Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm triết học tiêu biểu của

Một phần của tài liệu Học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm triết học tiêu biểu của

1.3. Một số tƣ tƣởng triết học chính trị của V.I.Lênin

1.3.1 Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm triết học tiêu biểu của V.I.Lênin V.I.Lênin

1.3.1.1. Thân thế và sự nghiệp của V.I.Lênin

Vlađimia Ilich Lênin sinh ngày 22 – 4 -1870 trong một gia đình trí thức Nga ở vùng Simbirsk (nay là Ulianôvskơ). Mƣời bảy tuổi, ông vào học Trƣờng Đại học Tổng hợp Cadan và tham gia hoạt động trong nhóm sinh viên cấp tiến có tƣ tƣởng chống chế độ Nga Sa hoàng, bị bắt và phải đi đày một năm. Ông tham gia nhóm cách mạng của N.E.Phêđôxaép, nghiên cứu các tác phẩm của chủ nghĩa Mác. Năm 1893, V.I.Lênin tham gia Đảng Xã hội – dân chủ Nga và trở thành một trong những ngƣời tổ chức và lãnh đạo cách mạng Nga.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, V.I.Lênin là ngƣời đã có cống hiến đặc biệt xuất sắc trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác và là ngƣời sáng lập nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Di sản V.I.Lênin đã có tầm ảnh hƣởng sâu rộng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành tài sản chung của toàn nhân loại trong

hành trình xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Điều đó có thể khái quát ở hai điểm chủ yếu:

Thứ nhất, V.I.Lênin là người kế tục, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại mới

Chủ nghĩa Mác ra đời từ giữa thế kỷ thứ XIX, với tác phẩm Tuyên ngôn

của Đảng Cộng sản. Kể từ đó, giai cấp công nhân đã có một học thuyết cách

mạng dẫn đƣờng trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của giai cấp tƣ sản nhằm giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại. Dƣới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân đã đƣợc tổ chức, đƣợc lãnh đạo bởi chính đảng của mình. Ảnh hƣởng của chủ nghĩa Mác ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới.

Là một thanh niên trí thức có tƣ tƣởng cấp tiến, không chấp nhận chế độ Nga hoàng thối nát, lạc hậu, V.I.Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống chế độ hiện hành. V.I.Lênin nhận thấy bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, tự nguyện trở thành một ngƣời mácxít và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự thành công của chủ nghĩa Mác.

Vƣợt qua nhiều khó khăn thử thách, V.I.Lênin luôn kiên định lập trƣờng mácxít, đấu tranh không khoan nhƣợng với các thế lực thù địch bằng luận cứ khoa học sắc bén, V.I.Lênin đã phê phán triệt để tƣ tƣởng tả khuynh, hữu khuynh, nhân danh chủ nghĩa Mác để chống phá chủ nghĩa Mác, phê phán tƣ tƣởng của phái “dân túy Nga”, phái “mácxít hợp pháp” và muôn vàn biểu hiện khác của chủ nghĩa xét lại, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa Mác đã đƣợc phát triển một cách toàn diện cả về lĩnh vực triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

V.I.Lênin đã có cống hiến xuất sắc trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật mácxít trên hàng loạt các khía cạnh nhƣ quan niệm về vật chất, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về các khái niệm, phạm trù triết học, về lý luận nhận thức cùng hàng loạt các vấn đề cơ bản khác của triết học. Ngƣời

đặc biệt quan tâm đến phép biện chứng và có những đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực này. Theo V.I.Lênin, giữa phép biện chứng logic học và lý luận nhận thức có sự thống nhất. Tƣ tƣởng này đã đƣợc khẳng định là đúng đắn.

V.I.Lênin cũng phát triển lý luận kinh tế - chính trị học mácxít trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa trên hàng loạt các vấn đề nhƣ: quá trình hình thành chủ nghĩa tƣ bản ở Nga; về tính chất “đan xen” khách quan của các thành phần kinh tế và tính không thuần nhất của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về kinh tế tƣ bản nhà nƣớc và sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia tƣ sản, về chế độ hợp tác, về vai trò và biện pháp công nghiệp hóa, cải tạo và phát triển nông nghiệp, thƣơng nghiệp xã hội chủ nghĩa, về việc sử dụng động lực lợi ích trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, . .

Trƣớc thực tiễn mới của thời đại, V.I.Lênin đã có đóng góp to lớn làm phong phú chủ nghĩa xã hội khoa học. Tiêu biểu là lý luận về xây dựng Đảng kiểu mới, về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, lý luận về nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa; về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân mà nòng cốt là khối liên minh công – nông – trí thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện một nƣớc tiểu nông lạc hậu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn đã đƣợc V.I.Lênin nghiên cứu và giải quyết đúng đắn mà Chính sách Kinh tế mới (NEP) là một trong nhiều dẫn chứng chứng minh sự phát triển hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nƣớc Nga. Những sáng tạo đó cho thấy năng lực trí tuệ và sự nhạy cảm của V.I.Lênin khi đánh giá tình hình thực tế cũng nhƣ sự trung thành của ông với chủ nghĩa Mác. Di huấn mà V.I.Lênin để lại cho chúng ta là, phải luôn xuất phát từ thực tiễn, phải phân tích cụ thể tình hình cụ thể và ông xem đó là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.

Những đóng góp xuất sắc của V.I.Lênin về tƣ tƣởng và lý luận đã làm thành “giai đoạn Lênin” của quá trình phát triển chủ nghĩa Mác nhƣ Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ngƣời kế tục một cách thiên tài sự nghiệp vĩ đại của Mác và Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới là V.I.Lênin” [50, 513].

Thứ hai, V.I.Lênin là người đưa chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận trở thành hiện thực, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mƣời Nga vĩ đại đã dẫn tới sự hình thành nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Là lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mƣời, V.I.Lênin đã biến những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực sinh động. Thông qua cuộc cách mạng đó, Ngƣời đã giải đáp vấn đề cơ bản nhất mà thời đại mới đặt ra cho giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Nhờ phân tích chính xác sự chuyển hóa của chủ nghĩa tƣ bản dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa đế quốc, Ngƣời đã vạch ra các đặc điểm, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và dự báo về sự tất yếu diệt vong của nó. Nhận định thiên tài của V.I.Lênin về quy luật phát triển không đều và sự xuất hiện khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc cùng khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng!” đã chỉ ra thời cơ cho Cách mạng Tháng Mƣời thắng lợi, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Qua thực tiễn Cách mạng Tháng Mƣời, V.I.Lênin đã làm rõ tính tất yếu của con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của mọi dân tộc nhƣ là biểu hiện biện chứng giữa cái phổ biến và cái đặc thù, vì vậy, sớm muộn, các dân tộc sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng cách riêng của mình, mỗi dân tộc sẽ in dấu ấn của mình lên tiến trình, biện pháp, con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong bối cảnh chủ nghĩa tƣ bản duy trì nạn áp bức giai cấp cùng nạn áp bức dân tộc, phát động các cuộc chiến tranh đế quốc, V.I.Lênin khẳng định, các dân tộc có quyền bình đẳng, quyền tự quyết và sự liên hiệp giữa giai cấp công nhân các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc là một tất yếu

lịch sử. Khẩu hiệu nổi tiếng của Ngƣời là: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Tƣ tƣởng ấy của V.I.Lênin cùng ảnh hƣởng của Cách mạng Tháng Mƣời Nga đã mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc vô cùng mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XX, hình thành một dòng thác cách mạng tấn công vào dinh lũy của chủ nghĩa đến quốc.

V.I.Lênin đã nhận thấy vai trò to lớn và mối quan hệ mật thiết của cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới, “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Đó là chỉ dẫn quý báu cho các dân tộc trong quá trình lựa chọn con đƣờng phát triển nếu không muốn độc lập chỉ tồn tại về hình thức.

Viết về những cống hiến của V.I.Lênin, ngay sau khi Ngƣời từ trần (ngày 21-1-1924), trong Văn kiện Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ƣơng Liên Xô họp ngày 22 - 1- 1924 có đoạn: “Đã qua đời một con ngƣời mà dƣới sự chỉ đạo đầy tính chiến đấu của Ngƣời đó, Đảng ta đã lao mình trong khói súng, và bàn tay đầy sức mạnh của Đảng đã nắm đƣợc ngọn cờ đỏ Tháng Mƣời trên khắp đất nƣớc, đã quét sạch đƣợc sự chống đối của kẻ thù, đã khẳng định đƣợc chắc chắn quyền lãnh đạo của nhân dân lao động ở nƣớc Nga. Đã qua đời Ngƣời xây dựng Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế, niềm kính yêu và tự hào của giai cấp vô sản thế giới, ngọn cờ của Phƣơng Đông bị áp bức, đầu não của nền chuyên chính công nhân ở Nga” [41, 215].

1.3.1.2. Một số tác phẩm triết học tiêu biểu của V.I.Lênin

Trong sự nghiệp của mình, V.I.Lênin đã để lại rất nhiều tác phẩm lý luận có giá trị to lớn, từ đó đã bảo vệ và phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác, đặc biệt là triết học, với những kết luận mới phù hợp với thực tiễn lịch sử và khoa học.

Trong giai đoạn mở đầu sự phát triển triết học Mác (1893 – 1907), V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm triết học quan trọng nhƣ: Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?

(1894); Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn

sách của ông Xtơru về nội dung đó (1894); Làm gì? (1902) . . . Qua các tác

phẩm đó, V.I.Lênin đã vạch trần bản chất phản cách mạng, giả danh “ngƣời bạn của dân” của bọn dân túy ở Nga vào những năm 90 thế kỷ XIX. Ngƣời đã phê phán quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của những nhà dân túy. Trong cuộc đấu tranh đó, V.I.Lênin không những bảo vệ chủ nghĩa Mác khỏi sự xuyên tạc của những ngƣời dân túy mà còn phát triển, làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của Mác.

Trong tác phẩm Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh

chống những người dân chủ - xã hội ra sao?, V.I.Lênin đã đấu tranh chống

chủ nghĩa duy tâm, phƣơng pháp siêu hình của phái dân túy và bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác. V.I.Lênin đã phê phán mạnh mẽ tƣ tƣởng của Mikhailốpxky phủ nhận tính khách quan của chân lý, không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, coi chủ nghĩa Mác là phƣơng pháp siêu hình và giáo điều, là không đƣợc luận chứng, là truyền bá vào nƣớc Nga một cách giả tạo. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, C.Mác là ngƣời sáng tạo triết học, vạch thời đại mới trong sự phát triển tƣ tƣởng của nhân loại. Phép biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo khác về chất với phép biện chứng của Hêghen. Phép biện chứng mácxít có nhiệm vụ nhận thức thế giới khách quan và những quy luật của nó. Và nhờ vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc xem xét các hiện tƣợng xã hội mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nâng xã hội học lên trình độ một khoa học thực sự chân chính về xã hội.

Đặc biệt, V.I.Lênin đã chú ý nghiên cứu vấn đề quy luật phát triển của hình thái kinh tế - xã hội, đã phê phán tính chất duy tâm chủ quan trong quan niệm của phái dân túy về đời sống xã hội. V.I.Lênin chỉ ra rằng, chủ nghĩa Mác coi hình thái kinh tế - xã hội nhƣ là một trình độ lịch sử cụ thể của sự phát triển xã hội với sự tác động của các quy luật vốn có của nó – quy luật

quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và các quy luật khác.

Trong tác phẩm Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán

trong cuốn sách của ông Xtơru về nội dung đó, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc

mối quan hệ biện chứng giữa triết học mácxít và thực tiễn cách mạng, phê phán “chủ nghĩa Mác hợp pháp” đã lấy chủ nghĩa Cantơ mới làm cơ sở triết học, tách rời lý luận và thực tiễn. ông chứng minh tính đảng của thế giới quan, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa quan điểm về tính đảng của giai cấp vô sản và cái gọi là chủ nghĩa khách quan của phái “chủ nghĩa Mác hợp pháp”. Tính đảng vô sản thống nhất biện chứng với tính khách quan khoa học trong quan niệm về thế giới.

Trong tác phẩm Làm gì?, V.I.Lênin phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử khi đấu tranh chống phái kinh tế và lý luận tự phát. Ngƣời phát triển tƣ tƣởng về các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản trƣớc khi có chính quyền: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tƣ tƣởng, trong đó Ngƣời khẳng định đấu tranh chính trị là quyết định, vì mục đích của nó là tiến đến lật đổ giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. Hệ tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa không hình thành tự phát, mà đƣợc đƣa vào phong trào công nhân thông qua đấu tranh chính trị.

Năm 1908, V.I.Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa

kinh nghiệm phê phán. Ý nghĩa tổng quát của tác phẩm là đã giải đáp đƣợc

những vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với triết học Mác lúc đó, khái quát về mặt triết học những thành tựu khoa học tự nhiên, phê phán toàn diện triết học duy tâm và chủ nghĩa xét lại trong triết học. V.I.Lênin phê phán quan điểm sai lầm về nhận thức thế giới vật chất, đƣa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đƣợc đem lại cho con ngƣời trong cảm giác, đƣợc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [27, 151].

Nhƣ vậy, đối lập với chủ nghĩa duy tâm (bao gồm cả chủ nghĩa bất khả tri), chủ nghĩa duy vật biện chứng coi vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập ngoài ý thức con ngƣời và đƣợc phản ánh trong cảm giác, do đó, có thể nhận thức đƣợc. Sự khẳng định về tính có thể nhận thức đƣợc của thế giới vật chất khách quan gắn liền với việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện tƣ tƣởng của Ph.Ăngghen về vấn đề cơ bản của triết học, cũng nhƣ với sự phát triển lý luận phản ánh. Phát triển lý luận phản ánh, V.I.Lênin đã vạch ra bản chất của cảm giác. Cảm giác là sự chuyển hóa năng lƣợng của sự kích thích bên ngoài vào thành một yếu tố của ý thức. Khi bảo vệ lý luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng, V.I.Lênin đã đấu tranh chống quan niệm của những ngƣời theo chủ nghĩa Makhơ đồng nhất cảm giác với sự vật kiểu Béccơli và Hium, cũng nhƣ chống sự tách rời tuyệt đối cảm giác và sự vật kiểu Cantơ đi tới phủ nhận khả năng con ngƣời có thể nhận thức đúng đắn sự vật khách quan.

Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng là mẫu mực của sự phát triển các quan điểm duy vật mácxít về lịch sự xã hội.

Một phần của tài liệu Học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)