Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

Khi tiến hành cuộc chiến tranh Mỹ tuyên bố lý do đánh Iraq là để “giải giáp Iraq, giải thoát dân chúng và bảo vệ thế giới khỏi sự nguy hiểm nghiêm trọng”, sự nghiêm trọng mà theo Mỹ là “một chế độ vô kỷ luật đã đe dọa hòa bình với vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Còn mục đích gây chiến nhằm “bảo vệ an ninh của chính quyền mình, đồng thời giải thoát cho nhân dân Iraq khỏi một

trong những chế độ tàn ác nhất trái đất”. Ngoài ra, Mỹ không có tham vọng

nào khác như họ từng khẳng định: “Chúng tôi không có tham vọng ở Iraq, trừ mục đích xóa bỏ mối đe dọa và khôi phục quyền kiểm soát cho người dân”.[83, tr.27] Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới và phần đông dư luận quốc tế đều cho rằng lý do và mục đích đó là không chính đáng. Và rất nhiều câu hỏi được đặt ra về nguyên nhân của cuộc chiến tranh: Vì sao Mỹ đánh Iraq ?; Đâu là nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh ?; Phải chăng là vấn đề dầu mỏ ?; …Để trả lời những câu hỏi này, đã có nhiều đáp án và quan điểm nhìn từ những góc độ khác nhau. Song, trên thực tế chúng ta có thể quy tụ thành một số đáp án cũng đồng nghĩa là một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Dầu mỏ - Động cơ số một của cuộc chiến tranh.

Trong suốt thời gian dài trước và sau cuộc chiến tranh Iraq, dầu mỏ đã trở thành một vấn đề trọng tâm xuất hiện ở hầu hết những công trình nghiên cứu về nguyên nhân của cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II. Hầu như nhà nghiên cứu nào cũng dành cho dầu mỏ một vị trí xứng đáng trong số những nguyên nhân chiến tranh được đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình. Điều này không phải là ngẫu nhiên, hay dựa vào cảm tính của nhà nghiên cứu mà hoàn toàn có cơ sở thực tế, đã và đang được thực tiễn chứng mình.

Là một quốc gia nằm ở vịnh Persian, Iraq là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bậc nhất Trung Đông, đặc biệt là dầu mỏ. Theo số liệu

thống kê, hiện Iraq có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới (sau Arập Xêut) với trữ lượng ước tính là 112 tỷ thùng đã được xác minh và khoảng 220 tỷ thùng giả thiết chưa được khảo sát. Trữ lượng này trên thực tế gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ của Mỹ và có thể cung cấp đủ cho dầu nhập khẩu của Mỹ ở mức hiện nay trong vòng gần một thế kỷ. Vì vậy, rất nhiều học giả cho rằng Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh với Iraq là nhằm mục đích xâm chiếm những giếng dầu của quốc gia này.

Khi đề cập đến vấn đề này, Sami Nair một nghị sỹ châu Âu đã nhận xét: “Mỹ tấn công Iraq thì trước hết là để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong nước và kiểm soát được toàn bộ vùng Trung Đông, trong đó có các giếng dầu

của Iraq” và để làm rõ hơn cho nhận định của mình, Sami Nair phân tích như

sau: “Dầu mỏ là yếu tố chủ chốt trong hệ thống kinh tế thế giới và về lâu dài chi phối mối tương quan lực lượng giữa các cường quốc. Ai có khả năng tác động được vào các khâu sản lượng, vận chuyển và giá dầu, người đó có thể lái hệ thống kinh tế thế giới đi theo ý mình”.[109, tr.21] Ông cũng chỉ ra rằng, với trữ lượng dầu mỏ chiếm 65% trữ lượng của toàn thế giới như hiện nay, kết hợp với những yếu tố khác như mức tiêu thụ năng lượng lấy từ dầu mỏ trên toàn thế giới vẫn ở mức cao (40%), nhu cầu dầu mỏ của thế giới tăng lên trong thời gian tới, vốn đầu tư, chi phí sản xuất dầu mỏ,… thì Trung Đông vẫn là trọng tâm và giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực dầu mỏ, đồng thời vẫn trở thành mục tiêu của mọi sự thèm kát trong vòng ba chục năm tới.

Do vậy, theo Nghị sĩ Sami Nair thì kiểm soát được Trung Đông sẽ có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ. Nước này, ngốn ¼ lượng tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong khi họ sản xuất ngày càng ít (chưa đến 15% trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2000). Sự giảm sút nhanh chóng đó cộng với mức cầu trong nước tăng giúp ta hiểu rõ hơn vì sao Mỹ có ý đồ

của các nước có dầu mỏ và các nước tiến hành sản xuất, vận chuyển, buôn bán dầu mỏ là hết sức phức tạp. Theo đó “thoạt nhìn thì thấy dầu mỏ là một thứ vũ khí đáng sợ trong tay các nước khai thác, sản xuất dầu mỏ. Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Tài sản các vương quốc sản xuất dầu mỏ của các nước này có phát triển được hay không lại phụ thuộc vào mức tăng trưởng và thực trạng kinh tế của các nước phương Tây. Từ đó nảy sinh sư lệ thuộc lẫn nhau, hạn chế quyền tự do về chính trị của các nước sản xuất dầu mỏ, ít nhất là của những nước muốn độc lập”.[112, tr. 22]

Cụ thể với trường hợp của Iraq, ông cho rằng đây là một trường hợp ngoại lệ, bởi “nhờ có đầu tư lớn vào phát triển đất nước nên Iraq muốn giá dầu tăng cao. Vả lại, Iraq – nước có dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, cũng chống lại sự thao túng của Mỹ ở vùng Vịnh, do đó trở thành một vật cản trong chiến lược kiểm soát nguồn năng lượng thế giới của Mỹ. Mưu đồ lật đổ S. Hussein của Mỹ càng mạnh mẽ hơn sau khi Iraq ký với Pháp, Nga và Trung Quốc một số hợp đồng khai thác dầu mỏ và chỉ đợi đến khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ là đi vào thực hiện. Một can thiệp quân sự cùng với việc lật đổ chế độ Baghdad hiện nay và thiết lập một chính quyền thân Mỹ sẽ làm theo đổi sự phân chia nói trên, trong đó Mỹ và Anh cho đến nay vẫn không được tham gia. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và phe đối lập Iraq ở nước ngoài tập trung chủ yếu vào vấn đề này. Đối với Mỹ, kiểm soát được dầu mỏ không những đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong nước mà còn là công cụ kiểm soát hữu hiệu đối với tăng trưởng của các vùng cạnh tranh, trong đó có châu Á”.[109, tr. 23]

Cùng với cuộc chiến tranh Afganistan (năm 2001) và sự đối đầu với nhà nước Palestine, ủng hộ Israel, tiến hành cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq, Mỹ cũng muốn bảo đảm quyền kiểm soát “năng lượng trong hình elíp chiến lược”, một vùng chạy từ bán đảo Arab đến tận Trung Á. Do đó, thật dễ hiểu khi giáo sư Robert Anciux – Một chuyên gia về quan hệ quốc tế và các vấn đề

Trung Đông thuộc Đại học Tự do Brucxen cho rằng: “Iraq chỉ là một cuộc chạy tiếp sức hoặc có thể gọi là cọn ngựa trạm trong chính sách Trung Đông của Mỹ” “dầu lửa mới là trọng tâm của Mỹ trong khu vực này”.8

Mỹ nhập khẩu trên 50% dầu thô của Iraq thông qua các nhà trung gian Nga, không có một công ty Mỹ nào có quan hệ trực tiếp với Baghdad. Đồng thời, các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Pháp,… đang chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ Iraq bằng những hợp đồng lớn được ký kết giữa các quốc gia này với chính quyền Tổng thống S.Hussein. Vì vậy, Washington chắc chắn không có giải pháp nào hữu hiệu hơn là lật đổ chính quyền đương nhiệm tai Iraq và thay thế vào đó bằng một bộ máy thân Mỹ. Chỉ có như vậy, việc giành được quyền kiểm soát những giếng dầu Iraq – một vấn đề được coi là “lợi ích sống còn” và có sức thuyết phục đối với người dân Mỹ mới không bị đe dọa. Có lẽ cũng chính vì điều này mà các nước Arập, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Italia và cả Anh cũng đều cho rằng mục đích của Tổng thống Mỹ G.Bush khi kêu gọi áp dụng chính sách cứng rắn, đánh đổ chính quyền S.Hussein là nhằm chi phối nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt giàu có của quốc gia này. Ngược lại, sở dĩ Nga, Trung Quốc phản đối cuộc tấn công Iraq cũng là vì muốn đi trước Mỹ trong chiến lược dầu mỏ ở Trung Đông.

Trên thực tế, trước khi cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ 2 nổ ra, nước Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức trong việc duy trì nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông nói chung và Iraq nói riêng. Thách thức này không chỉ nảy sinh từ các nước lớn có cùng chung mục đích như Mỹ mà còn xuất hiện ngay trong lòng các nước Arab (Arập). Với Arab Saudi (Arập Xê-út), nước đang có mối quan hệ và giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự dầu mỏ thế giới của Mỹ, đồng thời là nước thành viên hàng đầu của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Tình hình trong nước Arab Saudi đang rối ren, tỷ lệ thất

nghiệp lên tới 15% khiến xã hội mất ổn định, phong trào chống Mỹ và phản đối việc bảo hộ hệ thống sản xuất dầu mỏ bằng sức mạnh quân sự của Mỹ đang lan rộng, làn sóng phản đối chính quyền hoàng gia lên cao. Đặc biệt, trước tình trạng quan hệ Mỹ - Arab Saudi không êm thấm, vương tộc và các tỷ phú Arab Saudi đã rút một phần tiền bán dầu ra khỏi trung tâm tài chính New York, từ chối cung cấp căn cứ cho Mỹ sử dụng tấn công Iraq. Trong khi đó, các nước láng giềng của Arab Saudi như Iran, Iraq đã tẩy chay các tập đoàn dầu khí của Anh, Mỹ nhưng lại tiếp nhận tư bản dầu khí của Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ytalia,…đồng thời đưa ra chiến lược phát triển thành cường quốc sản xuất dầu mỏ và chống Mỹ.

Ngoài các nước Trung Đông, Nga đã và đang trở thành một thách thức lớn đối với Mỹ xung quanh vấn đề về dầu mỏ. Là một nước lớn sản xuất dầu mỏ, Nga bắt đầu tăng sản lượng và triển khai Chiến lược dầu mỏ toàn cầu, chống lại đường lối thỏa hiệp giá cả giữa OPEC với các tập đoàn dầu khí. Song song với việc tăng sản lượng trong nước, Nga đang cạnh tranh quyết liệt với các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Anh ở các mỏ dầu tại Iran, Iraq và biển Caspian (CaspianSea). Bên cạnh Nga, Trung Quốc cũng là một đối thủ đáng gờm của Mỹ tại thị trường dầu mỏ Trung Đông. Bước vào thị trường dầu mỏ quốc tế với tư cách là nước lớn sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ, Trung Quốc khai thác quan hệ dầu mỏ với Nga, Iran, Iraq, Việt Nam, Ăngôla và Yenmen,… trở thành đối tượng thách thức đối với trục dầu mỏ Washington – Riast. Hơn thế, cùng với Nga, Trung Quốc cũng hết sức coi trọng quan hệ với Iraq, tiến hành triển khai chính sách Ngoại giao dầu mỏ không đi theo trật tự dầu khí thế giới của Mỹ.

Như vậy, cùng với một số quốc gia khác, các quốc gia có mối quan hệ và lợi ích trực tiếp hay gián tiếp ở Iraq như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Nga và Trung Quốc đã gây cho Mỹ nhiều sức ép trong chiến lược dầu mỏ của

Mỹ ở Trung Đông nói chung và Iraq nói riêng. Điều này cũng góp phần thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Iraq của Tổng thống Bush. Đây là cơ hội tốt đối với Mỹ, thậm chí theo giáo sư Okumura (Trường Đại học Kanto, Nhật Bản) thì đây có thể coi là thời cơ không bao giờ lặp lại đối với Mỹ nếu Mỹ muốn độc quyền chi phối dầu lửa của Iraq, phân chia lại sự thống trị trên thế giới về dầu mỏ.[109, tr. 17]

Trong lôgic vì mục tiêu dầu mỏ, Mỹ xâm lược Iraq còn nhằm xây dựng cho mình một nước sản xuất, cung ứng về dầu mỏ, luôn đảm bảo nguồn cung cấp cho Mỹ. Điều này cũng là một trong hai nguyên nhân mà Pierre Noel – một nhà kinh tế chính trị học người Pháp đưa ra để gải thích cho câu hỏi

sao Mỹ quyết tâm chiếm các mỏ dầu Iraq ? Ông cho rằng: Mỹ quyết tâm bằng

mọi giá đánh đổi Saddam Hussein để thâu tóm nguồn dầu lửa tiềm tàng của Iraq vì hai lý do sau: Thứ nhất, đây là nguồn dự trữ dầu mỏ vô tận lại có thể khai thác được ngay; Thứ hai, sự xuất hiện của một nước sản xuất nhiều dầu mới ở Trung Đông chắc chắn sẽ đáp ứng lợi ích của Mỹ. [112, tr. 20]

Cùng chia xẻ quan điểm đó, Vương Kiến – một nhà kinh tế học Trung Quốc ở góc độ khác lại cho rằng tấn công Iraq chính là biện pháp tấn công vào châu Âu bằng dầu lửa. Theo ông, một trong những mục đích tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq của Mỹ là nhằm đánh vào đồng Euro, từ đó làm cho nền kinh tế châu Âu suy sụp theo và địa vị của châu Âu cũng từ đó mà hạ xuống, không dám thách thức địa vị của Mỹ. Điều này đã được thực hiện trong cuộc chiến tranh Côxôvô, song cuộc chiến ấy chỉ làm cho đồng Euro suy yếu, một sự suy yếu tạm thời và đồng Euro sẽ phục hồi sau một thời gian ngắn, từ đó khinh tế châu Âu lại tiếp tục tăng trưởng. Và nếu để yên trong thời gian dài thì châu Âu lớn mạnh, khi đó Mỹ không thể làm gì nổi kể cả biện pháp quân sự. Do vậy, Mỹ phải tiến hành một cuộc chiến tranh nào đó để

Mặc dù không nằm ở châu Âu giống như Côxôvô, song cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành xâm chiến Iraq lại đánh ngay vào nguồn dầu mỏ, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế châu Âu. Bởi vậy, kiểm soát và khống chế dầu lửa là một biện pháp khống chế châu Âu.9

Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi trong số các nước thuộc EU trừ Anh có một số mỏ dầu ở biển Bắc, còn lại các nước khác đều không có mỏ dầu và ngay cả nguồn nhiên liệu than đá cũng không nhiều. Với hơn 60% nguồn năng lượng phải nhập khẩu và mức độ phụ thuộc lên tới 80% - 90%, sự bình ổn của tình hình năng lượng châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó đặc biệt là từ Iraq – quốc gia có trữ lượng dầu đứng thứ hai thế giới và có thể cắt giảm đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Do vậy, cuộc chiến tranh tại Iraq sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế châu Âu.

Như vậy, dù được đề cập ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp trong các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II, song phần lớn học giả và dư luận thế giới đều cho rằng: Dầu mỏ đã trở thành một mục đích quan trọng thúc đẩy Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Iraq, lật đổ Tổng thống S. Hussein.

Thứ hai, Chính sách của Saddam Husein và Chiến lược loại bỏ thế lực chống đối ở Trung Đông của Mỹ.

Là một khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, cộng với sự giàu có về tài nguyên dầu mỏ, Trung Đông đã và đang trở thành miếng mồi hấp dẫn đối với chủ nghĩa đế quốc nói chung và đối với đế quốc Mỹ nói riêng. Từ lâu Mỹ luôn luôn mong muốn và tìm mọi cách để xâm nhập cũng như khống chế khu vực này. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, tham vọng của Mỹ ở khu vực này đã thực sự vấp phải sự chống đối quyết liệt từ

phía Iraq – một quốc gia ẩn chức không ít tham vọng bá quyền khu vực. Điều đó khiến cho mối quan hệ song phương giữa Washington và Baghdad trở nên hết sức căng thẳng trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Được coi là một nhà lãnh đạo độc tài ở Iraq, Tổng thống S. Hussein cũng có nhiều toan tính cho mình ở khu vực Trung Đông. Ông luôn là “người có hoài bão lớn, tự cho mình là lãnh tụ của dân tộc Arập tiếp sau G. Abdel Nasser, thậm chí còn hơn cả Nasser, sánh với các anh hùng dân tộc Arập trong lịch sử”.10

Vì vậy, ông muốn gây ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông ngay cả trường hợp mạo hiểm. Điều này đã được thể hiện khi Baghdad

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)