b. Hiệu quả của các nhiệm vụ HTQT về KH&CN thực hiện theo Nghị định thƣ
CÁC NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO NGHỊ ĐỊNH THƢ
Bƣớc I: Bƣớc chuẩn bị
Để xuất từ cơ sở -- Bộ/Ngành chủ quản - Bộ KHCN – Thẩm định sơ bộ - Đàm phám với đối tác
Bƣớc II: Bƣớc thẩm định và xét duyệt dự án
Thẩm định nhiệm vụ tính khoa học – Thẩm định tài chính – Ra quyết định cho phép thực hiện
Bộ KH&CN ra Quyết định đưa nhiệm vụ ra xem xét Bộ KH&CN ra Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN cấp nhà nước đối với từng nhiệm vụ
Hội đồng KH&CN cấp nhà nước tiến hành xem xét, phê duyệt, thẩm định về nội dung của nhiệm vụ Tổ thẩm định tiến hành thẩm định về nội dung, tài chính của nhiệm vụ Bộ KH&CN ra Quyết định cho phép thực hiện nhiệm vụ Cơ sở (Các Viện
nghiên cứu, trường đại học, cơ quan
ncứu khoa học) Gửi đề xuất Bộ/Ngành chủ quản xem xét, tổng hợp Bộ Khoa học và Công nghệ Các Vụ chuyên ngành thẩm định sơ bộ Vụ Hợp tác quốc tế tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài
Bƣớc III: Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ
Kiểm tra/Đánh giả giữa kỳ - Đánh giá/nghiệm thu nhiệm vụ
Bộ KH&CN tiến hành kiểm tra đánh giá giữa kỳ (1 năm /2 lần)
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở
Bộ KH&CN ra quyết định thanh lập Hội đồng KH nghiệm thu cấp nhà nước
Giải thích qui trình
Bƣớc I:
Đề xuất của cơ sở (viện/trường) thông qua công văn của Bộ/Ngành gửi lền Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm định sơ bộ (Các Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Vụ Hợp tác Quốc tế tiến hành đàm phán với các đối tác nước ngoài tại khóa họp Ủy bản hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài.
Bƣớc II:
Sau khi họp Ủy bản hỗn hợp hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và đối tác. Bộ Khoa học và công nghệ ra quyết định cho phép thực hiện dự án. Quyết định dựa trên những tiêu chí sau:
- Dự án/nhiệm vụ có tên trong Biên bản khóa họp (Agreed Minutes)
- Có thỏa thuận hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu giữa hai bên
- Phù hợp với ưu tiên hợp tác của hai nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành thành lập hội đồng tư vấn thực hiện dự án/nhiệm vụ nghị định thư. Hội đồng này bao gồm những nhà khoa học chuyên ngành đánh giá tính khoa học, nguồn lực để thực hiện của dự án/nhiệm vụ. Qui trình này được tính theo thang điểm 100 (cụ thể 75% ...?). Sau khi thực hiện bước này, Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định cho phép thực hiện dự án/nhiệm vụ.
Bƣớc III:
Tuy theo chu kỳ dự án/nhiệm vụ (có thể từ 2 đến 3 năm ). Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức đánh giá thường kỳ, giữa kỳ để đánh giá quá trình thực nhiện vụ cũng như quá trình giải ngân. Sau việc đánh giá này, nhóm đánh giá đưa ra những đánh giá của mình và khuyến nghị lên lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép tiếp tục hay không tiếp tục thực hiện dự án. Việc đánh giá cuối kỳ dự án cũng đươc tiến hành sau khi dự án được kết thúc và kết quả này cũng được đưa ra đánh giá tại phiên hợp Ủy ban hỗn hợp tiếp theo.
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai theo hình thức này, kết quả đạt được của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN thông qua nghị định thư trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:
- Tính liên kết giữa các nhiệm vụ được đề xuất chưa cao. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu được đề xuất từ nhiều Bộ ngành, các tổ chức nghiên cứu triển khai khác nhau còn trùng lắp mà không được xử lý tổng hợp dẫn đến sự lãng phí về nguồn lực.
- Một số đề xuất nghiên cứu không bám sát vào yêu cầu thực tiễn của Việt Nam nên hiệu quả áp dụng sau khi nghiên cứu không cao. Những đề xuất như vậy thường mang tính hàn lâm hoặc xuất phát từ nhu cầu của đơn vị nghiên cứu.
- Năng lực tổ chức triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN của các tổ chức nghiên cứu triển khai theo nghị định thư còn yếu làm cho kết quả thực hiện không đáp ứng được yêu cầu mong muốn.
- Một số nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra không bắt k ịp được với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ nên dẫn tới tính áp dụng kém hiệu quả.
Những hạn chế trên đây xuất phát từ các nguyên nhân sau :
- Việc quản lý các nhiệm vụ HTQT theo nghị định thư đang theo mô hình tập trung một đầu mối vào Bộ KH&CN, do nhiêm vụ đa dạng nhiều lĩnh vực khoa học và hợp tác với nhiều đối tác nên việc quản lý mang tính hành chính, công tác tư vấn xét chọn nhiệm vụ thường hình thức và khó kiểm soát được hiệu quả hợp tác và chất lượng của các dự án thực hiện.
- Đội ngũ cán bộ KH&CN của ta còn nhiều bất cập cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng trong giao dịch quốc tế. Đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN đầu đàn có trình độ tầm cỡ khu vực và thế giới đủ năng lực xây dựng và chủ trì các chương trình, dự án quy mô lớn, mang tính đa ngành, liên ngành.
- Công tác xây dựng các đề xuất nhiệm vụ chưa thật tốt, chưa tập trung vào các nhiệm vụ lớn, liên ngành, chất lượng một số nhiệm vụ chưa cao, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm trong nước;
- Chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ và chưa thực sự hiểu rõ thế mạnh của từng đối tác để khai thác có hiệu quả thế mạnh của họ. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư tăng cường năng lực cho các tổ chức KH &CN, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia nhưng nhìn chung hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu - triển khai vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng bộ.
- Nguồn tài chính cho hoạt động này còn rất hạn chế chỉ mang tính “hỗ trợ” chưa đạt ngưỡng tối thiểu để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.
Các phần trình bầy trên đã một phần chỉ rõ bức tranh toàn cảnh của hoạt động HTQT về KH&CN. Để mô phỏng hoạt động quản lý nhiệm vụ HTQT về KH&CN ký kết với nước ngoài dưới đây đưa ra một mô hình mô phỏng:
Trên thực tế, toàn bộ hệ thống quản lý HTQT trong KH&CN đang được tập trung quản lý tại cơ quan quản lý trung tâm tại Bộ KH&CN (Vụ HTQT); không phân biệt hình thức hợp tác(đa phương, song phương, chương trình…); không phân biệt đối tượng (tổ chức, cá nhân) mọi hoạt động HTQT chính thức đều thông qua đầu mối quản lý hay có thể nói một cách cụ thể là phê chuẩn và giám sát tại Bộ KH&CN (một số hình thức hoạt động tự phát không qua kênh chính thức thường không phát triển hoặc thiếu sự hỗ trợ và nhìn nhận quan tâm đúng mức). Điều gì sẽ xảy ra với mô hình quản lý theo chiều dọc (tham khảo hình 3)? Có thể nhìn rõ hiện tượng “nút cổ chai” trong công tác quản lý tại đầu mối trung tâm (tại Bộ KH&CN).
Mô hình “nút cổ chai” những năm qua đã bộc lộ những bất cập cập:
- Đã xuất hiện hiện tượng “tắc nghẽn” việc xử lý các tác vụ quản lý các nhiệm vụ về HTQT về KH&CN. Việc giải quyết các nhiệm vụ này thường rất chậm không đáp ứng kịp thời những yêu cầu của các đơn vị có nhu cầu hợp tác.
- Mối liên kết theo chiều ngang giữa các các đối tượng chủ thể hợp tác là không rõ nếu không nói là không tồn tại. Điều này tạo ra sự chồng chéo và thiếu chia sẻ thông tin trong công tác HTQT dẫn đến tình trạng trùng lặp các hoạt động, gây lãng phí thời gian và kinh phí trong hoạt động HTQT. Đồng thời tình trạng này cũng đã gây tình trạng “khó hiểu” đối với các đối tác nước ngoài (cùng 1 vấn đề mà hơn 1 đơn vị đầu mối trong nước thể hiện sự nhiệt tình quan tâm sẵn sàng hợp tác, đôi lúc cùng được cơ quan quản lý trung tâm giới thiệu).
- Đối với các chủ thể hợp tác thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công tác HTQT đôi lúc còn tình trạng ỉ lại vào sự giới thiệu từ cơ quan quản lý trung tâm.
- Đối với cơ quan quản lý trung tâm do tình trạng quá tải quản lý dẫn đến hiện tượng “quan liêu”, “tắc trách”, mất khả năng tham mưu và hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô. Nhiều lúc còn chạy theo việc đáp ứng xử lý các vụ việc, thiếu khả năng để xem xét, nghiên cứu định hướng để đề ra các nhiệm vụ HTQT ưu tiên mà thường xử lý hợp thức các đề xuất từ cấp dưới thông qua quyền được ra đầu bài. Công tác quản lý, giám sát thực thi khó tránh được tình trạng hình thức, hành chính hóa kém hiệu quả.
Mô hình quản lý theo chiều dọc (hay có thể nói theo chiều sâu) đang là mô hình rất phổ biến không chỉ trong công tác HTQT mà trong nhiều lĩnh vực khác, nó cũng thể hiện quan điểm và mô hình quản lý của Chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm như HTQT thì việc tập trung quản lý, đôi khi còn đảm bảo tính an toàn trong việc thực thi các quan điểm, chủ trương chính sách của Chính phủ đề ra. Mỗi một mô hình quản lý đều có tính đúng
đắn trong một giai đoạn nào đó, và nó đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của cơ quan quyền lực (ở đây là Chính phủ). Vậy trong giai đoạn tới mô hình “nút cổ chai” sẽ thế nào?