Xây dựng Đảng về chính trị

Một phần của tài liệu Học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.2 Xây dựng Đảng về chính trị

Cùng với việc xây dựng và củng cố nền tảng tƣ tƣởng của Đảng thì vấn đề xác định bản chất chính trị của Đảng cũng đƣợc V.I.Lênin đặc biệt quan tâm trong công tác xây dựng Đảng.

Theo V.I.Lênin, tiêu chí để đánh giá bản chất giai cấp công nhân của Đảng bao gồm: Một là, Đảng lấy hệ tƣ tƣởng nào làm nền tảng? Hai là,

cƣơng lĩnh, đƣờng lối chiến lƣợc, tính chất hoạt động của Đảng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Ba là, Đảng do ai lãnh đạo? Bốn là, thành phần giai cấp công nhân của Đảng nhiều hay ít? Trên cơ sở đó, bằng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, V.I.Lênin đã không ngừng xây dựng và củng cố bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa cơ hội quốc tế, nhất là phái Mensêvích trong Đảng công nhân – xã hội Nga chủ trƣơng xóa nhòa ranh giới giữa Đảng và giai cấp, coi Đảng và giai cấp là một. V.I.Lênin chỉ rõ, Đảng là một bộ phận của giai cấp chứ không phải toàn bộ giai cấp. Đảng là ngƣời đƣa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, là ngƣời định hƣớng chính trị và là ngƣời giáo dục, động viên, tổ chức cho quần chúng hành động cách mạng. V.I.Lênin đã khẳng định, Đảng là đội tiền phong giác ngộ nhất của giai cấp vô sản và Đảng chỉ thu hút vào đội ngũ của mình những ngƣời giác ngộ nhất , có ý thức tổ chức và kỷ luật cao nhất trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng, Đảng là của giai cấp, nhƣng không phải toàn bộ giai cấp. Đảng chỉ thu hút vào đội ngũ của mình những ngƣời giác ngộ nhất, có ý thức và tổ chức kỷ luật cao nhất trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tại Đại hội II của Đảng công nhân xã hội – dân chủ Nga, V.I.Lênin khẳng định: không đƣợc lẫn lộn Đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp. Theo V.I.Lênin, vai trò tiên phong của Đảng phải đƣợc thể hiện trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Nhƣng trƣớc hết là trên lĩnh vực lý luận bởi lẽ “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến

sĩ tiền phong” [22, 32]. Đó cũng chính là lý do V.I.Lênin đã luận giải một

cách toàn diện, có hệ thống lý luận xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, phê phán mạnh mẽ chủ trƣơng sai lầm của những kẻ cơ hội, của phái kinh tế về vấn đề xây dựng Đảng.

Đứng trƣớc những sai lầm của phái kinh tế trong việc coi thƣờng lý luận, phủ nhận vai trò của lý luận, V.I.Lênin cho rằng, không có lý luận cách mạng thì không thể có một Đảng xã hội kiên cƣờng. Hơn nữa, chỉ khi nào có đƣợc một lý luận cách mạng soi đƣờng thì mới có thể củng cố đƣợc sự đoàn kết trong Đảng, đồng thời giúp cho Đảng đó xác định đúng phƣơng pháp đấu

tranh và phƣơng thức hoạt động. V.I.Lênin cho rằng, đối với Đảng dân chủ - xã hội Nga, ý nghĩa của lý luận lại càng quan trọng vì Đảng đang đứng trƣớc tình hình: Một là, Đảng vừa mới đƣợc thành lập, việc đấu tranh chống tình trạng bè phái, cơ hội chủ nghĩa để đƣa phong trào đi đúng hƣớng là cả một quá trình lâu dài. Hai là, chỉ có dựa trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc khác thì phong trào dân chủ - xã hội Nga mới có thể phát triển thuận lợi. Nhƣng muốn vận dụng kinh nghiệm của nƣớc ngoài mà chỉ hiểu biết một cách đơn giản những kinh nghiệm ấy hoặc sao chép một cách đơn giản những nghị quyết mới nhất của các Đảng ở các nƣớc khác thì không thể đƣợc, mà phải có thái độ phê phán hoặc kiểm nghiệm khi vận dụng những kinh nghiệm ấy. Muốn hoàn thành nhiệm vụ này thì phải có lực lƣợng lý luận hùng hậu và kinh nghiệm lý luận phong phú. Ba là, nhiệm vụ dân tộc đặt lên vai Đảng xã hội - dân chủ Nga là nhiệm vụ chƣa từng có đối với bất kỳ Đảng dân chủ xã hội nào trên thế giới. Điều đó đòi hỏi Đảng cần phải có lý luận để vũ trang cho mình, để phân tích tình hình và chỉ đạo hành động.

Lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh rằng, sự thất bại của các tổ chức cộng sản trƣớc đó là do nó chƣa có một cƣơng lĩnh chung, thống nhất để chỉ đạo đƣờng lối chiến lƣợc cho phong trào cách mạng. Khắc phục sự thiếu sót đó, V.I.Lênin chỉ rõ, Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân không chỉ lấy chủ nghĩa Mác làm hệ tƣ tƣởng nền tảng mà còn phải có cƣơng lĩnh và sách lƣợc cơ bản của mình. Đây là một tiêu chí cơ bản thể hiện vai trò tiên phong của Đảng. V.I.Lênin khẳng định: “ việc thảo ra những nghị quyết sách lƣợc đúng lại có một ý nghĩa trọng đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo tinh thần những nguyên tắc mácxít kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo đẽo theo đuôi các sự biến” [26, 6]. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng tuân theo cƣơng lĩnh và điều lệ, cơ sở của những văn kiện này là chủ nghĩa Mác –

Lênin. Cƣơng lĩnh quy định một cách khoa học các nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài của Đảng cũng nhƣ những con đƣờng và phƣơng pháp thực hiện những nhiệm vụ đó. V.I.Lênin viết: “Cƣơng lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà đảng muốn đạt được và vì

mục đích gì mà đảng đấu tranh [59, 203-204]. Mặt khác, một đảng đi trƣớc

các đảng khác ở chỗ “nó có một cƣơng lĩnh chính xác, đƣợc tất cả mọi ngƣời chấp nhận. Nó cũng phải làm gƣơng cho tất cả các đảng khác về thái độ chấp hành chặt chẽ các nghị quyết sách lƣợc của mình”[23, 6 -7].

Trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đã khẳng định, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và cấp bách là phải vạch ra cƣơng lĩnh và sách lƣợc của Đảng. Cƣơng lĩnh của Đảng phải hoàn toàn phản ánh đƣợc trình độ lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học đƣơng thời, phản ánh đúng đắn toàn bộ học thuyết của C.Mác và tính chất giai cấp công nhân của Đảng, phải phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, phải quán triệt tinh thần chống mọi chủ nghĩa cơ hội. Hơn nữa, cƣơng lĩnh của Đảng phải vạch rõ mục đích cuối cùng của Đảng là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, xóa bỏ xã hội tƣ bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, phải vạch ra một cách rõ ràng rằng con đƣờng để đạt tới mục đích đó là tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tƣ sản và triển khai cuộc đấu tranh của toàn thể nông dân ở nông thôn chống tàn dƣ của chế độ nông nô. Mặt khác, khi vạch ra cƣơng lĩnh của Đảng thì có thể tham khảo, mô phỏng nội dung cƣơng lĩnh của các Đảng xã hội – dân chủ ở các nƣớc khác, nhƣng không đƣợc sao chép một cách giản đơn, mà phải thể hiện đƣợc đầy đủ đặc điểm của nƣớc mình. Cuối cùng, cƣơng lĩnh của Đảng phải có tính chiến đấu, phải tố cáo mạnh mẽ chủ nghĩa tƣ bản Nga, phải tuyên chiến với nó. Từ thực tiễn xây dựng cƣơng lĩnh cho Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đi đến khái quát “cƣơng lĩnh phải đƣợc xây dựng

trên một cơ sở khoa học. Nó phải giải thích cho quần chúng rõ cách mạng cộng sản xảy ra nhƣ thế nào, tại sao nó nhất định phải xảy ra, ý nghĩa của nó, thực chất và sức mạnh của nó ra sao, nó phải giải quyết cái gì” [33, 214 -215].

Việc xác định một cách cụ thể và toàn diện cƣơng lĩnh chiến lƣợc, sách lƣợc của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga chính là tiền đề để đƣa đến sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tƣ sản tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mƣời Nga. Đây cũng chính là kinh nghiệm quý báu giúp các Đảng của giai cấp công nhân tự vạch ra cƣơng lĩnh chiến lƣợc, sách lƣợc của mình trong quá trình đấu tranh cách mạng.

Bản chất giai cấp công nhân của Đảng không chỉ thể hiện qua hệ tƣ tƣởng, qua cƣơng lĩnh chiến lƣợc, sách lƣợc của Đảng đó mà còn thể hiện thông qua thành phần giai cấp công nhân trong Đảng đó nhiều hay ít? Phải khẳng định rằng đây là vấn đề phức tạp, bởi trong thực tế dễ rơi vào hai xu thế: hoặc là phủ nhận thành phần giai cấp; hoặc là quá đề cao vấn đề thành phần giai cấp, dẫn đến rơi vào chủ nghĩa thành phần. Về vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng, Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, về mặt giai cấp, Đảng phải thu hút vào tổ chức của mình những phần tử ƣu tú nhất xuất phát từ công nhân. Song, không phải chỉ có công nhân mới có thể trở thành đảng viên Đảng cộng sản. V.I.Lênin kêu gọi “công nhân, nông dân lao động”, những ngƣời “đáng tin cậy”, những ngƣời “ƣu tú nhất” trong mọi tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội phải đƣợc tham gia hoạt động trong các tổ chức đảng. Nếu Đảng cộng sản không thu hút những phần tử tin cậy, ƣu tú nhất từ các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội thì không thể mở rộng cơ sở và đi sâu hoạt động của mình vào các tổ chức xã hội, sẽ rơi vào chủ nghĩa thành phần. Hơn nữa, yếu tố quyết định bản chất của Đảng là ở sự giác ngộ giai cấp, ở lập trƣờng, quan điểm của Đảng chứ không phải ở thành phần các giai cấp trong Đảng. V.I.Lênin cho rằng, các thành viên trong các giai cấp

khác nhau đều có thể trở thành đảng viên của Đảng cộng sản khi họ nắm vững một cách không điều kiện lập trƣờng, thế giới quan của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều không thể tránh khỏi có một số ngƣời không còn giữ đƣợc vai trò tiên phong. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng có chính quyền không thể tránh khỏi những phần tử cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng và mƣu đồ lợi ích cá nhân, phá hoại sự đoàn kết thống nhất của Đảng, làm giảm sút niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Vì vậy, song song với việc tích cực kết nạp đảng viên mới thì đồng thời cũng kịp thời đƣa ra những ngƣời không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc. V.I.Lênin nhấn mạnh:

Cần phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản

đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược. . .” [38, 154]. Những quan

điểm trên đây của V.I.Lênin là sự đấu tranh không khoan nhƣợng với lập trƣờng của phái Mensêvích khi phái này cho rằng, chỉ cần tham gia một phong trào nào đó là có thể trở thành đảng viên. Không chỉ vạch trần những luận điệu sai lầm của phái Mensêvích, quan điểm của V.I.Lênin còn khẳng định rõ bản chất của Đảng: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, lấy liên minh làm nền tảng và đấu tranh vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.

Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân trên cả phƣơng diện lý luận và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, để thực hiện vai trò là ngƣời lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tƣ sản và xây dựng xã hội mới thì theo V.I.Lênin, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với toàn bộ giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp Đảng giữ vững vai trò tiên phong của mình.

Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng. Nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của dân chúng thì mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng không trở

thành hiện thực. Vì vậy, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể thành công nếu Đảng tổ chức và phát huy đƣợc tính sáng tạo cách mạng của nhân dân. V.I.Lênin khẳng định: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện đƣợc

[34, 8]. Từ những tƣ tƣởng trên, V.I.Lênin luôn xây dựng và rèn luyện đảng của giai cấp vô sản gắn bó với quần chúng. Đảng của giai cấp công nhân là tổ chức “biết liên hệ, gần gũi và có thể nói là hòa bình tới một mức độ nào đó với quần chúng lao động rộng rãi, trƣớc hết là quần chúng vô sản, nhƣng cũng cả với quần chúng lao động không phải là vô sản” [36, 8]. Để có đƣợc sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động, theo V.I.Lênin không phải ngày một ngày hai mà phải trải qua một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, gian khổ ngay cả khi giai cấp vô sản đã giành đƣợc chính quyền. Khi đó, Đảng có nhiều điều kiện mới, công cụ mới rất thuận lợi cho việc tăng cƣờng mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân, đồng thời khi đảng viên có chức có quyền cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh dẫn đến thoái hóa, biến chất, xa dân. Lênin coi đó là một trong những nguy cơ mà đảng cầm quyền cần chú ý đề phòng, khắc phục. V.I.Lênin chỉ rõ: “…một trong những nguy hiểm lớn nhất và

đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng” [38, 426]. Để Đảng luôn giữ

đƣợc liên hệ mật thiết với nhân dân, theo V.I.Lênin trƣớc hết Đảng phải đổi mới lối làm việc của mình, phải làm cho Đảng thật sự là đội tiên phong của giai cấp vô sản cách mạng. Đồng thời V.I.Lênin cũng yêu cầu xử lý hết sức nghiêm minh đối với những cán bộ đảng viên xa rời quần chúng.

Học thuyết của V.I.Lênin về Đảng kiểu mới trở nên tƣơng đối hoàn chỉnh, hệ thống và khoa học một phần là bởi V.I.Lênin luôn luận chứng một cách rất toàn diện các luận điểm về Đảng mà ông đƣa ra. Khi khẳng định sự gắn bó chặt chẽ của Đảng với quần chúng nhân dân để thực hiện vai trò tiên

phong của mình, V.I.Lênin nhấn mạnh việc phải đề phòng khuynh hƣớng theo đuôi, hạ thấp trình độ Đảng xuống ngang trình độ quần chúng, “trong nội bộ Đảng càng ít có tình trạng dao động và không kiên định bao nhiêu, thì ảnh hƣởng của Đảng đối với những ngƣời trong quần chúng công nhân chung quanh Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng, sẽ càng rộng rãi, càng nhiều mặt, càng phong phú, càng hiệu quả bấy nhiêu” [24, 288-289]. Mối liên hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng có những hình thức khác nhau qua từng thời kỳ. Đối với thời kỳ sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi, Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác của nhân dân lao động. Những tổ chức đó nối liền Đảng với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Không có điều đó thì không thể có đƣợc chuyên chính vô sản.

Nhƣ vậy, cùng với việc xây dựng nền tảng tƣ tƣởng, lý luận thì vấn đề về bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân theo quan điểm của V.I.Lênin. Trên cơ sở xây dựng và chủng cố nền tảng tƣ tƣởng cùng với bản chất giai cấp công nhân của Đảng, V.I.Lênin đã vạch ra một kế hoạch xây dựng Đảng có tính sáng tạo để chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc xây dựng

Một phần của tài liệu Học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)