7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết của V.I.Lênin về
Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
Kết quả nhận thức về tính quy luật của sự phát triển xã hội, về sự lớn mạnh của phong trào công nhân Nga và toàn bộ phong trào công nhân quốc tế
là học thuyết V.I.Lênin về đảng vô sản kiểu mới. Các nhà hoạt động cách mạng của phong trào dân chủ - xã hội quốc tế đã thấy rằng nhu cầu về một đảng nhƣ thế là cấp thiết. Kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ngày càng cho thấy rõ rằng những hình thức tổ chức chính trị trƣớc đây của giai cấp công nhân bắt đầu mâu thuẫn với những quan hệ xã hội đang thay đổi, với nhu cầu của phong trào cách mạng và dân chủ.
Công lao lịch sử trong việc giải quyết nhiệm vụ trọng đại này thuộc về V.I.Lênin. Ngƣời đã sáng lập ra một học thuyết hoàn chỉnh về Đảng cộng sản, thảo ra một cách toàn diện những cơ sở lý luận và tổ chức, chiến lƣợc và sách lƣợc của đảng, đề ra những tiêu chuẩn về sinh hoạt đảng và những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Trong khi đó, V.I.Lênin trƣớc sau nhƣ một xuất phát từ những tƣ tƣởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về những nguyên lý của tổ chức chính trị của giai cấp vô sản mà hai ông coi đó nhƣ là đội tiền phong cách mạng, đƣợc vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, bằng cƣơng lĩnh và sách lƣợc có căn cứ khoa học đứng vững trên lập trƣờng giai cấp.
Việc luận chứng học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, việc vận dụng nó một cách có kết quả vào thực tiễn là những sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử của phong trào cách mạng thế giới mà ý nghĩa và ảnh hƣởng của chúng không những không bị yếu đi cùng với thời gian, mà ngƣợc lại, càng mạnh lên. Chính vì thế mà kẻ thù của chủ nghĩa Mác – Lênin ra sức xuyên tạc, bóp méo những nguyên lý tƣ tƣởng, lý luận, chính trị và tổ chức của học thuyết này.
Một thủ đoạn khá phổ biến của các nhà lý luận tƣ sản là mô tả học thuyết V.I.Lênin về đảng nhƣ một học thuyết bè phái mà theo họ “gần với quan niệm về ngƣời anh hùng – siêu nhân tập thể theo quan niệm của Nítxơ, hoặc nhƣ một hội hiệp sĩ thời trung cổ hơn là gần với quan niệm về một liên hiệp chính trị đồng nhất mà một đảng dân chủ - xã hội phải là một liên hiệp
nhƣ thế” [59, 991]. Bọn cơ hội hữu khuynh nhiều khi cũng dùng thủ đoạn tƣơng tự, chúng khẳng định rằng học thuyết V.I.Lênin về Đảng “không tránh khỏi” dẫn đến chỗ đối lập đảng với quần chúng, dẫn đến chỗ hạ thấp ý nghĩa của tính tính tích cực của nhân dân lao động.
Những tƣ tƣởng tả khuynh cũng tấn công vào quan niệm của V.I.Lênin về đảng vô sản cách mạng, họ khẳng định rằng dƣờng nhƣ “mọi tổ chức, mọi cƣơng lĩnh cũng làm cho phong trào không tránh khỏi bị tê liệt” và kêu gọi vứt bỏ lý luận về đảng lãnh đạo và chấp nhận quan điểm về “một nhóm thiểu số tích cực đóng vai trò chất men thƣờng xuyên và tác dụng kích thích, chứ không có tham vọng lãnh đạo” [59, 992].
Những lời khẳng định loại nhƣ thế chứng tỏ là có ý xuyên tạc thực chất của học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
V.I.Lênin đã xác định rõ tôn chỉ mục đích và nêu lên những nguyên tắc khoa học của việc tổ chức một đảng cách mạng của giai cấp công nhân, mục đích và nhiệm vụ của Đảng, con đƣờng và phƣơng pháp để thực hiện những nhiệm vụ đó. Đảng có nhiệm vụ bảo đảm động viên quần chúng vô sản rộng rãi nhất và tất cả nhân dân lao động tham gia cuộc đấu tranh giải phóng. Nguyên lý của việc hợp nhất phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác cách mạng chiếm vị trí chủ yếu trong học thuyết của V.I.Lênin về đảng cách mạng. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng Đảng chỉ có thể đảm nhiệm vai trò của mình nếu đƣợc vũ trang bằng lý luận tiên tiến, tức là học thuyết Mác, và nếu đảng biết phát triển học thuyết đó một cách sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của đời sống, của thực tiễn cách mạng. Trên cơ sở tƣ tƣởng ấy, Đảng đoàn kết tất cả các đảng viên, tạo nên sự thống nhất ý kiến và hành động, xác định và phát triển mối liên hệ với quần chúng và mở rộng hoạt động thực tiễn của những ngƣời công nhân tiên tiến.
Là trung tâm tƣ tƣởng – lý luận và trung tâm lãnh đạo phong trào công nhân cách mạng về mặt chính trị, đảng, trƣớc hết là một nhân tố quyết định để
hiểu rõ và thực hiện những khả năng đấu tranh đang mở ra trƣớc giai cấp công nhân để cải tạo xã hội và dân chủ.
Trong học thuyết của V.I.Lênin, những luận điểm cách mạng chung và chính sách thực tiễn, những phƣơng châm có tính chất cƣơng lĩnh và những phƣơng thức thực hiện chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện ở sự thống nhất về chính trị và tƣ tƣởng, đƣợc củng cố bằng tổ chức. V.I.Lênin cho rằng, đảng là một đội ngũ tiên tiến và giác ngộ, mà sự thống nhất tƣ tƣởng của nó dựa trên sự thống nhất vật chất của tổ chức. Tổ chức chặt chẽ là một bảo đảm cho ý chí thống nhất của đảng viên, ý chí này biểu thị nguyện vọng của giai cấp công nhân và bảo đảm đoàn kết toàn thể nhân dân lao động, bảo đảm những hành động có hƣớng mục đích của họ.
Công lao to lớn của V.I.Lênin đã luận chứng một cách khoa học những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; thống nhất công tác tổ chức và công tác chính trị, lý luận và thực tiễn, lời nói và việc làm, kết hợp tính kết thừa đƣờng lối chung của đảng với việc đề ra và giải quyết sáng tạo những vấn đề cấp bách do bản thân cuộc sống và thực tiễn đặt ra; củng cố mối liên hệ với quần chúng, chú ý toàn diện đến lợi ích và tâm trạng của họ; tính tập thể của sự lãnh đạo; trách nhiệm cá nhân của mỗi ngƣời đối với phần việc đƣợc giao. Để thực hiện những nguyên tắc đó phải có tính chủ động cao và tính tích cực cách mạng trong việc thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng.
Với học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, V.I.Lênin đã luận chứng một cách toàn diện những nguyên lý nói rằng việc thành lập đảng cách mạng của giai cấp vô sản, sự tăng cƣờng vai trò chính trị - xã hội và ảnh hƣởng của Đảng đối với quần chúng là tiền đề không thể thiếu đƣợc để phát triển cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nhằm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội và dân chủ, là điều kiện cần thiết để đƣa xã hội từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội bằng con đƣờng cách mạng.
Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, việc thực hiện thắng lợi học thuyết đó trong thực tiễn đã trở thành tài sản của toàn bộ phong trào cách mạng thế giới. Những điều ấy là tiền đề quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình.
Việc thành lập, củng cố và phát triển Đảng kiểu mới đã mở đầu cho việc tổ chức lại phong trào công nhân quốc tế, đáp ứng những nhu cầu của kỷ nguyên mới đã đến gần, tức là thời đại của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói rằng, với tài năng, tâm huyết cũng nhƣ những hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, V.I.Lênin đã xây dựng thành công học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Học thuyết đó đã mở đầu cho thời đại V.I.Lênin trong việc phát triển chủ nghĩa Mác, trong phong trào công nhân nƣớc Nga và thế giới. Với tất cả ý nghĩa đó, chủ nghĩa Lênin đã trở thành chủ nghĩa Mác của thời đại mới.
Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân không những đã đem lại thắng lợi cho nhân dân Nga mà còn đem lại thắng lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nƣớc trên thế giới. Thực tế lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh rằng, học thuyết Mác - Lênin về Đảng cộng sản đến nay vẫn có giá trị to lớn. Mặt khác, học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó đòi hỏi các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, thực tiễn chính trị và xã hội của đất nƣớc mình mà vận dụng sáng tạo. Thực tiễn ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây đã chứng tỏ rằng, mọi thành công hay thất bại của cách mạng vô sản đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, nếu ở bất cứ nơi nào và Đảng nào vận dụng quan điểm này một cách xơ cứng, duy ý chí, vi phạm nguyên tắc về Đảng của giai cấp công nhân thì nhất định trƣớc sau Đảng đó sẽ phạm sai lầm, đội
ngũ đảng viên chia rẽ, mất uy tín trƣớc quần chúng và có thể đƣa cách mạng đến thất bại nặng nề.