Sáp nhập và mua lại đối với ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam còn khá mới mẻ trong giai đoạn này. Ngân hàng Sacombank thành lập ngày 21/12/1991 từ việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 tổ chức tín dụng, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, là mô hình NHTMCP đầu tiên tại TP.HCM.
Vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra vào năm 1997 là trường hợp ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với ngân hàng TMCP nông thôn Đồng Tháp. Vụ sáp nhập này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, cuộc khủng hoảng này buộc nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản, đánh bắt cá xa bờ không thu hồi được vốn, cộng với các vụ án
chiếm đoạt vốn ngân hàng như vụ Epco- Minh Phụng, Tamexco… làm cho hệ thống ngân hàng càng thêm suy yếu, đặc biệt các ngân hàng TMCP nông thôn có nguy cơ mất vốn do hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay, mà cho vay sản xuất nông nghiệp lại chiếm 70-80%, nhiều trường hợp cho vay vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả do mất mùa, lũ lụt…
Nguy cơ đổ vỡ của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu trở nên căng thẳng từ giữa năm 1998, điển hình là 18 ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng mất khả năng thanh toán và mức độ thua lỗ so với vốn tự có. Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp theo các cơ chế:
- Kiểm soát đặc biệt để xử lý các sai phạm và yếu kém, giúp các ngân hàng phục hồi trở lại hoạt động bình thường;
- Kiểm soát đặc biệt và hạn chế dần các hoạt động để tiến tới đóng cửa đối với các tổ chức mà ngân hàng Nhà nước xác định là quá yếu kém;
- Chỉ định các ngân hàng nhỏ, yếu tự giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất, bán cho tổ chức khác.
Ngày 15/07/1998 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ban hành quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng cổ phần thực hiện trong quá trình củng cố sắp xếp lại.
Những năm này, các vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng mang màu sắc chính trị vì hầu hết các cuộc sáp nhập, mua lại này đều diễn ra do sự gợi ý và hỗ trợ của ngân hàng nhà nước, hay có thể nói là bị bắt buộc thực hiện khi một ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Các vụ sáp nhập diễn ra theo chiều hướng này từ năm 1997 đến năm 2004 như sau:
- Theo quyết định 028/QĐ-NHNN5 ngày 3/2/1997 của Ngân hàng Nhà nước, NH TMCP Phương Nam (Southernbank) sáp nhập với NH TMCP nông thôn Đồng Tháp, tiếp đó năm 1999 Southernbank tiếp tục sáp nhập với NHTM Đại Nam (quyết định số 264//QĐ-NHNN5 ngày 29/07/1999), năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân
Định Công Thanh Trì Hà Nội, năm 2001 sáp nhập với NHTMCP nông thôn Châu Phú – An Giang (theo quyết định 08/QĐ-NHNN) và đến năm 2003 sáp nhập với NHTMCP Nông Thôn Cái Sắn (Cần Thơ). Trước khi sáp nhập, Southernbank chỉ có hội sở chính và 1 chi nhánh, sau khi sáp nhập các NH bị sáp nhập trở thành hệ thống chi nhánh của Southernbank, sau sáp nhập Southernbank có hệ thống mạng lưới mở rộng tại TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Bình Thuận. Đến nay, Southernbank có 87 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc.
- Năm 2001 Ngân hàng TMCP Đông Á mua lại NH TMCP Nông Thôn Tứ Giác Long Xuyên (An Giang) góp phần hỗ trợ ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, năm 2004 sáp nhập với NH TMCP Nông Thôn Tân Hiệp (Kiên Giang) nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ đồng và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.
- Năm 2002 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sáp nhập với NHTMCP Thạnh Thắng (Cần Thơ) .
- Năm 2003 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) sáp nhập với NHTMCP Nông Thôn Tây Đô, vốn điều lệ tăng lên 101,35 tỷ đồng.
- Năm 2003 công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn (SFC) hợp nhất với NHTMCP nông thôn Đà Nẵng hình thành NHTMCP Việt Á với số vốn điều lệ trên 76 tỷ đồng, trong đó SFC đóng góp 70 tỷ đồng.
2.2.2 Tình hình M&A ngân hàng tại Việt nam từ sau 2004 đến nay
Hội nhập tài chính quốc tế, bên cạnh những cơ hội, các ngân hàng Việt Nam còn phải đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Họ không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Cuộc đua để tăng vốn, thu hút chất xám, đa dạng hóa sản phẩm, tăng đầu tư mạo hiểm trong nước cũng như trên thị trường tài chính quốc tế sẽ dẫn đến các mức độ rủi ro khác nhau giữa các ngân hàng. Trong cuộc đua này, có những ngân hàng sẽ phát triển mạnh khẳng định được đẳng cấp và thương hiệu, có những ngân hàng phải hợp nhất để tạo thành ngân hàng lớn nhằm tăng
sức cạnh tranh, có những ngân hàng sẽ bị ngân hàng khác thôn tính và sẽ có những ngân hàng sẽ bị phá sản. Hàng năm trên thế giới có hàng ngàn thương vụ M&A ngân hàng và là hoạt động bình thường, tuy nhiên ở Việt Nam M&A ngân hàng chỉ mới manh nha dưới dạng một số ngân hàng nước ngoài một tỷ lệ phần trăm nhỏ của các ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng giai đoạn 1997 đến 2004 diễn ra rất ít và mang tính bắt buộc nhiều hơn tự nguyện, cho đến khi luật đầu tư nước ngoài năm 2005, luật doanh nghiệp 2005, luật chứng khoán 2006 có hiệu lực, thì hoạt động M&A mới trở nên sôi động hơn. Theo thống kê của hãng kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCoopers các thương vụ ở Việt Nam diễn ra từ năm 2004 đến 2009 như sau:
Bảng 2.9.Các thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2009
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lượng thương vụ 23 22 38 108 166 295 Tốc độ tăng trưởng số lượng thương vụ -4,35% 72,72% 184,21% 53,70% 77,71% Tổng giá trị giao dịch (triệu USD) 34 61 299 1.719 1.117 1.138 Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị giao dịch 79,41% 390,16% 474,92% -35,02% 1,88%
(Nguồn: Thomson Reuters, theo nghiên cứu của PricewaterhosueCoopers)
Hoạt động M&A ở Việt Nam tăng trưởng khá cao về số lượng và giá trị, tuy nhiên quy mô này vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính từ năm 2005 đến năm 2007, các giao dịch M&A năm sau cao hơn năm trước từ 5 – 6 lần về tổng giá trị và gấp 2 – 3 lần về mặt số lượng các thương vụ.
Bắt đầu sang năm 2008 hoạt động M&A tiếp tục tăng lên về mặt số lượng ( năm 2008 tăng 53,7% so với 2007, và 2009 tăng 77,71% so với 2008) tuy về tổng giá trị giao dịch giảm xuống, có nghĩa là quy mô, giá trị giao dịch trung bình một thương vụ mỗi năm nhỏ hơn.
Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa. Các thương vụ diễn ra ở Việt Nam năm 2009 với quy mô nhỏ, giá trị giao dịch dưới 5 triệu USD là chiếm ưu thế, tiếp đến là các thương vụ có giá trị giao dịch khoảng 20 triệu USD, còn các thương vụ với giá trị giao dịch trên 20 triệu USD chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số thương vụ.
Trong các thương vụ mua bán, sáp nhập tại Việt Nam thì các thương vụ thuộc ngành tài chính ngân hàng thời gian qua chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số thương vụ, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vào những năm 2007 tỷ trọng các thương vụ thuộc ngành tài chính ngân hàng chiếm khoảng 20,4%, còn năm 2008 tỷ trọng này lên đến 22%. Bước sang năm 2009 số lượng các thương vụ ngành tài chính ngân hàng tiếp tục tăng, tuy nhiên tỷ trong chỉ chiếm tỷ trọng 12% trong tổng số thương vụ. Theo khảo sát trong 100 người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì xu hướng mua bán sáp nhập trong thời gian sắp tới cũng tiếp tục phổ biến nhiều ở ngành tài chính ngân hàng.
(nguồn: điều tra và tính toán của tác giả) Hình 2.15. đồ thị xu hướng M&A tại Việt Nam
Phần lớn các vụ sáp nhập, mua lại giai đoạn từ năm 2005 đến nay tập trung ở trường hợp ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài hoặc sáp nhập, mua lại các ngân hàng trong nước, trường hợp phía Việt Nam mua lại ngân hàng nước ngoài mới có trường hợp công ty cổ phần đầu tư phát triển Campuchia (IDCC) 100% vốn của Việt Nam (thành lập do ngân hàng BIDV và công ty Phương Nam) mua lại ngân hàng tư nhân Đầu tư Thịnh Vượng của Campuchia (PIBank) vào tháng 7/2009 và đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC). Đây được xem là một ví dụ tiêu biểu cho một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trở thành những người chủ động trong hoạt động M&A.
Điều này có thể lý giải là do các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh có khả năng thực hiện các hợp đồng sáp nhập, mua lại có giá trị lớn mà ngân hàng trong nước không thể, trong khi đó các ngân hàng trong nước muốn liên kết với nước ngoài để khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lý… và M&A chính là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Đây chính là điển hình của M&A Việt Nam trong những năm gần đây.
2.2.3 Một số vụ M&A tiêu biểu trong ngành ngân hàng
- Thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và The Hong Kong and Shanghai Banking (HSBC):
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn. Đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam. Còn Techcombank sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến từ phía HSBC, Techcombank là ngân hàng cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam với tổng tài sản trị giá 482 triệu đôla Mỹ tính cho tới ngày 31/12/2004. Có trụ sở chính tại Hà Nội, thời điểm này ngân hàng có 45 chi nhánh hoạt động tại 10 tỉnh thành phố ở Việt Nam với khoảng 1.000 nhân viên cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ tài chính công ty. HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư
30 triệu đôla Mỹ. Có mặt tại Viêt Nam vào năm 1870 với văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (TP.HCM). Ngân hàng có hai chi nhánh, một ở Hà Nội, một ở TP HCM, và một văn phòng đại diện tại Cần Thơ với tổng số 190 nhân viên. Thương vụ này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Techcombank. Cuối năm 2005 ngân hàng Techcombank trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất và là ngân hàng có tỷ lệ cổ tức cao nhất Việt Nam. Sau năm thực hiện hợp tác với HSBC (năm 2006), Techcombank đã tận dụng được lợi thế từ đối tác để có kết quả kinh doanh rất khả quan với tổng tài sản đạt 1 tỷ USD (17.326 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế đạt trên 355,86 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2006 của Techcombank đạt 1.398 tỷ đồng; tăng 54,48% so với năm 2005.
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank (đvt: tỷ đồng)
Stt Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tỷ lệ tăng (2006 so 2005)
1 Tổng doanh thu 494 905 1.398 +54,48%
2 Tổng tài sản 7.667 10.666 17.326 +62,44%
3 Vốn điều lệ 412 617 1.500 +143,11%
4 Lợi nhuận trước thuế 107 286 356 +24,47%
5 Lợi nhuận sau thuế 76 206 257 +24,75%
Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Với Số tiền mà HSBC chi ra để sở hữu 5% vốn trong Techcombank là 33,7 triệu USD (tương đương 539,4 tỉ đồng), và HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép nắm giữ 15% vốn đầu tư chiến lược của một ngân hàng cổ phần Việt Nam. Techcombank cho biết, việc tăng tỷ lệ sở hữu của HSBC lên 15% nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của Techcombank từ 1.500 tỷ đồng lên 2.524 tỷ đồng. Ngoài việc tăng cổ phần đầu tư, HSBC cam kết dành 13,5 triệu USD để hỗ trợ các thỏa thuận cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho Techcombank trong thời gian 5 năm và cả hai bên đều có dự định mở rộng thêm các cơ hội hợp tác kinh doanh. Thời điểm này Techcombank có tổng tài sản 27.535 tỷ đồng, 2.400 nhân viên, 110 điểm giao dịch, phục vụ gần 250.000 khách
hàng cá nhân và gần 12.000 khách hàng doanh nghiệp. Kết quả hoạt động năm 2007 được Techcombank báo cáo như sau (31/12/2007):
Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD (39.542 tỷ đồng), tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Vốn điều lệ đạt mức 2.521 tỷ đồng nâng tổng vốn chủ sỡ hữu lên 3.573 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 709 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với 2006 và đứng thứ 3 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Tổng thu nhập thuần đạt 1.216 tăng 98,6% so với 2006, trong đó doanh thu dịch vụ đạt 207 tỷ đồng – tăng 56% so với năm 2006. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 86 tỷ đồng, tăng 41,8% doanh thu dịch vụ. Với kết quả này Techcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu về doanh thu dịch vụ.
Vốn huy động từ khách hàng cho cả năm 2007 đạt 24.476 tỉ đồng, tăng 14.910 tỷ đồng so năm trước. Trong đó, huy động từ khu vực dân cư tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 14.119 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng huy động vốn. Dư nợ tín dụng đạt 19.958 tỉ đồng, tăng 11.148 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.11% xuống còn 1,38%, điều này cho thấy mặc dù dư nợ có tăng mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí còn tốt hơn trước. Mạng lưới hoạt động gần 130 điểm giao dịch trải dài 23 tỉnh thành trên toàn quốc. Đồng thời với việc mở rộng mạng lưới, Techcombank cũng tăng cường đội ngũ nhân viên nắm chắc nghiệp vụ và thân thiện với khách hàng, với định hướng tiếp cận khách hàng, mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Một năm vượt bậc trong ứng dụng công nghệ ngân hàng: Năm 2007 là năm Techcombank gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng. Nhằm triển khai định hướng khách hàng, Techcombank đã tích cực cho ra mắt nhiều sản phẩm mới từ tín dụng, thanh toán, đến huy động. Nổi bật là các sản phẩm như F@sti-Bank, một sản phẩm internetbanking hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua internet. Sau 7 tháng triển khai, đã có 820 khách hàng tham gia với tổng giá trị giao dịch thực hiện qua F@st i-
bank là 155 tỷ đồng; Logistic - sản phẩm tài chính kho vận liên kết với các hãng vận tải và quản lí kho để tạo quy trình khép kín hỗ trợ khách hàng trong việc dùng tài sản hàng tồn kho luân chuyển để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay; cho vay tiêu dùng tín chấp - sản phẩm bán lẻ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay khi khả năng tiền mặt của khách hàng chưa đầy đủ; F@st Sbank, sản phẩm hỗ trợ các công ty chứng khoán trong việc thực hiện Luật và các văn bản dưới Luật Chứng khoán về mở tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng kinh