7. Kết cấu của luận văn
2.1.1.3. Nguyên tắc tổ chức của Đảng
V.I.Lênin đã phát triển những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về những cơ sở tổ chức của Đảng. Theo đó, những nguyên lý của V.I.Lênin nhằm xây dựng Đảng về mặt tổ chức xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa
Mác về vai trò của tổ chức đối với giai cấp vô sản và từ tính chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng không chỉ là đội tiền phong giác ngộ của giai cấp công nhân mà là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân. V.I.Lênin viết: “ . . .giai cấp vô sản vẫn có thể trở thành và tất nhiên sẽ trở thành - một lực lƣợng vô địch chỉ là vì một lý do này: sự thống nhất tƣ tƣởng của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý chủ nghĩa Mác đƣợc củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức tập hợp hàng triệu ngƣời lao động thành một đạo quân của giai cấp công nhân. Đƣơng đầu với đạo quân ấy, thì tất cả cái chính quyền đã già cỗi của chế độ chuyên chế Nga hoàng lẫn cái uy lực đang già cỗi của tƣ bản quốc tế cũng đều không thể nào chống lại nổi” [24, 490].
Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân, của toàn thể những ngƣời lao động, hƣớng sự cố gắng của họ vào một mục đích. Mà điều đó cũng chỉ thực hiện đƣợc trong trƣờng hợp nếu nhƣ tất cả đảng viên trong Đảng phải đƣợc tổ chức lại, đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào một trong các tổ chức của Đảng phục tùng tất cả mọi quyết định của Đảng và mọi yêu cầu của kỷ luật đảng. V.I.Lênin giải thích: “Nếu tôi nói rằng đảng phải là một tổng số (không phải là một tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức, . . . Nguyên tắc đó cũng đã đƣợc V.I.Lênin diễn đạt một cách đầy đủ nhất ở điều 1 trong Điều lệ Đảng mà Ngƣời đã bảo vệ tại Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga và đã đƣợc Đại hội III (1905) thông qua, ở cá Đại hội IV Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga (1906) sau này nữa. Khi nói thực chất công thức của mình trong điều 1 Điều lệ Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, trong tác phẩm Một
bước tiến, hai bước lùi, V.I.Lênin viết: “…tôi muốn trình bày một cách tuyệt
đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức” [24, 286]. Đƣa ra công thức về điều 1 Điều lệ Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đã bảo vệ tính chất tiên
phong của Đảng, nêu cao danh hiệu đảng viên, phòng ngừa phần tử cơ hội chui vào Đảng.
V.I.Lênin cho rằng: Đảng là bộ phận có tổ chức, điều đó có nghĩa, Đảng là chỉnh thể cố kết vững chắc, có kỷ luật nghiêm minh chặt chẽ, quy định những mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa bộ phận với toàn bộ, v. v. .
Trong tác phẩm Làm gì, phê phán quan điểm của phái Mensêvích về cái gọi là nội dung quan trọng hơn hình thức, cƣơng lĩnh quan trọng hơn tổ chức, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất trong những vấn đề cƣơng lĩnh và sách lƣợc là điều kiện tất yếu, nhƣng chƣa đầy đủ để đảm bảo sự thống nhất của đảng và sự tập trung hóa công tác của đảng. . . Muốn đạt đƣợc sự thống nhất trên đây, thì còn phải có sự thống nhất về tổ chức nữa, điều này không thể thực hiện đƣợc đối với một đảng vừa mới ít nhiều vƣợt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một tiểu tổ, và chƣa có một bản điều lệ đã đƣợc chính thức quy định, chƣa có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, bộ phận phục tùng toàn bộ. . .” [24, 454 – 455].
V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tƣ sản, giai cấp công nhân không có vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức; rằng, tổ chức quả là một vũ khí nhờ đó mà giai cấp vô sản sẽ tự giải phóng; rằng, đối với giai cấp công nhân thì tổ chức là vũ khí đấu tranh giai cấp. Theo V.I.Lênin: “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức. Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô chính phủ đang thịnh hành trong giới tƣ sản, bị đè nặng dƣới sự lao động nô lệ cho tƣ bản, luôn luôn bị dìm sâu “tận đáy” của cảnh khổ cực, của sự cùng quẫn và của sự thoái hóa, nhƣng giai cấp vô sản vẫn có thể - và tất nhiên sẽ trở thành – một lực lƣợng vô địch, chỉ là vì một lý do này: sự thống nhất tƣ tƣởng của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý chủ nghĩa Mác đƣợc củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức” [24, 490]. V.I.Lênin
nhấn mạnh: “. . .tính tự giác của đội tiên phong còn biểu hiện ở chỗ là nó biết tự tổ chức. Mà sau khi đã đƣợc tổ chức, nó có một ý chí thống nhất, và ý chí thống nhất ấy của một nghìn, một trăm nghìn, một triệu ngƣời tiên tiến sẽ trở thành ý chí của giai cấp” [29, 47-48].
Trong nhiều bài nói, bài viết nổi tiếng của mình nhƣ Một bước tiến, hai bước lùi, Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản, Dự thảo điều
liệ của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, . . . V.I.Lênin đã lý giải những
nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng vô sản. Đó là:
* Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc kết hợp một cách hữu cơ giữa tập trung và dân chủ, là thuộc tính vốn có của Đảng cách mạng của giai cấp công nhân ; đƣợc coi là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng cộng sản, vì nó bắt nguồn từ bản chất và nhiệm vụ của Đảng. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng và hoạt động của Đảng phải dựa trên cơ sở của một điều lệ thống nhất, lãnh đạo phải từ một trung tâm thống nhất (đại hội đảng và khoảng thời gian giữa các đại hội là ban chấp hành trung ƣơng); có kỷ luật thống nhất; thiểu số phục tùng đa số; việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo phải tiến hành từ dƣới lên trên; các cơ quang đảng phải báo cáo từng thời kỳ trƣớc các tổ chức của mình. Chỉ tuân theo những yêu cầu đó thì đảng mới có thể thực hiện đƣợc vai trò lãnh tụ của giai cấp công nhân.
Nhấn mạnh ý nghĩa của chế độ tập trung, V.I.Lênin viết: “. . .trước kia,
đảng ta chƣa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tƣ tƣởng. Hiện nay, chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tƣ tƣởng thành uy tín về quyền lực, khiến cấp dƣới phải phục tùng cấp trên của đảng” [24, 428 – 429].
Theo V.I.Lênin, một đảng thống nhất và tập trung của giai cấp công nhân phải là một Đảng có kỷ luật. Nếu nhƣ không có một kỷ luật thống nhất và những trách nhiệm thống nhất trong khi thi hành nghị quyết và các yêu cầu của điều lệ đảng thì sẽ không thể tránh khỏi mọi biểu hiện bè phái và phe nhóm trong các đội ngũ của Đảng, những biểu hiện đó sẽ dẫn Đảng đến chỗ tan rã. Kỷ luật phải bắt buộc nhƣ nhau đối với tất cả mọi đảng viên.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố: tập trung và dân chủ. Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đó cho phép Đảng xem xét một cách toàn diện vận dụng đƣợc các kinh nghiệm, ý kiến của tất cả các đảng viên và các tổ chức đảng cùng các sáng kiến và óc sáng tạo của địa phƣơng, tìm ra các con đƣờng và phƣơng tiện khác nhau để đi đến mục đích chúng.
Tập trung là nhằm tạo sự thống nhất cao về mục tiêu, lý tƣởng, về quan
điểm, đƣờng lối của Đảng trong toàn thể cán bộ, đảng viên; làm cho Đảng thống nhất về tƣ tƣởng và hành động; tạo sự thống nhất từ Trung ƣơng đến cơ sở, có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các tổ chức đảng và đảng viên. V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất trong những vấn đề cơ bản, căn bản, chủ yếu, không những không bị tổn hại mà trái lại còn đƣợc đảm bảo bằng muôn hình
vạn trạng trong những chi tiết, trong những đặc điểm địa phƣơng, trong cách
đề cập vấn đề, trong những biện pháp áp dụng kiểm soát” [32, 243 - 244].
Không những vậy, tập trung dân chủ bảo đảm quyền tự do rộng rãi cho mọi đảng viên phát huy năng lực của mình, rèn luyện cho họ nhãn quan chính trị sâu rộng, biết giải quyết mọi vấn đề trên lập trƣờng chung của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với sự nghiệp và tiền đồ của Đảng.
Dân chủ là nhằm phát huy cao nhất trí tuệ và sáng tạo của các cấp bộ
thành và tổ chức thực hiện thông qua dân chủ để quyết định đó đƣợc đúng đắn, phù hợp với quy luật và ý chí của con ngƣời.
Nói đến nguyên tắc tập trung dân chủ, mối quan hệ tập trung với dân chủ là nói đến mối quan hệ thiểu số với đa số, mối quan hệ cấp dƣới với cấp trên, mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức. Đây là mối quan hệ biện chứng của hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Vì vậy, không đƣợc coi nhẹ mặt nào của nguyên tắc này. Nhấn mạnh tập trung dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, gia trƣởng. Nhấn mạnh dân chủ dễ rơi vào tình trạng vô chính phủ, cục bộ địa phƣơng, bè phái...
Cả hai khuynh hƣớng nêu trên đều dẫn tới làm suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng và làm tan rã Đảng về mặt tƣ tƣởng và tổ chức.
Thực hiện nguyên tắc này giúp cho Đảng nâng cao trình độ trí tuệ đủ sức lãnh đạo giai cấp hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó.
Vì vậy, tập trung dân chủ, là nguyên tắc tổ chức cơ bản, phân biệt chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng khác. Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng Cộng sản từ bản chất.
* Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
Đảng cộng sản phải là một khối thống nhất về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Đoàn kết thống nhất là nguồn sức mạnh của Đảng, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân. Để sự thống nhất trong Đảng luôn luôn đƣợc củng cố và phát triển, Đảng cần phải thƣờng xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình.
Theo V.I.Lênin, Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, tự vạch ra sai lầm, khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân và tìm cách sửa chữa. V.I.Lênin coi đây là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét một Đảng có thật sự là Đảng mácxít chân chính hay không. Đây cũng là một tiêu chuẩn, một nguyên tắc của Đảng vô sản kiểu mới. V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Thái độ
của một chính đảng trƣớc những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để xét xem đảng ấy có nghiêm túc không và có thực sự làm tròn nghĩa vụ của mình đối với giai cấp mình và đối
với quần chúng lao động không. Công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên
nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy - đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huấn luyện giai cấp, rồi đến quần chúng” [36, 51]. Nếu một Đảng không dám nói thật bệnh của mình, không dám chuẩn đoán bệnh của mình một cách thẳng tay và tìm phƣơng thuốc cứu chữa bệnh đó, thì Đảng đó khó lòng mà tồn tại đƣợc, cũng nhƣ khó lòng đƣợc quần chúng tôn trọng và tin theo. Theo V.I.Lênin, Đảng không đƣợc giấu giếm những sự thật đối với quần chúng, không đƣợc che giấu những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải, Đảng phải mạnh dạn tiến hành “. . . công tác tự phê bình của mình và tiếp tục bóc trần một cách không khoan nhƣợng những thiếu sót của bản thân mình” [24, 220].
Trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi, V.I.Lênin đã vạch mặt phái Mensêvích lợi dụng phê bình và phê bình vô nguyên tắc “ngồi lê đôi mách ở bên ngoài đại hội” [24, 404]. Ngƣời cho đó là hành vi vu khống, là hành động thiếu nhân cách.
Sở dĩ V.I.Lênin yêu cầu Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân phải thực hiện triệt để nguyên tắc tự phê bình và phê bình vì xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp rất vĩ đại nhƣng cũng rất mới mẻ. Trong sự nghiệp đó, theo V.I.Lênin sẽ không thể tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm, thiếu sót. Ai sợ khó khăn trong việc kiến thiết chủ nghĩa xã hội, ai đó bị khó khăn làm cho mình khiếp đảm, ai tỏ ra tuyệt vọng hay hoang mang hèn nhất, ngƣời đó không phải là một ngƣời xã hội chủ nghĩa. Và theo V.I.Lênin , chỉ có kẻ nào không hề thực hành một công tác thực tiễn nào thì mới không bị sai lầm.
Đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình, V.I.Lênin đã phê phán quan điểm cho rằng, Đảng lãnh đạo chính quyền thì không nên tự phê bình và phê bình vì nhƣ vậy kẻ thù giai cấp sẽ lợi dụng. Trái lại, V.I.Lênin cho rằng, tự phê bình và phê bình luôn luôn là quy luật phát triển của Đảng vô sản. Những Đảng đã lãnh đạo chính quyền lại càng cần thực hành tự phê bình và phê bình vì sau khi cách mạng thắng lợi, “tính kiêu căng cộng sản” dễ làm cho ngƣời cộng sản khó nhận ra khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình là để chống lại bệnh quan liêu – một nguy cơ lớn nhất đối với Đảng lãnh đạo chính quyền. Tự phê bình và phê bình theo V.I.Lênin không phải là việc đi vào “những chuyện lặt vặt” hay “những chuyện đấu khấu và lục đục với nhau” mà là phải hƣớng vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng. Do đó, tự phê bình và phê bình phải đƣợc tiến hành trên cơ sở đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và những tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng.
Tƣ tƣởng về tự phê bình và phê bình của V.I.Lênin đƣợc thể hiện rõ nét và nổi bật qua cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi
mà V.I.Lênin đã viết. Tƣ tƣởng đó sau này tiếp tục đƣợc V.I.Lênin phát triển thêm trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản và trong nhiều tác phẩm khác Ngƣời viết sau Cách mạng Tháng Mƣời.
Tự phê bình và phê bình là quy luật sinh hoạt và phát triển của Đảng
cộng sản. Tự phê bình và phê bình giúp phát hiện những hình thức và phƣơng pháp hoạt động lỗi thời, kịp thời khái quát những cái mới, tiên tiến trong sinh hoạt đảng. Đảng sử dụng một cách có ý thức phƣơng pháp tự phê bình và phê bình để giải quyết những nhu cầu chín muồi của sự phát triển riêng của đảng và sự phát triển chung của xã hội xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh: Tự phê bình là cần thiết không thể thiếu đƣợc đối với bất kỳ một đảng chân chính và đầy sức sống nào.
Ông cho rằng tự cao, tự đại không thấy những thiếu sót và sai lầm của