Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập (Merger & Acquisition) tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 103)

3.3.1 Xây dng ngân hàng bc cu – công c thc hin M&A ti Vit Nam

Ngân hàng bắc cầu (Bridge bank) được sử dụng trong trường hợp việc xử lý đóng cửa ngay bằng giải thể, phá sản những ngân hàng có vấn đề có thể gây tác động tiêu cực lớn đến hệ thống tài chính và niềm tin của cộng đồng. Thành lập ngân hàng bắc cầu để tạm thời tiếp nhận, duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị cơ quan có thẩm quyền chỉ định bán hoặc sáp nhập cho đến khi tìm được ngân hàng đứng ra mua hoặc nhận sáp nhập để chuyển giao hoặc đưa ra được giải pháp xử lý cuối cùng. Việc hình thành ngân hàng bắc cầu sẽ góp phần ngăn chặn sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng

quá lớn, từ đó tránh được những chấn động tiêu cực đối với hệ thống tài chính và đối với niềm tin của công chúng. Nó cũng tạo ra một khoảng thời gian cho cơ quan chức năng tính toán đưa ra quyết định xử lý cuối cùng đối với ngân hàng có vấn đề, bảo tồn và không để giá trị tài sản của ngân hàng có vấn đề bị giảm sút và cuối cùng là góp phần bảo vệ người gửi tiền, duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.

Sau khi tiếp quản công việc kinh doanh từ ngân hàng thuộc diện M&A, ngân hàng bắc cầu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh trong việc huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để tăng nguồn vốn hoạt động; thực hiện chi trả bảo hiểm cho các khoản tiền gửi được bảo hiểm có yêu cầu rút; tiếp tục cân đối nguồn vốn để chuẩn bị giải quyết cho các khoản tiền gửi không được bảo hiểm có nhu cầu rút. Đồng thời, thực hiện kiểm tra, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn cũng như tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong khả năng cho phép. Các khoản vay mới thì phải được cân nhắc về mục đích và thời hạn cho vay để không gây ra những khó khăn cho việc chuyển giao hoạt động kinh doanh sang ngân hàng nhận mua hoặc cho sáp nhập.

Ngân hàng bắc cầu chủ động tìm kiếm đối tác tiếp nhận lại thông tin qua các hình thức gửi hồ sơ mời thầu đến các tổ chức tài chính tiềm năng có khả năng mua lại hoặc hợp nhất theo từng phần hoặc toàn bộ tài sản còn lại và các nghĩa vụ nợ. Sau đó, tổ chức xét thầu trên cơ sở đấu giá cạnh tranh có so sánh với chi phí thanh lý ước tính để lựa chọn nhà thầu có phương án giá cao nhất nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi.

Ngân hàng bắc cầu sẽ chấm dứt hoạt động khi đã tìm được một ngân hàng nhận mua và hoàn tất toàn bộ thủ tục chuyển giao ngân hàng hoặc khi kết thúc thời hạn hoạt động của ngân hàng bắc cầu.

3.3.2 Khai thác hiu qu hot động công ty qun lý và khai thác tài sn

Với chức năng chính là mua, bán, quản lý và xử lý các tài sản và nghĩa vụ nợ phục vụ cho quá trình mua bán, sáp nhập, những ngân hàng thuộc diện chỉ định, buộc phải bị phá sản hoặc sáp nhập chưa có ngân hàng nào đứng ra nhận mua hoặc cho sáp nhập, do vậy tạm thời được công ty sắp xếp chuyển giao cho ngân hàng bắc cầu tiếp nhận.

Hiện tại, một số các ngân hàng có thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế hoạt động các công ty này chủ yếu phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của bản thân nội bộ các ngân hàng, làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính của các ngân hàng này.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, Mỹ và một số các quốc gia khác đã sử dụng rất hiệu quả hai công cụ là ngân hàng bắc cầu và công ty quản lý tài sản do nhà nước quản lý. Nếu không có sự hiện diện của hai công cụ này, thời gian tiến hành hoạt động M&A ngân hàng sẽ kéo dài, hiệu quả thấp và đặc biệt là có thể sẽ phải sử dụng nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, để hoạt động M&A phát huy tác dụng và phù hợp với kinh tế thị trường theo chuẩn mực quốc tế cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động của ngân hàng bắc cầu, công ty quản lý và khai thác tài sản tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng có hiệu quả.

Kết lun chương 3

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, những động thái thay đổi của nó có thể làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của một quốc gia, vì vậy để có một hệ thống tài chính quốc gia ổn định thì cần phải có các ngân hàng khỏe mạnh. Muốn được như vậy, không thể duy trì hoạt động của những ngân hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, năng lực cạnh tranh thấp mà phải có những giải pháp nhằm tăng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Trong phần này, luận văn trình bày phương hướng hoạt động M&A ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc tiến hành M&A ngân hàng nêu ở chương 2, chương 3 đã trình bày một số giải pháp để có thể khắc phục những tồn tại này. Qua đó, có thể giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nắm rõ hơn những lợi ích mà M&A đem lại với mục đích thúc đẩy thị trường M&A ngân hàng phát triển tại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân

hàng nội địa, tránh trường hợp bị thôn tính bởi các ngân hàng nước ngoài khi không còn sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng Việt Nam và 100% nước ngoài. Các giải pháp đi xuyên suốt quá trình từ khi các nhà quản trị ngân hàng bắt đầu có ý tưởng M&A đến khâu hậu sáp nhập các ngân hàng, từ tầm quản lý nhà nước đến bản thân nội bộ các ngân hàng. Các giải pháp này có thể sẽ giúp cho các thương vụ M&A ngân hàng thành công, đem lại kết quả như mong đợi của các bên sáp nhập thậm chí có thể hơn thế nữa.

KT LUN

Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, sự vững mạnh hay yếu kém của nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nền kinh tế của một đất nước. Một nền kinh tế phát triển mạnh cũng có nghĩa hệ thống các ngân hàng của đất nước đó phát triển mạnh. Ngân hàng phát triển đem lại nguồn tài chính dồi dào cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh.

Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho đất nước cùng với những thách thức mới. Các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng tầm hoạt động, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó đơn vị nào không theo kịp đà phát triển sẽ bị bỏ lại phía sau, bị loại ra khỏi cuộc đua trên thương trường. Điều này không loại trừ đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên một doanh nghiệp bị loại ra đường đua thì tầm ảnh hưởng sẽ không giống như tầm ảnh hưởng một ngân hàng. Khi một ngân hàng đổ vỡ không chỉ liên quan đến tình hình tài chính của các cá nhân và đơn vị có gửi tiền vào ngân hàng đó mà còn cả một hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Ví dụ như trường hợp ngân hàng Lehman Brother của Mỹ sau khi tuyên bố phá sản ngày 15 tháng 9 năm 2008 đã tạo cú sốc mới trên thị trường tài chính Mỹ và lan ra trên cả thế giới như hiệu ứng domino làm cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm.

Hiện tại năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại Việt nam còn thấp, các sản phẩm, dịch vụ còn ít, chưa được đa dạng để có thể phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, hiện nay một số ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006. Với làn sóng ngân hàng nước ngoài đến Việt Nam như hiện nay và đặc biệt thời gian sắp tới, khi Việt nam cam kết gỡ bỏ dần các ràng buộc và phân biệt trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO, thì các ngân hàng nội địa cần phải nâng cao năng lực

cạnh tranh hơn nữa bằng con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất là thông qua M&A ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động M&A lại khá mới mẻ tại Việt Nam, các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam chưa nắm rõ hết những lợi ích mà M&A có thể đem lại. Qua bài viết tác giả muốn gửi đến cho người đọc cái nhìn bao quát về hoạt động M&A, những thành tựu và tồn tại của hoạt động này, từ đó nêu được những giải pháp mang tính cấp thiết khắc phục những tồn tại để có thể giúp các ngân hàng nội địa thực hiện tốt các thương vụ M&A, sớm hình thành ngân hàng lớn mạnh mang quốc tịch Việt Nam, hoạt động tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp đi khảo sát ý kiến của các chuyên viên làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng về hoạt động M&A cũng như nghiên cứu rất nhiều tài liệu, sách báo nhưng do giới hạn về thời gian và khả năng hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để các nghiên cứu sau này của tác giả được hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Vit

1. Michael E.S.Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản, NXB Tri thức

2. Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam (2009), “Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt Nam”

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Phan Thị Bích Nguyệt, TS.Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê.

4. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính, NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Avalue Vietnam (2009), báo cáo M&A Việt Nam 2009 và triển vọng 2010

7. Công ty cổ phần chứng khoán MHB (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 11/2009 – hồi phục và kỳ vọng.

8. Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng (2009), Mua bán và sáp nhập – hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt Nam.

9. Ngân hàng Á Châu (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Việt Nam tháng 6/2009

10.PricewaterhouseCoopers Việt Nam (2010), Nhìn lại hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam trong năm 2009

11.www.saga.vn

12.http://sanduan.vn sàn mua bán dự án – mua bán doanh nghiệp 13.http://muabanvasapnhapma.anet.vn

14.http://www.manetwork.vn

16.http://www.vysajp.org hội thanh niên sinh viên Việt nam tại Nhật Bản 17.http://www.vcad.gov.vn cục quản lý cạnh tranh

18.www.ocw.fetp.edu.vn 19.http://caohockinhte.info

20. Website các ngân hàng, hiệp hội ngân hàng

Tiếng Anh

1. Andrew J. Sherman – Milledge A. Hart (2006), Mergers & Acquisitions from A to Z, American Management Association

2. Ingo Walter (2004), Mergers and acquisitions in banking and finance, Oxford University press.

3. http://www.mergermarket.com

PHỤ LỤC 1

ĐIU TRA, KHO SÁT Ý KIN V HOT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHP NGÂN HÀNG THƯƠNG MI TI VIT NAM

MC TIÊU

- Khảo sát trình độ hiểu biết về hoạt động M & A.

- Khảo sát phương thức thực hiện M & A nào thích hợp tại Việt Nam. - Khảo sát giai đoạn, động cơ và nguyên nhân thất bại nào là quan trọng và đáng lưu ý nhất khi thực hiện M&A tại Việt Nam

- Kiểm định lại xem có đúng là M&A trong tương lai sẽ phổ biến ở ngành ngân hàng không.

- Khảo sát nhận định yếu tố quan trọng dẫn đến M&A thành công

DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA CUỘC KHẢO SÁT

Cuộc khảo sát được thực hiện trong 100 người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Danh sách các tổ chức kinh tế tham gia cuộc khảo sát:

STT T CHC KINH TS LƯỢNG

1 Ngân hàng TMCP Đông Á 9

2 Ngân hàng TMCP phát triển nhà TPHCM 1

3 Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 4

4 Ngân hàng TMCP Miền Tây 1

5 Ngân hàng TMCP Nam Á 2

6 Ngân hàng VID Public 11

7 Ngân hàng TMCP Công thương 7

8 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 9

9 Cty CK Kim Eng 6

11 Ngân hàng TMCP Phương Nam 1

12 Ngân hàng đầu tư và phát triển 2

13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2

14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 4

15 Ngân hàng TMCP Á Châu 10

16 Cty CK Apec 1

17 Cty CK TPHCM 7

18 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 1

19 Ngân hàng TMCP Kiên Long 1

20 Cty CK Thăng Long 1

21 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu 1

22 Ngân hàng TMCP Đại Á 1

23 Ngân hàng TMCP Quân Đội 1

24 Ngân hàng TMCP Bắc Á 1

25 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 1

26 Ngân hàng TMCP An Bình 1

Tng cng 100

TNG HP PHIU ĐIU TRA KHO SÁT Ý KIN

V HOT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHP NGÂN HÀNG TM TI VIT NAM

Câu 1: Anh (ch) có am hiu hot động mua bán và sáp nhp doanh nghip không? Mc độ như thế nào?

Không am hiểu Am hiểu rất ít Am hiểu Am hiểu khá

nhiều Am hiểu rất rõ

Câu 2: theo anh (ch) phương thc thc hin mua bán và sáp nhp doanh nghip nào sau đây phù hp hơn khi áp dng ti Vit Nam?

Phương thức Hoàn toàn không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Khá phù hợp Hoàn toàn phù hợp Không có ý kiến Chào thầu 10 31 29 19 7 4

Lôi kéo cổ đông

bất mãn 39 37 10 8 3 3

Thương lượng tự

nguyện 4 9 44 30 12 1

Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

6 19 35 30 9 1

Mua lại tài sản

công ty 5 12 37 28 16 2

Câu 3: trong quy trình thc hin mua bán và sáp nhp, theo anh (ch) giai đon nào là quan trng? Giai đoạn Hoàn toàn không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Hoàn toàn quan trọng Không có ý kiến Lựa chọn công ty mục tiêu 7 31 31 27 4 Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý 3 30 31 34 2 Định giá công ty mục tiêu 4 30 36 29 1 Đàm phán và ký hợp đồng 1 6 33 34 22 4

Câu 4: theo anh (ch) động cơ nào doanh nghip mong mun đạt được nht khi tiến hành mua bán, sáp nhp? Động cơ Hoàn toàn kg mong muốn Ít mong muốn Mong muốn Khá mong muốn Hoàn toàn mong muốn Không có ý kiến

Nâng cao hiệu quả

hoạt động 1 2 29 21 44 3

Giảm chi phí khi

gia nhập thị trường 1 10 35 36 13 5

Hợp lực thay vì

cạnh tranh 2 15 31 30 18 4

Thực hiện chiến

lược đa dạng hóa 14 35 25 24 2

Tham vọng bành

trướng 2 9 33 22 33 1

Câu 5: có nhiu nguyên nhân dn đến mua bán và sáp nhp tht bi, theo anh(ch) nguyên nhân nào quan trng nht?

Nguyên nhân Hoàn toàn kg quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng Không có ý kiến Môi trường pháp lý 10 40 25 21 4 Quyền lợi cổ đông 9 27 38 22 4 Định giá sai 3 7 37 25 26 2 Văn hóa doanh nghiệp 3 31 35 18 10 3 Yếu tố tâm lý 4 33 32 18 10 3

Câu 6: theo anh (ch) xu hướng mua bán và sáp nhp trong tương lai ti Vit Nam sph biến ngành nào nht? Ngành Hoàn toàn kg phổ biến Ít phổ biến Phổ biến Khá phổ biến Rất phổ biến Không có ý kiến Tài chính ngân

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập (Merger & Acquisition) tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)