7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I.Lênin về Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của nó
2.1.1. Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân kiểu mới của giai cấp công nhân
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp công nhân, sau khi khái quát một cách khoa học và phân tích toàn bộ kinh nghiệm đã tích lũy đƣợc của phong trào công nhân Nga, với những điều kiện lịch sử mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. V.I.Lênin đã xây dựng nên học thuyết về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, một Đảng khác hẳn về chất so với các Đảng cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II.
Những tƣ tƣởng của V.I.Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới đƣợc thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu viết trƣớc Cách mạng Tháng Mƣời năm 1917 nhƣ: Những người bạn dân là thế nào và họ đã chống lại những người dân chủ ra sao; Làm gì; Hai sách lược của Đảng xã hội dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ; Một bước tiến hai bước lùi; Nhà nước và cách mạng; Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky; Thư gửi người đồng chí và những nhiệm vụ của chúng ta; Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo. . .
Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân – một đảng thực sự cách mạng, thực sự cộng sản – là sự kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuy trƣớc kia C.Mác và Ph.Ăngghen là những ngƣời đầu tiên đã đề ra những cơ sở cho sự thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân, nhƣng hai ông chƣa có điều kiện khái quát thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh cũng nhƣ chƣa có điều kiện thành lập một Đảng cách mạng để hiện thực hóa những tƣ tƣởng của mình. Sở dĩ có thể
coi những luận điểm của V.I.Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân là học thuyết về Đảng kiểu mới là bởi V.I.Lênin đã khái quát những tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, phát triển lên tầm cao mới và đƣa đến sự ra đời một lý luận hoàn chỉnh về Đảng của giai cấp công nhân.