THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KH&CN KÝ KẾT VƠI NƢỚC NGOÀI.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 38)

KH&CN KÝ KẾT VƠI NƢỚC NGOÀI.

Trong nội dung của bản chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam đến năm 2015 đã chỉ rõ việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ được xem là một định hướng quan trọng để thúc đẩy khoa học công nghệ của đất nước và góp phần quan trọng vào phát triển và tăng trưởng kinh tế. Có thể nói rằng, chưa bao giờ vai trò của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN lại được chú ý nhấn mạnh như giai đoạn hiện nay khi mà Đảng và Chính phủ và các doanh nghiệp đều coi đây là phương cách để tăng cường năng lực cạnh tranh cùng với việc khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để có những biện pháp quản lý, chính sách thúc đẩy hoạt động HTQT cho tương lai dưới đây sẽ điểm qua hoạt động này trong thập kỷ 90 và trong giai đoạn 2000-2005.

1.1. Hợp tác quốc tế về KH&CN trƣớc những năm 2000.

Theo đặc trưng của quá trình mở rộng hợp tác quốc tế về KHCN chúng ta có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn chính:.

a. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1995

Giai đoạn này cho thấy là thời kỳ khó khăn của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Điều có thể dễ nhận thấy là lúc đó Việt Nam trong tình trạng „bị hẫng‟ trong việc quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước XHCN vốn đã có sự hợp tác lâu đời. Nguyên nhân chính là do Liên Bang Xô viết tan rã và kéo theo sự sụp đổ của

cả hệ thống các nước theo mô hình Liên Xô. Những nước này chính là những nước đã từng giúp đỡ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ và cũng là những nước mà Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ nhiều nhất và mạnh nhất. Một đặc điểm nữa là, hình thức hợp tác của Việt Nam với các nước XHCN thời kỳ đó có thể nói là mang tính „một chiều‟ chủ yếu là hình thức Việt Nam tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước này về KH&CN do trình độ KHCN của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với các nước mà Việt Nam có quan hệ hợp tác. Nhìn nhận lại giai đoạn hợp tác này chúng ta thấy rằng đây là giai đoạn hợp tác thụ động, chưa

hướng theo đa dạng hóa và đa phương hóa. Ngoài ra, số lượng các tổ chức quốc tế mà chúng ta có quan hệ và nhận sự giúp đỡ cũng rất hạn chế như: UNDP, SAREC và IDRC với mục tiêu cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của đất nước..

b. Giai đoạn từ 1995 đến 2000

Thời kỳ này được bắt đầu tính từ năm 1995 khi Việt Nam tham gia hội nhập ra thế giới bên ngoài và mở đầu được đánh dấu bằng việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã tác động mạnh mẽ trong đời sống kinh tế và xã hội của Việt Nam và điều này tác động rất lớn đến sự phát triển và hội nhập của hoạt động khoa học và công nghệ của đất nước.

Việc trở thành thành viên trong Ủy ban khoa học và công nghệ các nước ASEAN (ASEAN COST) có tác động mạnh đến sự phát triển của khoa học và công nghệ của Việt Nam. Việc tham gia trong các tiểu ban kỹ thuật trong COST giúp các nhà khoa học và công nghệ của Việt Nam có điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin và tham gia vào các dự án nghiên cứu chung.

Bên cạnh hợp tác đa phương trong lĩnh vực KH&CN, thì hợp tác song phương trong lĩnh vực này cũng đã đẩy mạnh trong thời kỳ này. Đã có nhiều

hiệp định hợp tác song phương đã được ký kết với các nước, trước hết là các nước Đông Nam Á, sau đó là các nước Tây Bắc Âu. Hợp tác với các nước trong khối Liên Xô cũ cũng được khởi động lại nhưng cũng chưa đạt được nhiều hiệu quả như mong muốn.

Ngoài những hợp tác đa phương, song phương thì hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng được đẩy mạnh như IDRC, SAREC, UNDP và UNIDO.

Lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này là lĩnh vực công nghệ thông tin. Thời kỳ này công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet được mở ra và có nhiều ứng dụng mới trong lĩnh vực này.

1.2. Hợp tác quốc tế về KH&CN giai đoạn 2000-2005.

Trong giai đoạn 2000-2005, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam đã chuyển sang một hình thái mới, dần từ thế „bị động‟ chuyển sang thế chủ động hơn. Việt Nam đã có những bước phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, hoạt động KHCN cũng đã được đẩy mạnh và đạt được một số thành tích đáng khích lệ đã đưa Việt nam tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN với một vị thế khác với các giai đoạn trước đây. Việt Nam không còn chỉ trông chờ và phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các nước khác nữa và đã bắt đầu chủ động tham gia những dự án trên cơ sở có lợi cho cả hai bên. Điều ghi nhận trong giai đoạn này là Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 07/NQ-TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế” ngày 27 tháng 11 năm 2001 trong đó khẳng định mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là

thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-20010 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005”.

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của các bộ, các ngành trong đó có “Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Thương mại xây dựng các đề án đối mới tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ bản quyền, SHTT, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, trình thủ thướng Chính phủ ”.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh phải đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế về KH&CN.

Trong 5 năm qua, vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới đã được nâng cao rõ rệt. Với sự tăng trưởng GDP trung bình trên 7,5% hàng năm đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu khoa học mong muốn hợp tác với Việt Nam. Những yếu tố nói trên đã mang lại những kết quả đáng kể.

Hình thức hợp tác về KHCN trong giai đoạn này chủ yếu thông qua các dự án thực hiện theo Nghị định thư giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài bao gồm cả cac hình thức hợp tác song phương và đa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)