CHƯƠNGIII: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN, ĐỊNH MỨC GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
3.8 Sơ bộ tính giá thành sản phẩm.
Để áp dụng một sản phẩm từ thử nghiệm vào thực tế một sản phẩm nào đó không hề đơn giản. Chúng ta phải xem sản phẩm của chúng ta nghiên cứu có phù hợp với các điều kiện thực tế đặt ra không. Nó có thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp không, nó có phù hợp với dây chuyền sản xuất, phù hợp với người tiêu dùng hay không, nó có đủ đáp ứng được sự khó tính của khách hàng không…đó là yêu cầu của mọi sản phẩm nếu muốn áp dụng vào
sản xuất. Trong yêu cầu đó thì giá thành của sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng. sản phẩm sẽ hoàn thiện hay phù hợp hơn nếu giá thành hợp lí.
Việc tính giá thành sản phẩm là tính mọi chi phí trên dây truyền sản xuất, có định mức lao động, công vận chuyển. nhưng ở đây do thí nghiệm tiến hành vẫn nhỏ lẻ trên quy mô phòng thí nghiệm, các công đoạn làm thủ công. Vì vậy giá thành sẽ không tính một số khoản sau:
• Vận chuyển, điện nước, nhiên liệu
• Trả lương cho công nhân, bảo hộ lao động • Thuế …
Chỉ tính các chi phí:
• Chi phí mua nguyên vật liệu chính phụ. • Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu chính phụ
Nhưng trong quá trình chế biến đường đi của nguyên liệu hầu như là khép kín, nguyên liệu thường ở dạng tinh chất, ít tạp chất, ít gia nhiệt, lên sự tiêu hao nguyên vật liêu là rất nhỏ, do đó ta có thể bỏ qua chi phí tiêu hao nguyên liệu chính phụ vào tính già thành sản phẩm. Vì thế việc tính giá thành sản phẩm bây giờ chỉ là tính chi phí mua nguyên vật liệu chính phụ.
Bảng chi phí nguyên vật liệu cho 1kg sản phẩm (10hộp)
STT Nguyên liệu Định mức trong 1kg Đơn giá (nghìn/kg) Thành tiền (nghìn VNĐ) 1. Đường 110g 15,5 1,705 2. Sữa bột gầy 100g 55,5 5,55 3. Bơ 23g 60,0 1,38 4. Chất ổn định palsgaard 10g 208,0 2,08 5. Vi tảo 2g 500 1 Tổng tiền: 11,715
Từ bảng ta thấy chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1 hộp sữa chua 100g là khoảng 1171,5 đồng/ hũ, chưa kể chi phí bao bì. Ta thấy rằng với giá như trên cũng tương đối phù hợp, giá của sản phẩm cũng không quá cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
I. Kết luận Kết luận và đề xuất ý kiến
Qua thời gian thực tập nghiên cứu, tôi đã xác định được những thông số tối ưu cho quy trình sản xuất sữa chua bổ sung vi tảo. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan, hội đồng cảm quan gồm 5 thành viên, đánh giá tuân theo TCVN3215-79 và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm được phân tích qua các phương pháp chuyên dùng, đúng theo TCVN. Chất lượng dinh dưỡng hay chất lượng cảm quan chỉ được đánh giá sau giai đoạn bảo ôn, mỗi thông số thí nghiệm được kiểm nghiệm 3 lần. Mỗi thông số tính theo phần trăm trong 1kg hỗn hợp.
• Lượng sữa bột gầy (Skim milk): 10% • Lượng đường (Sugar) : 11% • Lượng bơ : 2,3% • Lượng chất ổn định ( Palsgaard ): 1% • Lượng vi tảo spirulina : 0,2% • Hàm lượng nước : 75,5%
Với những thông số này tạo cho sản phẩm sữa chua có hương vị thơm ngon, đặc trưng cho sữa chua bổ sung vi tảo, và tôi tin là nó sẽ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.