Phần Tài Sản :
* Chỉ tiêu hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại
hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ đi phần dự phòng giảm giá hàng tồn kho đến thời điểm báo cáo.
Cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán niên độ trước, số dư các TK loại I trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo.
Phương pháp lập:
- Cột “số đầu năm”: căn cứ vào cột số cuối năm của BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Cột “số cuối năm”: là tổng dư nợ của các tài khoản 151 – hàng mua đang đi đường, 152 – nguyên liệu, vật liệu, 153 – công cụ dụng cụ,154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, 155 – hàng hóa, 157 – hàng gửi đi bán, 158 – hàng hóa kho bảo thuế.
Trong đó TK 154, TK 155 là TK có ảnh hưởng đến thông tin về chi phí và giá thành thuộc đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CPSXKDDDĐK + CPSXPS trong kỳ – CPSXKDDDCK
Như vậy thì số dư của TK 154 ở đầu kỳ và ở cuối kỳ đã có ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Đối với những sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thụ được thể hiện ở TK 155, phản ánh giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
* Chỉ tiêu chi phí trả trước ngắn hạn: là những khoản chi phí đã chi nhưng
cuối kỳ chưa được tính vào chi phí SXKD của năm báo cáo.
Cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán niên độ trước, số dư TK 142 trên sổ cái cuối kỳ lập báo cáo.
Phương pháp lập:
- Cột “số đầu năm”: căn cứ vào cột số cuối năm của BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Cột “số cuối năm”: căn cứ vào số dư nợ TK 142 trên sổ cái.
* Chỉ tiêu chi phí trả trước dài hạn: phản ánh số chi phí trả trước dài hạn trong kỳ chưa được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán niên độ trước, số dư TK 242 trên sổ cái cuối kỳ lập báo cáo.
Phương pháp lập:
- Cột “số đầu năm”: căn cứ vào cột số cuối năm của BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Cột “số cuối năm”: căn cứ vào số dư nợ TK 242 trên sổ cái. Ví dụ : khi xuất công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kế toán ghi : Nợ TK 142, 242 / Có TK 153
Và phân bổ dần cho các kỳ theo một tỷ lệ nhất định theo định khoản Nợ TK 627 / Có TK 142, 242
Như vậy khoản chi phí trả trước ngắn hạn trong chỉ tiêu TSNH khác, chi phí trả trước dài hạn trong chỉ tiêu TSDH khác tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ đã phản ánh một phần chi phí sẽ phải phân bổ vào chi phí trong kỳ.
Phần nguồn vốn
* Chỉ tiêu chi phí phải trả: Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí
sản xuất kinh doanh nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo.
Cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán niên độ trước, số dư TK 335 trên sổ cái cuối kỳ lập báo cáo.
Phương pháp lập:
- Cột “số đầu năm”: căn cứ vào cột số cuối năm của BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Cột “số cuối năm”: căn cứ vào số dư có TK 335.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán định khoản Nợ TK622/ Có TK 335.
Như vậy, khoản chi phí nhân công trực tiếp đã phần nào được phản ánh trên chỉ tiêu chi phí phải trả của bảng cân đối kế toán…vv