Hệ khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115.PDF (Trang 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Hệ khái niệm công cụ

1.2.1.1. Mô hình tổ chức hoạt động KH&CN

Trên thế giới, hoạt động KH&CN đƣợc tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau, đƣợc tác giả Vũ Cao Đàm tóm tắt thành bốn loại cơ bản nhƣ sau:

Mô hình I, là mô hình cổ điển nhất, trong đó, các tổ chức R&D thực

hiện trọn vẹn các giai đoạn của quá trình nghiên cứu và triển khai, còn các doanh nghiệp chỉ làm nhiệm vụ sản xuất và tiếp tục phát triển công nghệ trong sản xuất. Giữa tổ chức R&D và doanh nghiệp tồn tại các công ty tƣ vấn đóng vai trò cầu nối từ R&D tới sản xuất.

Mô hình II, là một nỗ lực của doanh nghiệp hƣớng tới làm chủ công

nghệ mới bằng cách tự mình làm triển khai, từ khâu chế tạo vật mẫu sản phẩm mới (prototype), làm pilot để xây dựng công nghệ và sản xuất loạt “0”, đƣa vào sản xuất công nghiệp và tiếp tục phát triển công nghệ trong sản xuất.

Mô hình III, tổ chức R&D tạo ra các doanh nghiệp KH&CN (xí nghiệp

spin-off), chuyển toàn bộ khâu “Triển khai” vào doanh nghiệp này, đồng thời để doanh nghiệp này kiêm luôn cả chức năng của một công ty tƣ vấn.

28

bắt đầu từ nghiên cứu ứng dụng qua triển khai tới tƣ vấn. [10, 292]

Hình 1. Các mô hình tổ chức trong hoạt động KH&CN

Các mô hình tổ chức Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai Chuyển giao tri thức Phát triển công nghệ Mô hình I Tổ chức R&D Công ty

tƣ vấn

Doanh nghiệp Mô hình II Tổ chức R&D Doanh nghiệp Mô hình III Tổ chức R&D Doanh nghiệp

KH&CN

Doanh nghiệp Mô hình IV Tổ chức

R&D

Doanh nghiệp KH&CN Doanh nghiệp

Nguồn: Vũ Cao Đàm, Tuyển tập các công trình đã công bố [10, 292]

Nghiên cứu về tổ chức KH&CN, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của luận văn, hai khái niệm cần đƣợc làm rõ bao gồm: tổ chức nghiên cứu và triển khai và doanh nghiệp KH&CN.

a. Tổ chức nghiên cứu và triển khai

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai đƣợc tổ chức dƣới các hình thức: Viện nghiên cứu và triển khai, trung tâm nghiên cứu và triển khai, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và các cơ sở nghiên cứu và triển khai khác.

- Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai: Theo quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, tùy theo phân cấp quản lý hành chính các tổ chức nghiên cứu triển khai đƣợc chia thành:

 Các tổ chức nghiên cứu triển khai cấp quốc gia đƣợc thành lập chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ƣu tiên, trọng điểm của nhà nƣớc nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định ra đƣờng

29

lối, chính sách, pháp luật, tạo ra các kết quả khoa học và công nghệ mới có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về khoa học và công nghệ.

 Các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc lập ra chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa phƣơng, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về khoa học và công nghệ.

 Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo mục tiêu và nhiệm vụ do tổ chức cá nhân thành lập xác định.

- Cơ sở hạ tầng cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai: các tổ chức nghiên cứu và triển khai hình thành và phát triển cần có các nguồn lực sau:

 Nhân lực khoa học và công nghệ

 Tài chính: nguồn tài chính cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai rất đa dạng. Đối với các nƣớc có nền kinh tế đang chuyển đổi nhƣ nƣớc ta thí thƣờng có các nguồn sau: ngân sách cấp; thực hiện các nhiệm vụ, các hợp đồng khoa học; tài trợ của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc; từ lợi nhuận kinh doanh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỉ lệ các nguồn thu này khác nhau đối với các loại hình tổ chức nghiên cứu và triển khai và ở đây cũng là nơi thể hiện chính sách quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ.

 Thiết bị, máy móc, nhà xƣởng, đất đai.

 Thông tin.

- Các loại hình tổ chức nghiên cứu – triển khai:

30

bao gồm một tập hợp các viện nghiên cứu khoa học với nhiều hƣớng chuyên môn khác nhau. Mỗi hƣớng chuyên môn đƣợc tổ chức thành Ban, mỗi Ban gồm một số viện nghiên cứu chuyên ngành

 Khu công nghệ cao: là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao gồm: Các tổ chức nghiên cứu và triển khai, các cơ sở đào tạo – huấn luyện, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ cao nhằm tiếp thu, đồng hóa cải tiến các công nghệ đƣợc chuyển giao, sáng tạo công nghệ cao mới và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

 Các tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp quốc gia: Mô hình tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp quốc gia phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế kế hoạch hóa, còn những nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng thì hầu nhƣ không có mô hính này. Ở Việt Nam có hai cơ quan thuộc loại hình này là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

 Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp bộ và trực thuộc các viện quốc gia gồm có: Viện nghiên cứu cơ bản; viện nghiên cứu chính sách; viện nghiên cứu công nghệ.

 Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp cơ sở: đây là những tổ chức nghiên cứu và triển khai của các doanh nghiệp lập ra để nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật-công nghệ làm cơ sở cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

b. Doanh nghiệp KH&CN

Loại doanh nghiệp mà tiếng Việt hiện gọi là “Doanh nghiệp KH&CN” xuất hiện trên thế giới từ khoảng giữa thế kỷ XX. Chức năng cơ bản của loại hình tổ chức này là nhằm tạo cầu nối giữa nghiên cứu với sản xuất - một vấn

31 đề đƣợc thế giới quan tâm từ lâu.

Hồ Sỹ Hùng, trong nghiên cứu “Nhận diện doanh nghiệp KH&CN” đã đƣa ra ba quan điểm về doanh nghiệp KH&CN [13,28]:

- Doanh nghiệp KH&CN là những doanh nghiệp hoạt động thuần về KH&CN

- Doanh nghiệp KH&CN là những doanh nghiệp có một tỷ lệ nhất định về nguồn lực và hoạt động tham gia trong lĩnh vực KH&CN

- Không quy định doanh nghiệp KH&CN mà chỉ quy định về hoạt động KH&CN nhƣ là một trong các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiếp cận trên chƣa chỉ ra đƣợc đặc trƣng của doanh nghiệp KH&CN. Nói cách khác, bất kì một doanh nghiệp nào cũng có thể chứng minh đƣợc đủ một trong ba tiêu chí mà tác giả đƣa ra để trở thành doanh nghiệp KH&CN.

Tìm hiểu một tiếp cận khác, theo tác giả Vũ Cao Đàm, “Doanh nghiệp KH&CN” là một loại doanh nghiệp có chức năng trước hết và chủ yếu là “sản xuất ra các công nghệ”. Để sản xuất được các công nghệ, doanh nghiệp này phải nghiên cứu khoa học. [10, 248]

Tác giả phân tích, sở dĩ xuất hiện loại doanh nghiệp này, là do nhu cầu của các nhà nghiên cứu, họ muốn chính họ đƣa kết quả nghiên cứu vào áp dụng trong sản xuất, nhằm thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu; hay các nhà đầu tƣ mạo hiểm, những ngƣời đóng vai trò nhƣ những nhà đầu tƣ chứng khoán, sẵn sang chấp nhận chia sẻ rủi ro với các nhà nghiên cứu.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, ở Pháp xuất hiện loại hình tổ chức mang tên Hiệp hội các xí nghiệp nghiên cứu công nghiệp (tiếng Pháp là Société des Entreprises de la Recherche Industrielle, viết tắt là SERI), thực chất là một hiệp hội các doanh nghiệp KH&CN theo cách chúng ta hiểu

32

hiện nay. Trong Hiệp hội này có các xí nghiệp thành viên, chẳng hạn, SERI-Peugeot, SERI-Renault, SERI-Citroën… Các xì nghiệp này có chức năng nghiên cứu các công nghệ mới để áp dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp, chẳng hạn, các hãng sản xuất ô tô, nhƣ hãng Peugeot, Renault, Citroën… và xì nghiệp tồn tại, tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở những sản phẩm công nghệ mà họ tạo ra.

Ở Liên Xô, vào những năm 70 đã xuất hiện hàng loạt loại hình tổ chức có tên gọi là “Liên hiệp Khoa học - Sản xuất” (Nauchno-Proizvodstvenoie Ob’edinenie), bao gồm các đơn vị thành viên là viện nghiên cứu, xí nghiệp sản xuất và trƣờng đào tạo, trong đó, viện nghiên cứu đóng vai trò nòng cốt. Liên hiệp này xác định mục tiêu tồn tại của mính trên cơ sở áp dụng những công nghệ mà chính các viện nghiên cứu của Liên hiệp tạo ra.

Từ nửa cuối thế kỷ XX, ở các nƣớc có nền KH&CN phát triển, ngƣời ta bàn nhiều đến một loại hình tổ chức gọi là xí nghiệp vệ tinh (spin-off) của các viện nghiên cứu. Loại xí nghiệp spin-off hiện vẫn còn đang rất phát triển ở những nƣớc này. Đó là những xí nghiệp chuyên sản xuất ra các công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học. Cần nhấn mạnh một điều là, các xí nghiệp vệ tinh này có chức năng trƣớc hết là sản xuất ra các công nghệ, kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận từ các công nghệ đó.

Doanh nghiệp KH&CN đƣợc sinh ra là để thực hiện chức năng cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, nhằm biến những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thành sản phẩm của sản xuất, hơn nữa, thành những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng. Nói cho cùng, doanh nghiệp KH&CN đóng vai trò chuyển tiếp từ nghiên cứu đến sản xuất.

33

1.2.1.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, và khái niệm tự trị

a. Khái niệm tự trị

Theo từ điển Wikipedia, tự trị, tiếng Anh là autonomy, có nguồn gốc từ

tiếng Hy Lạp là autonomos, trong đó, auto là “tự mính”, còn nomos là “luật”. Autonomos có nghĩa là việc “tự đặt ra luật lệ”. Khái niệm tự trị đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực triết học đạo đức, triết học chính trị, và triết học đạo đức sinh học. Trong những bối cảnh đó, tự trị đƣợc hiểu là khả năng một cá thể duy lý có thể đƣa ra một quyết định trên cơ sở có thông tin và không bị cƣỡng chế. Trong triết học đạo đức và triết học chính trị, tự trị thƣờng đƣợc dùng làm cơ sở để xác định trách nhiệm đạo đức đối với hành động của một cá nhân. Tự trị cũng dùng để chỉ việc tự quản của ngƣời dân.

Theo từ điển Oxford, tự trị là quyền hay trạng thái tự quản.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Anh, tự trị là trạng thái tự quản, là

tự do tự định hƣớng và đặc biệt là không phụ thuộc về mặt đạo đức.

Trong lĩnh vực tổ chức học, tự chủ có thể đƣợc định nghĩa là mức độ một

cá thể có thể ra các quyết định quan trọng mà không cần sự cho phép của ngƣời khác.

Ở các mức độ phân tích khác nhau, có thể có tự chủ của các cá nhân trong một tổ chức hay tự chủ của các tổ chức, hoặc các bộ phận trong một tổ chức. Ở cấp độ cá nhân, một ngƣời quản lý, hay bất kỳ một thành viên nào của tổ chức, đƣợc coi là tƣơng đối tự chủ, nếu ngƣời đó có thể tự mính đƣa ra đa số các quyết định liên quan đến công việc mà không cần xin phép những ngƣời khác trong tổ chức. Quyền tự chủ của một cá nhân bị giảm khi ngƣời đó bị yêu cầu phải đƣợc sự đồng ý từ cấp trên trong tổ chức. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp các quyết định cần đƣợc sự đồng ý của các nhà chuyên môn (ví dụ nhƣ các luật sƣ), hay các đồng nghiệp ngang cấp về mặt tổ chức, một ủy ban bất kỳ trong tổ chức, hay thậm chí các nhà tác nghiệp cấp dƣới. Do đó,

34

quyền tự chủ có thể bị tác động từ nhiều phía xung quanh một cá nhân hay tổ chức.

b. Khái niệm khoa học tự trị

Khoa học tự trị là những ngƣời hoạt động khoa học đƣợc tự quyết định phƣơng hƣớng phát triển khoa học, tự quyết định các chƣơng trính hợp tác, tự quyết định về tổ chức, tự quyết dịnh về nhân sự, tự tìm kiếm nguồn tài trợ và tự quyết định về tài chính, xóa bỏ ràng buộc hành chính, tự trị trong xác định các tiêu chì đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học… Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò ngƣời bảo trợ và hỗ trợ khi cần thiết. nhà nƣớc tạo ra các thiết chế để điều chỉnh hoạt động này (khoa học vẫn phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật). [Theo bài giảng trên lớp cao học của Vũ Cao Đàm]

Các điểm chính về tự trị khoa học bao gồm: Tự trị trong xác định phƣơng hƣớng phát triển khoa học; Tự trị trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ; Xóa bỏ ràng buộc hành chính; Tự trị chuyển đổi tổ chức; và Xác định các tiêu chì đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học.

Trong lĩnh vực xã hội học tri thức, sự tranh cãi về ranh giới của tự trị đã dừng lại ở việc ra đời một khái niệm về tự trị tương đối, là trƣờng hợp một

một loại tự trị đƣợc hình thành và phát triển trong các nghiên cứu về khoa học và công nghệ. Theo đó, hính thức tự trị đang tồn tại trong khoa học hiện nay là tự trị phản ánh: có nghĩa là các tác nhân và cấu trúc trong lĩnh vực khoa học có quyền diễn giải hoặc lý giải các chủ đề đa dạng đang diễn ra trong các lĩnh vực xã hội và chính trị, cũng nhƣ tác động đến những lĩnh vực này về mặt lựa chọn dự án nghiên cứu.

c. Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình

Tự chủ là vấn đề tồn tại một thống tự kiểm soát có tính tin cậy đối với việc đƣợc toàn quyền ra quyết định cùng với sự hoàn toàn sẵn lòng với trách nhiệm giải trình. Và tự chủ cũng không chỉ là việc phân chia các quyền lực đã

35

đƣợc chọn lọc. Trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm với các mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức. Công cụ để đo lƣờng sự tự chịu trách nhiệm bao gồm cả bộ phận tự kiểm soát bên trong và cơ quan kiểm tra bên ngoài. Các hình thức chịu trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm giải trình của cá nhân đối với cấp quản lý trực tiếp, trách nhiệm giải trình trong nội bộ tổ chức, trách nhiệm giải trình của tổ chức với bên ngoài, trách nhiệm giải trình của các tổ chức đối với hệ thống quản lý.

Một phần của tài liệu Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)