Tiến trình cải cách chính sách KH&CN

Một phần của tài liệu Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115.PDF (Trang 44)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tiến trình cải cách chính sách KH&CN

Nhìn lại tiến trình cải cách chính sách KH&CN của Việt Nam, có thể thấy quá trình cải cách diễn ra kéo dài và xuyên suốt nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Điều đó phản ánh hai khía cạnh: một mặt, các tƣ tƣởng về cải cách đã xuất hiện từ rất sớm, duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Mặt khác, quá trình cải cách cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thậm chí là thoái trào, khiến cho giai đoạn chuyển đổi bị kéo dài. Tổng kết quá trình cải cách chính sách KH&CN của Việt Nam, có thể phân chia theo các giai đoạn chính, bao gồm: Phi tập trung hoá hệ thống KH&CN, Phi hành chính hoá hoạt động KH&CN, Phi nhà nƣớc hoá hoạt động KH&CN, và Xã hội hoá triệt để hoạt động KH&CN [10,120].

a. Phi tập trung hoá hệ thống KH&CN

Ngày 29/4/1981, Chính phủ ký ban hành Quyết định 175/CP, mở đầu giai đoạn “xé rào” trong chình sách KH&CN ở nƣớc ta. Nếu nhƣ trƣớc khi ban hành Quyết định 175/CP, mọi quan hệ ngang giữa khoa học với khoa học cũng nhƣ giữa khoa học với sản xuất đều bị cấm đoán và bị xử lý bằng pháp luật, thì với Quyết định 175/CP, Nhà nƣớc đã cho phép thiết lập quan hệ trực tiếp trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu thông qua các hợp đồng kinh tế; từ đó mở ra một loạt biện pháp khác, nhƣ Nhà nƣớc cho

43

phép sử dụng các nguồn thu từ hợp đồng và cho phép mở các loại tài khoản tiền gửi vốn tự có tại ngân hàng.

Quyết định 175/CP là một mốc lịch sử quan trọng bắt đầu giai đoạn xoá bỏ hệ thống quản lý nghiên cứu theo mô hình chỉ huy tập trung. Nó đã khởi đầu cho giai đoạn phá bung ra các quan hệ ngang giữa các viện với nhau và với các địa chỉ áp dụng - đƣơng thời bị quy tội là “móc ngoặc”, còn ngày nay đƣợc gọi là “gắn với thị trường”. Theo những khái niệm đƣợc sử dụng ngày

nay, giai đoạn cải cách này có thể gọi tên là phi tập trung hoá hệ thống KH&CN [10,122].

b. Phi hành chính hoá hoạt động KH&CN

Kết quả của giai đoạn phi tập trung hoá đã dẫn đến sự xuất hiện những nhóm nghiên cứu vƣợt khỏi khuôn khổ của các tổ chức hành chình, vƣợt khỏi khuôn khổ của các viện nghiên cứu vốn bị xem đồng nhất với các tổ chức hành chính, là loại tổ chức không đƣợc phép tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất nào, dù đó chỉ là loại sản xuất thử nghiệm phát sinh do nhu cầu nghiên cứu. Khuôn khổ hành chình đã dần dần trở nên những ràng buộc không đáng có cho các quá trính hợp tác thông qua hợp đồng. Tình hính đó đã thúc đẩy sự ra đời một quyết định khác nhằm giải toả hoạt động KH&CN khỏi một số ràng buộc hành chình. Đó là Quyết định 134/HĐBT, ban hành ngày 31/8/1987, trong đó có một số điểm nổi bật:

- Nhà nƣớc cho phép mọi hình thức liên kết giữa các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ một “tập thể tự nguyện”, một bƣớc xoá bỏ quan niệm hành

chính hoá khoa học, vốn xem hoạt động khoa học chỉ có thể thực hiện trong

phạm vi quan hệ hành chính giữa các cơ quan nhà nƣớc;

- Nhà nƣớc cho phép các đối tác đƣợc định giá sản phẩm khoa học theo một số phƣơng thức thích hợp, kể cả việc chấp nhận với nhau một “giá thoả thuận” vƣợt khỏi khuôn khổ của phƣơng thức định giá theo các ràng buộc

44 hành chính.

- Nhà nƣớc cho phép các viện sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ các sản phẩm do kết quả nghiên cứu tạo ra, xã hội có nhu cầu, nhƣng chƣa có điều kiện bàn giao vào các ngành sản xuất công nghiệp. Điều quy định này trên thực tế đã xoá bỏ quan niệm truyền thống, xếp các viện vào cùng một phạm trù với các tổ chức hành chính.

Theo những đặc trƣng của quá trình chuyển đổi, giai đoạn này có thể xem là bƣớc khởi đầu cho quá trình phi hành chính hoá hoạt động KH&CN [10,123].

c. Phi nhà nước hoá hoạt động KH&CN

Ngày 10/12/1988, Hội đồng Nhà nƣớc công bố Pháp lệnh Chuyển giao Công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Pháp lệnh này đã dẫn đến sự khởi đầu cho một giai đoạn của quá trình phi nhà nƣớc hoá các hoạt động

KH&CN, đƣợc hiểu là sự chấm dứt quan niệm cực đoan về Nhà nƣớc độc quyền hoạt động khoa học; Nhà nƣớc đào tạo cán bộ khoa học, vậy thì cán bộ khoa học chỉ đƣợc phép làm việc cho Nhà nƣớc, v.v... [10,123]

d. Xã hội hoá triệt để hoạt động KH&CN

Các quyết định 175/CP và 134/HĐBT và Pháp lệnh Chuyển giao Công nghệ đã chuẩn bị tiền đề cho những bƣớc phát triển xa hơn theo hƣớng dân chủ hoá khoa học. Vào năm 1992, Nghị định 35-HĐBT về công tác quản lý khoa học và công nghệ do Hội đồng Bộ trƣởng ban hành đã tạo ra bƣớc chuyển biến mới căn bản trong tƣ tƣởng chỉ đạo của chính sách KH&CN.

Từ quan niệm Nhà nƣớc là cơ quan cấp trên “cho phép” tiến hành các hoạt động KH&CN nhƣ thƣờng đƣợc ghi trong các văn kiện, đã chuyển sang tinh thần của một thiết chế dân chủ, là công nhận mọi cá nhân và tổ chức xã hội “có quyền” tiến hành các hoạt động KH&CN; hơn nữa “có quyền” đƣợc hƣởng những thành quả lao động do chính họ tạo ra, chứ không chờ đợi và

45

nài xin các “chế độ đãi ngộ” theo quan niệm truyền thống. Nghị định đã đƣa ra một thiết chế ngầm định “mở toang ra” cho mọi công dân “đƣợc quyền” phát triển rộng rãi các hình thức tổ chức nghiên cứu và dịch vụ KH&CN; xoá bỏ trên thực tế quyền “xét duyệt” quan liêu của hệ thống hành chính, giới hạn chức năng hành chình chỉ còn là chuẩn y đơn “đăng ký” của công dân. Kết quả nhƣ chúng ta đã thấy, ngày nay khó có thể thống kê đƣợc chính xác hiện có bao nhiêu tổ chức nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ KH&CN của các cá nhân và tổ chức xã hội ở nƣớc ta đƣợc thành lập theo những quy định đƣợc mở ra bởi Nghị định này [10,124].

Ngày nay nhìn lại, tuy Nghị định đƣợc ban hành trong khuôn khổ quyền hạn của hệ thống hành pháp, nhƣng thực sự nó đã đóng vai trò nhƣ một hiến chƣơng dân chủ trong khoa học, và nhƣ vậy, chúng ta đã có thể mạnh dạn xem đây là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của quá trình xã hội hoá triệt để hoạt động KH&CN.

Hình 2. Tiến trình cải cách chính sách KH&CN

Phi tập trung hoá hệ thống KH&CN Quyết định 175/CP Phi hành chính hoá hoạt động KH&CN Quyết định 134/ HĐBT Phi nhà nước hoá hoạt động KH&CN Pháp lệnh Chuyển giao Công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam 1988 Xã hội hoá triệt để hoạt động KH&CN Nghị định 35- HĐBT

46

Tuy nhiên, nhìn chung, bên cạnh một số văn bản nổi bật nêu trên, rà soát các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức và hoạt động KH&CN, có thể thấy hai đặc điểm chính. Thứ nhất, các quy định của nhà nƣớc hiện nay tập trung chủ yếu vào khía cạnh hành chính của việc quản lý tổ chức và hoạt động KH&CN. Thứ hai, về khía cạnh hỗ trợ hoạt động của tổ chức KH&CN, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động của tổ chức KH&CN, nhƣng các chình sách này còn thiếu tình đồng bộ, thống nhất, và tính hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề tự chủ của tổ chức KH&CN, nhìn chung hệ thống pháp luật hiện nay thƣờng tập trung vào các quy định nhằm hạn chế quyền tự chủ của các tổ chức KH&CN. Điển hính nhƣ các quy định về:

- Hƣớng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học và công nghệ, lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nƣớc ngoài tại Việt Nam

- Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của các Viện nghiên cứu

- Ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân đƣợc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115.PDF (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)