung tâm
Đơn vị: % Nơi thoát nƣớc thải sinh hoạt Cán bộ Đối tƣợng tại TT
Thải vào cống chung 27,0 34,0
Thải ra đất cho tự ngấm 48,0 42,0
Thải tập trung vào một hồ rồi tự ngấm 12,0 17,0
cây trồng
Khác 2,0 3,0
Bảng số liệu trên đây chỉ ra có 48,0 % cán bộ cho rằng nƣớc thải sinh hoạt tự ngấm vào đất, trong khi đó đối tƣợng cho rằng 42,0 %, tiếp đến 27,0 % cán bộ, 34,0 % đối tƣợng cho thấy nƣớc thải chung vào đƣờng ống. Nhƣ vậy, hầu hết nƣớc thải sinh hoạt sau khi sử dụng đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng tự nhiên, việc thải nƣớc ra môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống của đối tƣợng trong trung tâm cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân xung quanh. Khi hỏi cán bộ và đối tƣợng thụ hƣởng tại hai trung tâm cho thấy có 83% phản ánh nƣớc thải ra môi trƣờng có gây ô nhiễm cho môi trƣờng, trong khi đó ở đối tƣợng là 57,0%. Điều này phản ánh mặc dù đối tƣợng tại trung tâm nhận thấy nguồn nƣớc sử dụng chƣa đƣợc đảm bảo, nƣớc sinh hoạt sau khi thải ra môi trƣờng có gây ô nhiễm, song mức độ gây ô nhiễm không cao. Điều này còn đƣợc thể hiện trong việc đánh giá nguyên nhân nƣớc thải ra gây ô nhiễm môi trƣờng.
Bảng 2.8. Nguyên nhân nước thải gây ô nhiễm
Đơn vị:% Nguyên nhân Đối tƣợng Cán bộ Đối tƣợng BTXH tại TT Do nƣớc chảy tự do 23,0 14.5 Do hệ thống cống thải nổi 15.4 12.3 Do chỉ có một hệ thống nƣớc thải chung 46,0 53,0
Do chất thải thải trực tiếp xuống hệ thống cống 57,0 72,0 Nƣớc thải thải trực tiếp ra môi trƣờng xung
quanh không đƣợc xử lý
Do nƣớc thải thải từ các khu nhà vệ sinh thải trực tiếp xuống hệ thống chung
67,0 33,0
Do các nguyên nhân khác 4,0 2,0
Bên cạnh đó, nguồn nƣớc bị ô nhiễm này đƣợc nhận biết chính là vì nó
gây ra mùi khó chịu (63,0% đối tƣợng tại TT), gây ô nhiễm cho nguồn nước
(72,0%), ngoài ra nguồn nƣớc thải bị ô nhiễm còn gây ô nhiễm cho đất đai trồng trọt xung quanh... Nhƣ vậy có thể thấy phần nào trình độ của cán bộ và đối tƣợng cũng đã đƣợc nâng lên, có hiểu biết về nguồn nƣớc và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc, nhƣng chƣa có điều kiện lựa chọn nguồn nƣớc sinh hoạt cho mình.
Từ nhận thức về môi trƣờng nƣớc thải thì thái độ và hành vi của cả hai đối tƣợng nghiên cứu này đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Khi phỏng vấn về việc làm thế nào để hạn chế nguồn nƣớc thải ô nhiễm, kết quả thật bất ngờ.
Bảng 2.9. Các biện pháp được sử dụng hạn chế ô nhiễm nước thải
Đơn vị: % Biện pháp Đối tƣợng Đối tƣợng BTXH tại TT Cán bộ
Cải tạo hệ thống cống thải 13,0 21,0
Phân lập xử lý nƣớc thải y tế trƣớc khi đƣa vào hệ thống chung
3,0 5,0
Phân lập xử lý nƣớc thải khu vệ sinh trƣớc khi đƣa vào hệ thống chung
19,0 45,0
Không xả rác xuống hệ thống thải 31,0 7,0
Có bể xử lý nƣớc thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng
Không biết 13,0 8,0
Biện pháp khác 11,0 0,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy để lựa chọn biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm nƣớc thải ra môi trƣờng điều quan trọng nhất là phân lập khu nước thải vệ sinh (45,0%) và cải tạo hệ thống cống thải(21,0%). Điều này hoàn toàn đúng so với điều kiện thực tế hiện nay. Trong bối cảnh đất nƣớc còn khó khăn, kinh phí đầu tƣ cho việc xây bể chứa và phƣơng tiện máy móc xử lý nƣớc thải trƣớc khi ra môi trƣờng là chƣa thể làm đƣợc. Trong khi đó, nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của các TTBTXH đều dựa vào nguồn vốn ngân sách của nhà nƣớc cung cấp, họ có chăn nuôi, trồng trọt cũng chỉ là để tăng khẩu phần dinh dƣỡng bữa ăn và giảm thiếu khó khăn cho các đối tƣợng. Song chính vì do hệ thống nƣớc thải của TTBTXH gần nhƣ thả nổi, cùng đi vào một cống chung, nhiều khu còn chƣa có cống thải mà thải trực tiếp ra môi trƣờng xung quanh, nƣớc sinh hoạt chƣa qua xử lý dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nguồn nƣớc nghiêm trọng.
"Khu vực chăn nuôi và trồng rau cách không xa nơi ở, nước thải phân lợn lại chảy qua cống nổi, nhiều khi được dùng vào việc chăm sóc cây trồng ngay tại trung tâm. Chúng tôi cũng thấy rất ô nhiễm, song chưa có nguồn ngân sách nào để cải tạo" (Nam, 46 tuổi, cán bộ dinh dƣỡng).
Đây là khó khăn rất lớn của các TTBTXH, mặc dù cũng giáo dục tuyên truyền đến mỗi cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống tại trung tâm, song thói quen cố hữu lâu ngày chƣa thay đổi đƣợc. Những thói quen này lại ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng nguồn nƣớc xung quanh.
"Mặc dù nhiều lần nhắc nhở các cháu là lấy nước sạch để tưới rau, nhưng các cháu cứ lấy luôn nước giặt còn nhiều xà phòng để tưới" (Nữ, 34 tuổi, cán bộ giáo dục).
Nhƣ vậy, hầu hết nguồn nƣớc thải sinh hoạt sau khi sử dụng đƣợc thải ra môi trƣờng tự nhiên mà chƣa đƣợc qua xử lý. Các nguồn nƣớc này đều gây ra mùi khó chịu và ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nƣớc ngầm, đặc biệt là nguồn nƣớc giếng đào cũng nhƣ nƣớc giếng khoan. Điều này ảnh hƣởng rất lớn và lâu dài đến sức khỏe của đối tƣợng sống tại trung tâm và cả những ngƣời dân xung quanh. Trong khi đó, nguồn nƣớc các trung tâm bảo trợ hiện đang sử dụng hầu hết từ hai nguồn nƣớc này.
2.2.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ, nhân viên và đối tượng của 2 trung tâm về vấn đề rác thải.
Theo ông John Hendra điều phối viên của Liên Hợp quốc tại Việt Nam, vệ sinh môi trƣờng hiện nay không còn là vấn đề của mỗi cá nhân. Nó đang ảnh hƣởng trực tiếp đến mỗi chúng ta, đặc biệt là rác thải ở nông thôn nƣớc ta hiện nay, vì nguồn rác này nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ra biết bao hậu quả về sức khỏe, bệnh tật, cảnh quan môi trƣờng.
Nếu nhƣ ở các đô thị lớn, trung bình một ngƣời thải ra 1kg rác/1 ngày, còn ở nông thôn mỗi ngƣời dân trung bình thải ra 06 - 07 kg rác/ 1 ngày. Nhƣ vậy khoảng 50 triệu dân đang sống ở vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30 - 35 nghìn tấn rác thải cần đƣợc xử lý, thu gom. Tuy vậy, do ý thức ngƣời dân còn kém nên lƣợng rác thu gom chỉ khoảng đƣợc 50%, hiện nay ngƣời dân tự tự xử lý rác bằng cách đào hố chôn hay đốt, hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao hồ.
Theo kết quả khảo sát 125 cơ sở bảo trợ xã hội, bình quân một đối tƣợng thải ra 0.5kg / ngày nhƣ vậy lƣợng rác thải ra tại mỗi cơ sở là 50 kg/ ngày. Nhƣ vậy tổng lƣợng rác thải của tất cả các cơ sở trong cả nƣớc khoảng 22 tấn/ngày. Với tổng lƣợng rác thải nhƣ vậy nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nặng đối với các trung tâm bảo trợ xã hội cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh.
Rác là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng chỉ có khoảng 28% số cơ sở tiến hành phân loại rác thải tại nguồn phát sinh, tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây nguyên, tiếp theo là vùng Đông Nam bộ, và riêng vùng Tây bắc không có cơ sở nào phân loại rác tại nguồn.
Biểu 2.10. Thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt
Đơn vị tính:%
Vùng Phân loại rác tại nguồn phát sinh
Tổng Có Không Đồng bằng sông Hồng 29, 4 70, 6 100 Đông Bắc 17, 6 82, 4 100 Tây Bắc 0 100 100 Bắc Trung Bộ 35, 3 64, 7 100
Duyên hải Nam trung Bộ 25 75 100
Tây Nguyên 50 50 100
Đông Nam bộ 47, 4 52, 6 100
Đồng bằng sông Cửu long 7, 7 92, 3 100
Chung 28 72 100
Nguồn: Kết quả thông tin của 125 cơ sở
Về vấn đề phân loại rác thải ở 125 cơ sở bảo trợ xã hội cho thấy: Tình trạng không phân loại rác thải phổ biến ở các cơ sở bảo trợ xã hội, tỷ lệ các cơ sở quản lý trẻ em không phân loại rác chiếm tỷ trong cao nhất 84.2% và thấp nhất ở các cơ sở quản lý ngƣời tâm thần cũng có xấp xỉ 50% số cơ sở không phân loại rác (xem biểu đồ 2.2). Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng.
Biểu đồ 2.2. Thực trạng phân loại rác thải của 07 cơ sở BTXH
Đơn vị: %
Tại hai trung tâm bảo trợ mà chúng tôi nghiên cứu, dƣờng nhƣ các ý kiến nêu trên cũng không là một ngoại lệ đối với hai trung tâm này.
Đối với các TTBTXH có thể thấy lƣợng cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống trong trung tâm rất lớn, số lƣợng rác thải ra sinh hoạt và chăn nuôi sản xuất để phục vụ cho trung tâm hàng ngày rất nhiều. Tại hai trung tâm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra cho thấy rác thải gây ô nhiễm từ hệ thống các cống thải (76,0% cán bộ, 48,0% đối tƣợng tại TT), từ các khu chuồng trại chăn nuôi (77.3% cán bộ, 35,0% đối tƣợng tại TT), từ các khu sinh hoạt (31,0% cán bộ, 14,0% đối tƣợng). Cả cán bộ và đối tƣợng của trung tâm không ai lựa chọn phƣơng án từ các khu điều trị. Ở cả hai trung tâm không có khu điều trị vì đối tƣợng cụ thể của trung tâm là ngƣời già và trẻ em, không có đối tƣợng tâm thần.
Đánh giá về sự ảnh hƣởng của rác thải đối với sức khỏe của con ngƣời cho thấy:
Bảng 2.11. Chất thải rắn có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Đơn vị: % Các mức độ ảnh hƣởng Đối tƣợng Đối tƣợng BTXH tại TT Cán bộ Không bị ảnh hƣởng 22,0 5,0 Ảnh hƣởng nhẹ không cần xử lý 37,0 18,0 Có thể gây bệnh cần xử lý ngay 21,0 68,0 Không biết 20,0 9,0
Đối tƣợng của hai TTBTXH ở thái cực rất là khác nhau về nhận thức đối với nguồn rác thải. Có đến 37,0% cho rằng rác thải đó ảnh hƣởng rất nhẹ
nên chưa cần phải xử lý, song đánh giá về mức độ không ảnh hƣởng, cần phải xử lý ngay và không biết lại rất ngang bằng nhau. Điều này cho thấy, khả năng nhận thức của các đối tƣợng không đồng đều nhau. Đối tƣợng đƣợc khảo sát từ độ tuổi 15 đến 60 tuổi, khoảng rất rộng về lứa tuổi nên có kết quả nhƣ vậy cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, nhận thức của cán bộ tƣơng đối đồng đều và thống nhất, mức độ ảnh hƣởng của rác thải đều đƣợc cán bộ chọn ở phƣơng án là có thể gây bệnh cần phải xử lý ngay là rất cao (68,0%).
Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy cả hai trung tâm chƣa có sự phân loại rác thải trong quá trình thu gom và xử lý. Cùng với đó các đối tƣợng sống ở trung tâm chƣa có ý thức về việc vứt và xử lý rác đúng nơi qui định. Rác thải về cơ bản không đƣợc phân loại trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng. Các thùng thu gom rác thì không có nắp đậy. Nguồn rác thải ra thì trên ba ngày thu gom một lần (84,0%), số ngƣời đƣợc phỏng vấn ở hai TTBTXH cho rằng đây là vấn đề nổi cộm nhất ở TTBTXH của mình. Khi rác không đƣợc thu gom kịp thời sẽ gây mất vệ sinh nghiêm trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến sinh hoạt của những ngƣời sống tại trung tâm. Mùi ô uế, ruồi muỗi, rác thải lƣu
không đƣợc thu gom kịp thời sẽ ngấm xuống lòng đất, gây ô nhiễm không khí, gây mất vệ sinh môi trƣờng. Vì vậy, đây là vấn đề rất bức xúc cần có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, đây cũng là cơ sở đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị với địa phƣơng nhằm giải quyết vấn đề này.
"Mặc dù đơn vị cũng nhiều lần làm công văn đề nghị cấp trên về việc thu gom rác kịp thời và đồng thời có hệ thống thùng đựng rác để trung tâm thu gom rác, tránh tình trạng vứt rác ra bên ngoài môi trường nhưng đến nay chưa được giải quyết" (Nữ, 38 tuổi, cán bộ quản lý).
Thói quen của nhiều ngƣời sống trung tâm đổ rác ngay ra vƣờn cạnh khu vực đang sinh sống là thói quen cần phải đƣợc thay đổi kịp thời. Thực trạng môi trƣờng là nhƣ vậy, song việc xử lý nguồn rác thải này nhƣ thế nào? Với câu hỏi: Theo anh/chị có cách nào để xử lý chất thải rắn? chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Có 58% đối tƣợng chọn phƣơng án là chôn lấp và đốt rác tại trung tâm, sau đó là thu gom vào nơi chung của trung tâm (36,0%) số còn lại không biết xử lý nhƣ thế nào. Đây là vấn đề đáng quan tâm, bởi lẽ nếu đốt và chôn rác ngay tại khu đất trống còn lại của trung tâm không đúng qui cách về việc chôn cất, xử lý rác thải sẽ gây ô nhiễm cho chính môi trƣờng của trung tâm, đặc biệt cả trung tâm đều đang sử dụng nguồn nƣớc giếng khoan. Do vậy nƣớc bị ô nhiễm là khó tránh khỏi. Theo đó, các đối tƣợng sống tại trung tâm cần phải đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng để biết cách xử lý rác thải, nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trƣờng và những ngƣời xung quanh.
Cán bộ, nhân viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội thƣờng xuyên quyét dọn vệ sinh nơi ở của đối tƣợng cũng nhƣ các khu sân chơi, vƣờn trong trung tâm, không chỉ cán bộ, nhân viên tham gia mà cả các đối tƣợng sống (nhƣ trẻ em, ngƣời già...) trong trung tâm đều tham gia dọn vệ sinh vào các ngày thứ 6 cuối tuấn để tổng dọn vệ sinh nơi ở và xung quanh khu vực cƣ trú.
Kết quả khảo sát 125 cơ sở bảo trợ cho thấy các hình thức thu gom rác: Rác không đƣợc phân loại tại nguồn, đƣợc thu gom vào các thùng chứa rác, tuy nhiên còn khoảng 18% số cơ sở chứa rác trong các thùng không có nắp đậy. Rác tồn chứa trong thùng không nắp không đảm bảo vệ sinh, sinh mùi hôi, ruồi muỗi, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Biểu đồ 2.3. Thực trạng thu gom rác Thực trạng thu gom rác 53.6 18.4 25.6 2.4 Thùng có nắp Thùng không có nắp
Cho vào túi nilon
Khác
Đa số các cơ sở thu gom rác hàng ngày, song cũng còn khoảng 10% số cơ sở thu rác theo chu kỳ 2 hoặc 3 ngày/ lần, điển hình ở các cơ sở quản lý ngƣời khuyết tật, ngƣời già.
Rác thu gom thành đống hỗn hợp, các cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau: cơ sở quản lý trẻ em, ngƣời khuyết tật chủ yếu là chở đi nơi khác, cơ sở quản lý ngƣời tâm thần, cơ sở tổng hợp áp dụng phƣơng pháp đốt tại chỗ là chủ yếu.
Với biện pháp thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nhƣ vây nhƣng có trên 80% số cơ sở phản ánh rác thải không gây ô nhiễm môi trƣờng, điều này đã chứng tỏ kiến thức về môi trƣờng rác thải của cán bộ cơ sở rất hạn chế.