5. Kết cấu của luận văn
3.1. Sự điều chỉnh chính sách của Tổng thống G.Bush đối với Iraq
Chính sách đối ngoại của Mỹ vừa có tính liên tục, vừa có tính giai đoạn, việc điều chỉnh mang tính giai đoạn có liên quan chặt chẽ đến bối cảnh quốc tế và trong nước. Khi Tổng thống Bush tái đắc cử nhiệm kỳ II năm 2005, bối cảnh thế giới và khu vực có những thay đổi sâu sắc tác động đến chính sách của Mỹ đối với Trung Đông nói chung, Iraq nói riêng.
Trên bình diện quốc tế, với chiến lược “đánh đòn phủ đầu” và “chủ nghĩa đơn phương” trong cuộc chiến chống khủng bố làm cho uy tín và hình ảnh quốc tế của Mỹ bị tổn thương, đồng thời xuất hiện tình trạng chống Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là trong thế giới Hồi giáo. Cuộc chiến chống khủng bố không làm cho sức mạnh cứng (hard power) yếu đi, song sức mạnh mềm (soft power) của Mỹ yếu đi là điều không phải tranh cãi, vết rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương xuất hiện từ khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra vẫn chưa được hàn gắn. Mặt khác, cuộc “Cách mạng màu cam” xảy ra ở Ucraina tháng 12/2004 và cuộc “Cách mạng hoa hồng” xảy ra ở Grudia trước đó tuy không ảnh hưởng trực tiếp với Mỹ, song Washington cũng muốn lợi dụng phong trào này để tràn sang khu vực Trung Đông.
Ngay trong năm 2005, tình hình trong nước và quốc tế của Mỹ cũng nảy sinh những thay đổi: Những thắng lợi của Mỹ đã phảng phất mùi thất bại khi chi phí của họ trong năm 2005 vượt quá 250 tỷ USD, nạn thất nghiệp của dân Iraq vẫn còn ở mức 30 đến 40 %, lực lượng an ninh Iraq thì bất lực, các cuộc nổi dậy tại Iraq thường xuyên xảy ra. Hơn 150.000 lĩnh Mỹ cùng với khoảng 25.000 lính đồng minh được triển khai ở Iraq. Tuy nhiên, cuộc chiến đã làm cho 11.000 bị thương trong năm 2004. Trong khi đó, lực lượng vũ
trang của Iraq tỏ ra kém hiệu quả mà các quan chức quân sự cao cấp nước này ước tính phải mất 10 năm nữa họ mới đảm đương được nhiệm vụ.
Ngoài ra, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế của Mỹ càng thêm nghiêm trọng khi các phần tử khủng bố tiếp tục gây ra những vụ đánh bom lớn, điểm hình như ở Luân Đôn (Anh) và thành phố Charm el Cheikh (Ai Cập) tháng 7/2005, đảo Bali (Indonesia) tháng 10/2005. Đồng thời, tình hình an ninh ở Iraq không hề dịu đi cùng với việc triển khai tiến trình quá độ chính trị, số lính Mỹ tử vong ngày càng tăng lên (hơn 2100 người).
Để hiện thực hóa sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Iraq, cuối năm 2006 Tổng thống Mỹ G. Bush đã sắp xếp lại “ê kíp” của mình bằng cách thay đổi nhân sự, theo đó R. Ghết thay cho Đ. Răm-xpheo làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tiếp đó, năm 2007 Tổng thống G. Bush tiếp tục bổ nhiệm tư lệnh mới tại Iraq; Thay Giám đốc An ninh quốc gia, Tham mưu trưởng Lục quân, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Trung Đông,... Đặc biệt, ngày 10 tháng 1 năm 2007 trong bài diễn văn được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống G. Bush đã công bố chiến lược điều chỉnh mới tại Iraq với tên gọi The New way forward (Con đường mới hướng về phía trước) với nội dung chủ yếu là tăng quân và tăng ngân sách cho cuộc chiến ở Trung Đông nói chung và Iraq nói riêng. Theo Tổng thống Mỹ “rút quân lúc này sẽ làm cho chính phủ Iraq sụp đổ. Kịch bản đó sẽ dẫn đến tình trạng chúng ta buộc phải đóng quân lâu dài hơn tại Iraq, đồng thời phải đối mặt với một kẻ thù có thể còn gây nhiều thương vong hơn cho chúng ta. Nếu chúng ta tăng cường sự hỗ trợ và giúp đỡ Iraq vào thời điểm gay cấn này để phá vỡ vòng vây bạo lực hiện nay, chúng ta có thể nhanh đến ngày rút quân về nước”.
Nội dung của chiến lược có thể được khái quát như sau: Một là, tăng 21.500 quân Mỹ tại Iraq, trong đó 17.5000 quân tới Baghda và 4.000 lính thủ
được điều dến khu vực Baghda và Bộ Chỉ huy quân sự ở thủ đô sẽ được cải tổ. Nhiệm vụ hàng đầu của quân Mỹ là chuyển từ trách nhiệm an ninh cho người Iraq sang tập trung giúp các lực lượng Iraq bảo vệ dân thường. Bản kế hoạch của Mỹ cũng đưa ra thời điểm lực lượng an ninh Iraq kiểm soát hoàn toàn đất nước vào tháng 11/2007, song không nói tới hậu quả nếu mục tiêu này không được đáp ứng;
Hai là, chiến lược mới đặt trách nhiệm giành thắng lợi lên vai chính quyền Iraq. Thủ tướng Iraq sẽ phải nỗ lực để thu hút người Hồi giáo Sunni thiểu số tham gia chính quyền bằng việc thông qua luật mới quy định chia sẻ công bằng nguồn thu nhập dầu mỏ và phục chức cho một số thành viên Đảng Baath của Tổng thống Saddam Husein bị thanh lọc;
Ba là, Mỹ sẽ dành 1 tỷ USD cho chương trình tái thiết và phát triển kinh tế của Iraq, trong đó có chương trình tạo việc làm tại Baghda và tỉnh An An ba, tăng gấp đôi các đội tái thiết ở các tỉnh;
Bốn là, Mỹ chủ trương không đối thoại với Syria và Iran về vấn đề Iraq. Kế hoạch mới của Tổng thống Bush nêu rõ các binh sỹ Mỹ sẽ mở cuộc phản công nhằm vào các phần tử người Siry và Iran mà Mỹ cho là gây bất ổn tình hình Iraq. Tuy nhiên, Mỹ thúc giục các nước Ả rập ủng hộ chính phủ Iraq, dàn xếp quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc tại Iraq, đặc biệt trong các cuộc bầu cử và xem xét Hiến pháp. Ngoài ra, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực và củng cố quan hệ quốc phòng với các đối tác;
Năm là, Tổng thống G. Bush sẽ đệ trình Quốc hội Mỹ khoản ngân sách
bổ sung 6,8 tỷ USD dành để chi tiêu hàng năm cho chiến tranh, trong đó có 5,6 tỷ USD cho kế hoạch tăng quân ở Iraq, 414 triệu USD dành cho việc mở rộng các nhóm tái thiết ở các tỉnh do Bộ Ngoại giao Mỹ quản lý; 350 triệu
USD cho chương trình phản ứng khẩn cấp của các tư lệnh quân Mỹ ở Iraq và 1 quỹ dùng cho tái thiết chung do Lầu Năm Góc quản lý. 22
Trong lĩnh vực quân sự, sau khi hoàn thành cuộc chiến xâm lược Iraq, Chính phủ Mỹ đã tiến hành một chính sách hoàn toàn trái ngược với quy luật .... Ban đầu, tướng lĩnh Mỹ có ý định chuyển đổi các đơn vị quân đội Iraq chưa tan rã sau cuộc chiến tranh thành các đơn vị lao động, với mục đích nhằm trợ giúp công tác sửa chữa, cứu trợ khẩn cấp và sẽ được trả tiền công cho những công việc đó. Tuy nhiên, sau đó tướng lĩnh kế nhiệm đã làm ngược lại hoàn toàn với chủ trương ban đầu bằng cách giải tán hành trăm ngàn binh lính, cho họ về nhà trong tình trạng đói khát, rách rưới và không có tiền bạc nhưng lại cho phép họ giữ lại vũ khí. Điều đó cũng là căn nguyên của tình trạng cướp bóc và phong trào dân tộc chống Mỹ sau này. Đây là một toan tính sai lầm và quân đội Mỹ đã phải trả bằng máu cho những sai lầm đó.
Những con số thương vong của lĩnh Mỹ trên chiến trường Iraq ngày một tăng lên, cộng với những lời chỉ trích của chính giới trong nước, chính quyền Mỹ đã quyết định xây dựng lại lực lượng quân đội và an ninh Iraq nhằm sử dụng người Iraq “đã quy thuận” để chống lại những người Iraq “bất kham”. Đây không phải là một sáng kiến mới mà chính sách đó đã được người Anh và các chế độ độc tài khác (đặc biệt là S. Hussien) nối tiếp nhau thực hiện.23
Như vậy, nhìn một cách tổng thể chúng ta có thể thấy không có thay đổi lớn về chính sách Iraq trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bush. Vấn đề đối với Tổng thống Mỹ hiện nay là làm thế nào để ông có thể kết thúc cuộc chiến
22 Về Chiến lược The New way forward và kết quả của nó xin xem thêm: Darin E.W.Johnson (2008), “2007 in Iraq: The surge and benchmarks – A new way forward”, www.wcl.american.edu/journal/ilr/24/documents.
23
Điểm khác biệt giữa chính sách của người Anh và Chính phủ do Mỹ dựng lên ở Iraq là ở chỗ: Trong khi người Anh sử dụng “lĩnh tuyển mộ” người As-syria Thiên Chúa giáo để chống lại người Ảrập, thì Al-Allawi
mà chính ông phát động, giống như lời cố vấn chính sách đối ngoại của ông TT Bush là Danielle Pletka phát biểu: Chúng tôi không có ý định đưa ra quyết định gì khác biệt. Đó chỉ là sự tiếp nối và rất quan trọng.