Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 39)

1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Bến Tre nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP Hồ Chí Minh 86 km và TP Cần Thơ 120 km. Tỉnh Bến Tre tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. Giao thông đƣờng thủy rất thuận lợi. Cầu Rạch Miễu là cửa ngõ kết nối Bến Tre với khu kinh tế động lực phía Nam. Kinh tế Bến Tre chủ yếu là kinh tế nông nghiệp bao gồm thủy sản và kinh tế vƣờn.

Bến Tre có diện tích là 2.322 km², Bến tre có 8 huyện và 1 Thành phố với 164 xã, phƣờng và thị trấn; tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP)7,23% Năm 2009; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2009 790 US$; Kim ngạch xuất khẩu 193 triệu đô. Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o

Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông. Dân số của tỉnh là 1,255 triệu ngƣời (điều tra dân số ngày 01/04/2010) với dân tộc chiếm đa số là ngƣời Kinh (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre năm 2009- 2010).

1.3.2. Về Kinh tế

Phát triển nông lâm ngƣ nghiệp: Xây dựng và phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa chuyên canh, xen canh có hiệu quả, bền vững. Triển khai xây dựng một số vùng chuyên canh cây ăn trái tại huyện Chợ Lách và huyện Châu Thành đạt tiệu chuẩn VietGap trên sầu riêng và chôm chôm. Khuyến khích liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo hợp đồng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng hàng nông sản cung ứng cho chế biến xuất khẩu. Phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo cung ứng giống tốt phục vụ sản xuất (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre năm 2009-2010).

Ổn định vùng canh tác lúa tập trung theo quy hoạch, canh tác giống mía có chữ đƣờng cao tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến; mở rộng diện tích dừa vùng ngọt và lợ; đẩy mạnh cải tạo vƣờn cây ăn trái hiệu quả thấp, tăng tỷ trọng vƣờn đặc sản đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và xuất khẩu; chú trọng phát triển nhóm cây thực phẩm theo hƣớng sạch, an toàn. Tiếp tục khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm qui mô trang trại; đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trƣờng (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre năm 2009-2010).

1.3.3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tiếp tục đầu tƣ phát triển mạnh công nghiệp, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phát triển những sản phẩm có thị trƣờng, có tiềm năng về nguyên liệu, khả năng cạnh tranh và những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Dự kiến giá trị

sản xuất công nghiệp-TTCN (giá CĐ 94) đạt 5.329 tỷ đồng, tăng 129,7% so năm 2011. Một số sản phẩm chủ yếu nhƣ: thủy sản các loại 40.000 tấn, tăng 66,7%; thức ăn thủy sản 90.000 tấn, tăng 18,2%; cơm dừa nạo sấy 35.000 tấn, tăng 2,3%; (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre năm 2009- 2010)...

1.3.4. Thương mại, dịch vụ, bao gồm

1.3.4.1. Thương mại phát triển và coi trọng thị trƣờng nội địa, nhất là thị trƣờng nông thôn; đảm bảo lƣu thông hàng hóa thông suốt, phát triển mạng lƣới bán buôn, bán lẻ đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, quan tâm phát triển mạng lƣới phân phối hàng hóa đến vùng sâu, vùng xa và ở các khu công nghiệp.

1.3.4.2. Xuất nhập khẩu: Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, thông tin thị trƣờng, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng mới và mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc.

1.3.4.3. Du lịch: Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 Đầu tƣ mới, nâng cấp, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, hƣớng dẫn viên du lịch, tổ chức tốt dịch vụ vận chuyển khách; Phấn - Thông tin - truyền thông: Phát triển các dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lƣợng cao; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân. - Vận tải: phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động vận tải, đảm bảo an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 39)