Các nhiệm vụ HTQT về KH&CN thực hiện theo nghị định thƣ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 41)

Sau năm 1995, cùng với sự phát triển trong lĩnh vực hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác trong lĩnh vực về KH&CN bắt đầu phục hồi và có có bước

tiến rõ rệt. Bắt đầu bằng những nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới, đồng thời nối lại những mối quan hệ hợp tác truyền thống, đến năm 2000, Bộ KH&CN đã có chủ trương dành một phần ngân sách sự nghiệp khoa học để hỗ trợ một số nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo nghị định thư.

Trong giai đoạn 2000 - 2005, Việt Nam đã triển khai gần 350 nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư với các nước (có hỗ trợ và không hỗ trợ kinh phí đối ứng từ ngân sách sự nghiệp khoa học), với sự tham gia của 20 Bộ, Ngành và địa phương; trong đó một số đối tác bàn quan trọng như: Liên bang Nga và các nước SNG (khoảng18 nhiệm vụ); Các nước Đông Âu (khoảng 20 nhiệm vụ); Thuỵ Điển (13 nhiệm vụ); CHLB Đức (30 nhiệm vụ); Cộng hoà Pháp (20 nhiệm vụ); Trung Quốc (10 nhiệm vụ); Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (40 nhiệm vụ); Các Tổ chức quốc tế (IAEA, UNESCO, APCTT, ...) 40 nhiệm vụ/dự án; và với một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản...

 Các nhiệm vụ có đối ứng phía Việt Nam và số có 100% kinh phí nước ngoài:

Tổng số NV giai đoạn 2000 - 2005: khoảng 350

13037% 37% 220

63%

Số lượng NV của một số nước có khối lượng hợp tác lớn: 34 13 12 21 7 8 25 9 9 23 19 33 22 13 11 2 0 10 20 30 40 50 60

CHLB Đức Thụy Điển Hà Lan Hàn Quốc Nga và Đ.Â

Trung Quốc

Italy Ấn Độ Pháp Số NV 100% kinh phí của nước ngoài Số NV có đối ứng Việt Nam

 Kinh phí đối ứng của Việt Nam và kinh phí phía đối tác:

Đơn vị quy đổi tương đối: triệu USD 9

18%

4082% 82%

Kinh phí đối ứng phía Việt Nam Kinh phí của phía đối tác nước ngoài

 Số lượng kinh phí hỗ trợ của một số nước có khối lượng hợp tác lớn (triệu $): 9 9 2 3 1.5 0.3 3 5.5 0.9 1.8 1.1 0.5 0.47 0.1 1.2 0 2 4 6 8 10 12 CHLB Đức Thụy Điển Hà Lan Hàn Quốc Nga và Đ. Trung Quốc Italy Ấn Độ Pháp

Về kinh phí, có 2 hình thức hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ HTQT về KH&CN:

Dựa vào kinh phí hỗ trợ của các nước đối tác là chủ yếu:

Các nhiệm vụ thuộc các Chương trình hợp tác với Thuỵ Điển, Canađa, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc được các nước trên hỗ trợ kinh phí để triển khai. Trong giai đoạn 2000 - 2004, các nước đã hỗ trợ cho chương trình hợp tác với Việt Nam:

+) Thuỵ Điển: 9 triệu USD

+) CHLB Đức: khoảng 9 triệu USD.

+) Cộng hoà Pháp: khoảng 5,5 triệu USD/03 Chương trình (09 dự án)

+) Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, ...: không dành một khoản kinh phí nhất định, nhưng đối với các nhiệm vụ hợp tác được hai bên thoả thuận trong Nghị định thư, phía bạn sẽ cấp cho các Tổ chức của họ kinh phí để thực hiện. Tham gia vào đó, các nhà khoa học Việt Nam tranh thủ được tri thức, chia sẻ kết quả nghiên cứu và nâng cao năng lực.

Kinh phí hỗ trợ đối ứng từ ngân sách sự nghiệp khoa học cho các nhiệm vụ thuộc các chương trình này không lớn:

+) Kinh phí hỗ trợ đối với các nhiệm vụ hợp tác với Đức và Pháp chỉ chiếm khoảng 10 % (trung bình 200-300 triệu/năm) kinh phí để thực hiện nhiệm vụ/dự án.

+) Phía nước ngoài hỗ trợ kinh phí để triển khai những công việc triển khai các nghiên cứu, chi phí cho chuyên gia VN sang làm việc tại các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm của các nước, chi phí cho cán bộ khoa học của các nước sang làm việc tại Việt Nam, cũng như cung cấp một số thiết bị, máy móc khoa học,... cho Việt Nam.

Phía Việt Nam hỗ trợ kinh phí đối ứng:

Đối với các nhiệm vụ hợp tác KH&CN với các nước Liên bang Nga, SNG, Đông Âu, Cu Ba và Lào thì phía Việt Nam phải chủ động kinh phí để

thực hiện. Các Tổ chức KHCN Việt Nam phải có kinh phí để triển khai các công việc trong nước, cử cán bộ khoa học Việt Nam sang làm việc tại nước bạn.. Phía nước ngoài chủ yếu hỗ trợ bằng việc chuyển giao kết quả nghiên cứu..

Đối với một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, hay các đối tác “bình đẳng” khác (như trong khối ASEAN, hay một số nước đang phát triển), hai bên sẽ cùng bỏ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chung, chủ yếu là chi phí tại nước của mình, và cho các cán bộ của mình. Bên cạnh đó, tuy theo từng dự án và “khả năng” của đồng chủ nhiệm dự án hai nước, trong thời gian thực hiện, họ có thể thuyết phục các cơ quan cấp kinh phí hỗ trợ thêm cho việc mua sắm trang thiết bị, phần mềm, hoá chất thử nghiệm.

 Tổng quan phân bổ kinh phí hỗ trợ đối ứng từ ngân sách SNKH của Việt Nam cho các tổ chức KH&CN Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ trong các năm từ 2000 - 2005 như sau:

Kinh phí đối ứng của Việt Nam (theo từng năm)

6.532 12.601 12.601 13.628 26.2 26.2 30 2000 2001 2002 2003 2004 2005 tỷ VND

Kinh phí đối ứng của Việt Nam (theo khu vực) 31.304 27.135 24.467 9.65 5

Nga và Đông Âu Tây Âu Đông Bắc Á Đông Nam Á Mỹ

tỷ VND

Kết quả hợp tác thông qua một số số liệu thống kê:

 Nâng cao năng lực cán bộ KH&CN Việt Nam

70063% 63% 170 16% 140 13% 85 8%

Trao đổi ngắn hạn Trao đổi dài hạn Đào tạo thạc sỹ Đào tạo tiến sỹ

 Hội nghị/hội thảo: hơn 400 hội thảo chung được tổ chức tại Việt Nam và tại nước đối tác.

 Số công nghệ, giải pháp công nghệ được phát triển, cải tiến và áp dụng:

 Số phần mềm: 16

 Số cây: 15 (dòng ngô lai)

 Số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước: 357

Có thể đánh giá một cách tổng quan bước đầu rằng nhiệm vụ theo Nghị định thư có nội dung hướng theo hướng ưu tiên về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đất nước; đồng thời đây là các nhiệm vụ có tính chất tranh thủ khai thác tri thức của nước ngoài trên cơ sở thế mạnh và kinh nghiệm của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)