5. Kết cấu của luận văn
2.1. Chính sách của Tổng thống G.Bush đối với Iraq
Sự kiện ngày 11/9/2001 xảy ra tại Nework không chỉ là sự đe doạ nền an ninh quốc gia Mỹ mà còn là thách thức lớn đối với “Chiến lược toàn cầu” của Nhà Trắng, ngay lập tức Washington từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, dĩ nhiên trong đó có khu vực Trung Đông. Là nạn nhân trong cuộc tập kích của bọn khủng bố, Mỹ đã nhận đựơc sự đồng tình ủng hộ từ các nước lớn trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Washington coi đây là “cơ hội vàng”, là “món quà số phận” có một không hai để nước Mỹ thực hiện những toan tính bấy lâu của mình ở khu vực này - cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003) là một minh chứng cho điều đó. Trong con mắt của các ông chủ Nhà Trắng, thế giới lúc này chỉ có những nước “theo Mỹ” và “không theo Mỹ” chứ hoàn toàn không có quốc gia trung lập. Mặt khác, Washington tự cho mình nắm quyền sinh, quyền sát của các quốc gia khi thực hiện chính sách
“đánh đòn phủ đầu” với bất cứ thế lực nào có hành động gây bất an cho Mỹ. Đối với Trung Đông, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được cụ thể hoá đến từng quốc gia một. Ngày 29/1/2002, trong Thông điệp liên bang hàng năm, Tổng thống G. Bush đã đưa Iraq, Iran cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào danh sách “trục ma quỷ”. Người đứng đầu Nhà Trắng cáo buộc các nước này phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Đặc biệt, với Iraq trong một bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ đã coi S. Hussein là “nguy cơ của thế giới” và cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động thận trọng và kiên quyết đối với Baghdad. Trong một báo cáo “Đánh giá lại vị trí hạt nhân” (công bố tháng 2/2002), Mỹ coi Iraq là một
17/2/2002, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleczza Rice nói rõ: “Chính phủ của tổng thống Iraq Saddam Hussein, cái chốt trong “trục ma quỷ” phải bị loại bỏ”.[83, tr. 27]
Ngày 24/6/2002, Tổng thống Bush tuyên bố kế hoạch Hoà bình Trung Đông, trong đó chỉ rõ Mỹ “ủng hộ Palestin thiết lập nhà nước riêng, đồng thời yêu cầu Israel kế thúc xâm chiếm lãnh thổ Palestin (điều này trái ngược với chính sách thân Israel khi ông Bush mới lên cầm quyền và có lợi cho Palestin)”5. Ngoài ra, Mỹ cũng thay đổi chính sách đối với các quốc gia khác trong khu vực như Arabia Saudi, Ai Cập, Kuwait,…theo chiều hướng tích cực nhằm tạo cơ sở tốt cho cuộc chiến chống khủng bố và tấn công Iraq.
Từ khi chiến tranh Iraq kết thúc (2003) cho đến nay, Mỹ lại tiếp tục thay đổi chính sách đối ngoại của mình bằng một phương án thực hiện mới. Ngoại trừ trường hợp thực hiện một chính sách cứng rắn đối với vấn đề hạt nhân của Iraq, Washington chuyển sang kế hoạch “bình định” Trung Đông bằng “Lộ trình hoà bình” và “Kế hoạch kinh tế”, trong đó lấy việc xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do Mỹ - Trung Đông” làm miếng mồi kinh tế để dụ dỗ và xoa dịu các nước thù địch với Mỹ trong khu vực này. Ngày 9/5/2003, phát biểu trước tập thể giảng viên và sinh viên Trường Đại học Nam Carolina trong Lễ tốt nghiệp, Tổng thống Bush cho rằng “sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein đã đưa lại “cơ hội lịch sử cho toàn bộ khu vực Trung Đông”; Mỹ cần phải nắm bắt cơ hội này giúp Trung Đông phát triển phồn vinh kinh tế và hoà bình vĩnh cửu. Mỹ có kế hoạch trong thời gian 10 năm tới sữ xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do Mỹ - Trung Đông” để thúc đẩy kinh tế Trung Đông đi vào quỹ đạo tốt đẹp”6. Tuy nhiên, bản kế hoạch mới này của Mỹ chỉ
5
TTXVN - TLTKĐB, tháng 5/2003.
nhận được sự phản ứng tích cực của Israel, còn hầu hết các nước Trung Đông đều tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Mỹ.
Đối với Iraq, Ngay sau khi Tổng thống Bush bước vào Nhà Trắng, Donald Rumsfeld đã nhanh chóng dự kiến những viễn kiến đầy tham vọng về chính sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông. Trong phiên họp Hội đồng An ninh quốc gia, Rumsfeld tuyên bố: “Thử tưởng tượng vùng Trung Đông không có bóng dáng Saddam và với một chế độ sẵn sàng đi theo quyền lợi của Hoa Kỳ sẽ như thế nào. Điều đó sẽ làm thay đổi mọi thứ trong vùng và mọi nơi khác”.[95, 504]
Táo bạo hơn, đồng thời cũng thể hiện một viễn kiến hoang đường hơn về chính sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông nói chung, Iraq nói riêng đã được David Frum*
phát biểu trên tờ New York Times mấy ngay sau đó: “Một sự lật đổ Saddam Hussein do Hoa Kỳ lãnh đạo, và thay thế chế độ độc tài quá khích Đảng Baath với một chính quyền mới khăng khít hơn với Hoa Kỳ, sẽ đặt Hoa Kỳ vào địa vị toàn quyền chi phối vùng Vịnh chặt chẽ hơn bất cứ cường quốc nào kể từ thời đế quốc Ottomans, hay ngay cả đế quốc La Mã trước đây”.[95; 504]
Ngay sau khi cuộc chiến tranh Afganistan kết thúc, Mỹ nhanh chóng tiến hành cuộc chiến tranh Iraq nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, đồng thời cũng là để thử nghiệm chiến lược an ninh mới của Mỹ cũng như việc triển khai chính sách Trung Đông.
Trong số các quốc gia đối địch với Mỹ ở Trung Đông, Iraq đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để Mỹ mở cuộc tấn công quân sự. Trên phương diện an ninh, Iraq là một thách thức đối với Mỹ trong suốt hơn một thập kỷ kể từ sau cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Mỹ cáo buộc Iraq tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt và vi phạm các nghị quyết
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mỹ tuyên bố có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ của ông Hussein có liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế, chế độ này đã chứa chấp và tài trợ cho khủng bố. Hơn nữa đây là một chế độ độc tài quân sự luôn đe doạ các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Đối với Mỹ, Iraq đã trở thành mối đe doạ rõ rệt về mặt an ninh và chế độ Hussein là kẻ thù của Mỹ, Mỹ cần phải xoá bỏ chế độ này.
Về mặt kinh tế, thay đổi chế độ Hussein dọn đường cho Mỹ vận động Hội đồng Bảo an dỡ bỏ cấm vận Iraq và xây dựng lại đất nước này theo ý đồ của Mỹ. Trước hết Mỹ sẽ khôi phục ngành công nghiệp dầu mỏ và có thể kiểm soát lâu dài nguồn năng lượng khổng lồ của Iraq. Việc này giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Arab Saudi để bình ổn giá dầu thô trên thế giới, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ thúc ép nước này và các nước xuất khẩu dầu khác trong khu vực cải cách chính trị-xã hội. Đồng thời khi một chế độ mới ở Iraq được thiết lập thì điều này có nghĩa là các hợp đồng kinh tế được chính quyền Saddam ký trước đây với nhiều nước sẽ không còn hiệu lực. Các mỏ dầu vốn được dành cho các công ty của Pháp, Đức, Nga,.… nay có thể sẽ thuộc về Mỹ. Bằng cách này từ chỗ không có phần ở Iraq, Mỹ sẽ gạt các nước khác ra để áp đặt ảnh hưởng toàn diện và độc tôn ở nước này. Ngoài ra, chắc chắn chính phủ Iraq do Mỹ hậu thuẫn sẽ dành phần lớn công việc tái thiết đất nước cho các công ty của Mỹ và do vậy càng làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của các nước có công ty đã làm ăn lâu dài hoặc muốn làm ăn tại Iraq.
Về mặt chính trị, Mỹ mong muốn tấn công Iraq và lật đổ tổng thống hợp hiến của nước này đã gửi đi thông điệp tới các nước bạn bè cũng như kẻ thù của Mỹ ở Trung Đông rằng kẻ nào đe doạ an ninh nước Mỹ và đồng minh của Mỹ hay tấn công Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Mỹ muốn thể hiện cho không chỉ các nước ở khu vực biết rằng Mỹ không nói suông và sẵn sàng hành động. Đây là hình thức răn đe và gây sức ép có hiệu quả. Một số nước Mỹ cho là
"bất hảo" như Iran và Syria cần phải thận trọng hơn trong các quyết định của họ đối với một số vấn đề Mỹ xếp vào loại "nhạy cảm" như chống khủng bố và chống phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thậm chí Libya đã tuyên bố tự từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình.
Mỹ dự tính xây dựng một đất nước Iraq tự do và dân chủ theo kiểu Mỹ. Một Iraq không có Saddam Hussein sẽ là đồng minh của Mỹ, nêu một tấm gương cho các nước Trung Đông khác cũng như cả thế giới A-rập. Nước nào theo Mỹ sẽ có hoà bình, thịnh vượng và tự do, còn kẻ nào chống Mỹ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Quyền lựa chọn thuộc về các quốc gia khu vực này. Để thực hiện ý đồ đó Mỹ giúp lập chính phủ lâm thời của người Iraq. Trên danh nghĩa, chính phủ này có quyền điều hành đất nước, nhưng thực tế mọi quyết định quan trọng sẽ phải có sự chấp thuận của Mỹ. Mỹ vẫn duy trì lực lượng quân sự khoảng 145.000 người tại đây, lên kế hoạch thiết lập khoảng 14 căn cứ quân sự và kiểm soát nguồn tài chính do xuất khẩu dầu thô của Iraq mang lại. Người Mỹ cũng nắm giữ gần như toàn bộ các khoản tiền tái thiết Iraq mà chính người dân Iraq không biết chúng được sử dụng như thế nào.
Như vậy, kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông vẫn đảm bảo tính liên tục và duy trì những mục đích mà Washington đề ra. Tuy nhiên, trước những thay đổi phức tạp của tình hình thế giới đương đại và khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã làm cho việc hoạch định và thực hiện chính sách Trung Đông của Mỹ ở khu vực này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy có thể khẳng định rằng: Đối với khu vực Trung Đông chính sách của chính quyền mới cho đến nay vẫn chưa có gì rõ nét mặc dù Tổng thống Bush tuyên bố “sẽ bảo vệ các quyền lợi của Mỹ tại vùng Vịnh Pescica và thúc đẩy hoà bình ở Trung Đông, cho dù là bất kỳ một nền hoà bình noà trên cơ sở một Israel đựơc đảm bảo về an ninh”.7