Các lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 35)

1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Nó đƣợc phát triển lên thành lý thuyết xã hội học nhờ công lao của James S. Coleman. Theo Coleman lý thuyết sự lựa chọn hợp lý là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mô hình hoà hợp. Coleman cho rằng cách tiếp cận này vận hành từ một nền tảng trong phƣơng pháp luận của chủ nghĩa cá nhân và sử dụng

thuyết sự lựa chọn hợp lý nhƣ là cơ sở cấp độ vĩ mô để lí giải các hiện tƣợng vĩ mô. Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết này là các tác nhân và các tiềm năng. Coleman cho rằng các chủ thể hành động đều hƣớng đến một mục tiêu đƣợc hình thành bởi các giá trị hoặc sở thích. Chủ thể hành động đó sẽ tối đa hoá các lợi ích hay sự thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của mình. Theo ông mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau. Điều đó ảnh hƣởng đáng kể đến việc đạt đƣợc mục đích hành động của họ. Ngoài các tiềm năng, chủ thể còn chịu ảnh hƣởng của các thiết chế xã hội. Tất cả những nhân tố đó đều qui định hành vi của cá nhân, quyết định sự lựa chọn hành vi của họ. [10, tr.447]

Coleman lí luận rằng xã hội học phải tập trung vào các hệ thống xã hội, nhƣng các hiện tƣợng vĩ mô nhƣ thế phải đƣợc lí giải bởi các yếu tố nội tại của chúng, nguyên mẫu là các cá thể. Coleman nhận ra rằng trong thế giới thực tiễn mọi ngƣời không luôn luôn cƣ xử một cách hợp lý nhƣng ông cảm thấy điều này gây rất ít khác biệt trong lý thuyết của ông: “Giả thiết có ngụ ý của tôi là các dự đoán về lí thuyết thực hiện ở đây cũng sẽ là nhƣ thế dù các actor hành động một cách chính xác theo sự hợp lí nhƣ thƣờng thấy hoặc sai lệch theo các cách thức đã từng quan sát đƣợc”[10, tr.448].

Ngoài ra, George Homans cũng là một trong các tá giả nổi tiếng với lý thuyết lựa chọn hợp lý [21, tr.150-151]. Ông đã đƣa ra “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi cá nhân theo các nguyên tắc cơ bản.

Nếu một dạng hành vi đƣợc thƣởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hƣớng lặp lại.

Hành vi đƣợc thƣởng hay đƣợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hƣớng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh nhƣ vậy.

Nếu nhƣ phần thƣởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt đƣợc nó.

Mức độ hài lòng, thoả mãn với những phần thƣởng, mối lợi cá nhân giành đƣợc cao nhất ở lần đầu và có xu hƣớng giảm dần.

Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong đề tài này chủ yếu tập trung lý giải về hành vi của cá nhân trong các trung tâm bảo trợ liên quan tới môi trƣờng và hoạt động bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc nhìn nhận ở nhiều chiều cạnh, không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà còn liên quan tới khía cạnh giá trị, chuẩn mực, nhận thức về môi trƣờng của các cá nhân trong cộng đồng cũng nhƣ việc lựa chọn, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trƣờng phù hợp nhất với điều kiện tại trung tâm. Đồng thời lý giải tại sao giữa các đối tƣợng của trung tâm lại có cách nhìn nhận và có các hoạt động bảo vệ môi trƣờng khác nhau nhƣ vậy.

1.2.2. Lý thuyết trao đổi

Thuyết hành vi xã hội học giải thích các xã hội và những bộ phận cấu thành của nó nhƣ là cấu trúc quan hệ của các cá nhân đã phát hiện một cách tình cờ rằng, hình mẫu hành động hợp tác có ích cho các mục tiêu của mình hơn là hình mẫu đơn độc hay thậm chí xung đột, vì vậy, lặp lại chúng bằng cách thử nghiệm, rồi thấy rằng điều phát biểu của mình đã đƣợc xác nhận và bởi vậy học cách – nghĩa là tạo kỳ vọng – trong tƣơng lai cũng sẽ áp dụng chúng một cách tốt hơn nữa. Nhƣng hình mẫu hành động hợp tác lại là mẫu trao đổi. Ngƣời này tự nguyện cho ra một cái gì đó mà anh ta cho rằng có thể không cần đến nó nữa để có thể đến lần của đối phƣơng sẽ nhận lại đƣợc cái gì đó cần đến hơn từ phía ngƣời kia, mà về phần mình anh ta cũng đánh giá cái đƣợc nhận cao hơn là cái đã bỏ ra.

Các đƣơng sự trao đổi của thuyết hành vi là các cá nhân chú ý đến việc đảm bảo sự tồn tại, có tài năng tƣ duy, độc lập về những quyết định của mình. Định đề về sự hợp lý trong lý thuyết trao đổi của G. Homans chỉ ra rằng, trong việc chọn lựa giữa các hành động có thể lựa chọn, một cá nhân sẽ

chọn cái mà, theo nhận thức của anh ta vào lúc đó, giá trị (value) của kết quả, đƣợc nhân lên bởi khả năng (probability) của việc nhận kết quả là lớn nhất. Định đề hợp lý báo cho chúng ta, mọi nguời sẽ thực hiện một hành động hay không dựa vào các nhận thức của họ về khả năng thành công. Nhƣng cái gì quyết định các nhận thức này? Homans lý luận rằng, nhận thức các cơ hội thành công là cao hay thấp chất tƣơng tự.[10]

1.2.3. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber (1864-1920)

Max Weber là một trong những nhà xã hội học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền xã hội học thế giới. Trong hệ thống lý thuyết xã hội học của mình, lý thuyết về hành động xã hội đƣợc coi là mảng tâm đắc nhất ông. Theo Weber, “nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động kể cả hành động thụ động và không hành động (quyết định chờ đợi không làm gì cả), đƣợc coi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của ngƣời khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tƣơng lai; ý nghĩa chủ quan đó định hƣớng hành động.”

Bên cạnh việc chỉ ra định nghĩa của hành động xã hội, căn cứ vào động cơ của hành động Weber cũng đã có sự phân loại hành động xã hội thành bốn loại chủ yếu sau:

 Hành động duy lý- công cụ là hành động đƣợc thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phƣơng tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.

 Hành động duy lý giá trị là hành động đƣợc thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhƣng lại đƣợc thực hiện bằng những công cụ, phƣơng tiện duy lý.

 Hành động duy cảm (xúc cảm) là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tính cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân

tích mối quan hệ giữa công cụ, phƣơng tiện và mục đích hành động.

 Hành động duy lý truyền thống là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã đƣợc truyền lại từ đời này qua đời khác.[21, tr.87-88]

Nhìn nhận từ góc độ lý thuyết của Max Weber, thấy rằng việc cán bô và ngƣời dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại trung tâm là một hành động xã hội. Họ có nhu cầu để thực hiện cho mục tiêu, mục đích của mình là để giữ cho môi trƣờng sống trong lành, sạch đẹp, giữ cho cảnh quan thôn xóm và tránh đƣợc các bệnh tật nguy hại cho sức khỏe từ việc ô nhiễm môi trƣờng. Các thông tin liên quan đến môi trƣờng, các hoạt động bảo vệ môi trƣờng sẽ là phƣơng tiện, là động lực để giúp ngƣời dân đạt đƣợc mục tiêu của mình trong hoạt động sống hàng ngày. Khi có đƣợc thông tin về môi trƣờng cũng nhƣ tùy từng loại tính chất ô nhiễm môi trƣờng, các đối tƣợng sẽ lựa chọn công cụ, phƣơng tiện thực hiện sao cho có hiệu quả với mục đích của mình.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)