QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KH&CN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 68)

- Kết quả xử lý tập mẫu phiếu điều tra được đưa ra trong các bảng sau đây:

1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KH&CN

QUỐC TẾ VỀ KH&CN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu khách quan đối với nhiều quốc gia trên con đường phát triển. Tuy nhiên, cũng vẫn còn không ít quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển trên thế giới hiện nay vẫn không coi hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế thời đại, mà cho đó là ý đồ của các nước phát triển để thống trị nền kinh tế thế giới. Tồn tại mâu thuẫn, không thống nhất với nhau về quan điểm đối với xu thế hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá cũng là một điều đương nhiên trong một thế giới đang có nhiều thay đổi và vị thế, hoàn cảnh kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới còn có nhiều khác biệt. Đối với nước ta, quan điểm của Việt Nam là, hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội lớn đồng thời cũng là thách thức cho phát triển đối với nền kinh tế Việt Nam và cần thiết phải nhanh chóng chuẩn bị tốt để tham gia vào quá trình này. Sau khi tham gia vào cộng đồng ASEAN, đến nay, qua trình dài nỗ lực phấn đấu Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế- WTO, bước đánh dấu quan trọng việc tham gia hội nhập trong đó có sự cam kết thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại(TBT).Tham hội nhập sẽ tạo ra cơ hội để chúng ta có được thị trường hàng hoá, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, tham gia phân công lao động quốc tế, khai thác các tiềm năng bên ngoài, kết hợp phát huy nội lực, nâng cao sức mạnh kinh tế và vị thế quốc gia. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng đưa ra những thách thức to lớn và đầy khó khăn đối với các nước đang phát triển đặc biệt là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như nước ta.

Việc tích cực và sớm mở rộng hoạt động HTQT với các nước và tổ chức quốc tế và khu vực trên tinh thần cố gắng tạo sự bình đẳng trong hợp tác HTQT từ năm 2000 cho đến nay đã cho thấy là một chủ trương đúng đắn để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế của Việt Nam. Quá trình tham gia ngày càng thực chất và chủ động hơn. Hợp tác quốc tế ngày nay được coi là một trong các nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực hoạt động KH&CN cả về cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động KH&CN. Hợp tác quốc tế giúp cho hoạt động KH&CN tiếp cận, hội nhập được với khu vực và quốc tế và góp phần thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Trong hội nhập quốc tế nói chung,hội nhập quốc tế về KH&CN là một bộ phận không thể tách rời và là con đường nâng cao năng lực về KH&CN nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế thành công vào thi trường khu vực và thế giới..

1.1. Quan điểm

- Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ phải được thực hiện trên nguyên tắc chủ động, tích cực, trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, bình đẳng, cùng có lợi;

- Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ góp phần phát triển khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Đa dạng hoá các hình thức hợp tác, các nguồn lực và đa phương hoá các đối tác và địa bàn chiến lược nhằm học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới;

- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm phát huy tối đa tiềm lực khoa học và công nghệ hiện có, tập trung ưu tiên phát

triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm.

1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước phục vụ cho sự phát triển khoa học và công nghệ

- Hiện đại hoá cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong một số lĩnh vực ưu tiên, đội ngũ cán bộ và tổ chức bộ máy phục vụ công tác hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông hiện đại, kết nối mạng thông tin khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)