Hậu quả của cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 74)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Hậu quả của cuộc chiến tranh

Giống như bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dù đó là chính nghĩa hay phi nghĩa, cuộc chến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003) cũng để lại những hậu quả to lớn đối với tất cả các bên tham gia. Đồng thời, nó cũng lan rộng ảnh hưởng ra khu vực và thế giới.

Một là, đối với đất nước Iraq:

Mặc dù cái giá mà nước Mỹ phải trả cho cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003 là rất lớn, song nó không thể so sánh với những già mà đất nước và người dân Iraq phải gánh chịu, bởi họ chính là nạn nhân trực tiếp, lớn nhất gánh chịu những đợt không kích và tấn công khốc liệt của lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Vì vậy, không ai có thể thống kê hết những mất mát và thiệt hại mà lực lương liên quân gây cho đất nước và con người Iraq. Nhưng một điều chắc chắn rằng Iraq đã bị thiệt hại nghiêm trọng trên tất cả các phương diện.

Về mặt chính trị: Sau khi chính quyền Tổng thống S. Husein bị lật đổ và việc thành lập một chính quyền mới còn nhiều vướng mắc, Iraq nghiễm nhiên trở thành một nước vô chủ, mọi hoạt động trong xã hội dường như diễn ra một cách “tự nhiên” vô tổ chức và không có người quản lý. Người dân Iraq

tự do làm mọi thứ mà không tuân thủ theo bất kỳ một quy định pháp luật nào, đồng thời họ cũng không được bất kỳ một cơ quan pháp luật nào bảo vệ, có chăng chỉ là sức mạnh của những kẻ xâm lược.

Về mặt kinh tế: Những đợt tấn công của lự lượng liên quân, trong đó đặc biệt là những đợt không kích đã làm cho hệ thống cơ sở vật chất của Iraq như trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệm, các mỏ dầu, đường xá, nhà cửa,… bị phá hủy một cách nghiêm trọng, khiến cho người dân không có nhà ở, trẻ em không có trường học, bệnh nhân không có bệnh viện để chữa trị, các nhà máy, xí nghiệp đóng cửa,…. Đồng thời, những thiệt hại này đòi hỏi chính quyền ở Iraq và người dân nước này phải có thời gian hàng chục năm (thậm chí là lâu hơn nữa) và cần hàng trăm tỷ USD cho công cuộc tái thiết, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Ngoài ra, trình trạng bất ổn về chính trị sẽ làm cho nền kinh tế Iraq khó có thể phát triển được mà trái lại còn đi xuống. Tình trạng thất nghiệp sẽ thường xuyên xảy ra, người dân không có việc làm, không có lương và cũng có nghĩa là ngân sách quốc gia cũng không có nguồn thu, trở nên trống rỗng.

Về mặt xã hội: Ngay từ khi Mỹ tấn công Iraq tháng 3 năm 2003 đã gây

ra nhiều thương vong về dân sự, lập tức tạo ra một cuộc di cư của thường dân Iraq. Tỷ lệ tử vong của thường dân Iraq đã gia tăng nhanh chóng khi lực lượng liên minh ném bom và tấn công mặt đất, cũng như sự gia tăng bạo lực sắc tộc, nhiều người dân Iraq buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Theo UNHCR, có 1,9 triệu người tản cư trong nước và 2 triệu người tị nạn ở các nước láng giềng, đặc biệt là ở Syria và Jordan. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói tăng nhanh. Theo Chương trình Phát triển của LHQ, một phần ba dân số hiện đang sống trong nghèo đói. Giáo dục bị phá vỡ. Hơn nữa, nhu cầu cơ bản của người dân Iraq như nước uống, thực phẩm, vệ sinh và điện không được đáp

quốc tế không đáp ứng được những thách thức nhân đạo đang phát sinh ở quốc gia này. Các cơ quan quốc tế đã tự phải đối mặt vơí vấn đề trong việc tiếp cận với những nguy cơ cao. Vấn đền nhân đạo ở Iraq đã đạt tới mức khủng hoảng, có thể so sánh với một số hiểm họa thiên tai trên thế giới.18

Cuộc chiến tranh đã làm cho mâu thuẫn giữa các bộ tộc và các nhóm quyền lực trong xã hội Iraq trở nên gay gắt, điều này dẫn đến tình trạng Iraq không có khả năng độc lập quản lý đất nước mà phải phụ thuộc vào nước ngoài. Điều này được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa những người thuộc hai dòng phái tôn giáo lớn nhất ở Iraq là Shiite và Sunner, mặc dù cả hai dòng phái này đều yêu cầu Mỹ nhanh chóng trao trả quyền lực cho người dân Iraq song họ lại mâu thuẫn với nhau về quyền lãnh đạo. Chính vì vậy đã dẫn đến hàng loạt các cuộc xung đột giữa hai bên – một điều chưa từng có trong lịch sử Iraq, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tuy cả hai bên đã bắt tay nhau để đấu tranh với Mỹ nhằm thúc giục chính quyền Bush thực hiện đúng cam kết trao trả quyền lực cho người dân Iraq vào ngày 30/6/2004, song không ai dám chắc mâu thuẫn này sẽ không nảy sinh trở lại sau khi Mỹ thực hiện lời hứa của họ.

Nhiều di sản văn hóa của Iraq bị tàn phá: Trong thời gian chiến tranh và chiếm đóng, Liên minh quân sự đã không bảo vệ những di sản văn hóa ở Iraq mà nó đã bị bọn cướp và trộm nghệ thuật nhòm ngó. Ngay cả thư viện quốc gia, viện bảo tàng quốc gia cùng nhiều di sản văn hóa khác bị hư hỏng nặng nề và tàn phá ngay từ những ngày đầu chiến tranh. Ngoài ra, tình trạng tra tấn và lạm dụng tù nhân cũng diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở những doanh trại của Mỹ mà còn ở những doanh trại của lực lượng Anh và những doanh trại của chính phủ Iraq.

18

http://www.globalpolicy.org/iraq/humanitarian-issues-in-iraq/consequences-of-the-war-and-occupation- of-iraq.html, truy cập 24/10/2010.

Nhìn chung, tình hình Iraq sau chiến tranh là hết sức phức tạp. Bởi họ vừa phải đối phó những khó khăn về kinh tế, đồng thời lại phải đương đầu với những rắc rối trong lĩnh vực chính trị. Đây chính là điểm mấu chốt và cũng là khó khăn nhất mà Iraq phải đối đầu trong suốt thời gian qua, cũng như trong thời gian tới.

Hai là, đối với Mỹ và đồng minh:

Mặc dù đã thực hiện được một trong số những mục tiêu quan trọng nhất của mình là lật đổ Tổng thống S. Hussein cùng toàn bộ chính quyền Iraq, cũng như kiếm lời nhờ những hợp đồng béo bở cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ; những khoản tiền viện trợ tái thiết của Mỹ vào Iraq trị giá hàng tỷ đô la đã vào tay các nhà thầu quốc phòng, những công ty xây dựng và dầu khí Mỹ; không ít các tập đoàn kinh tế, tài chính Mỹ đã mang về những khoản lợi nhuận kếch xù từ một Iraq đổ nát, thậm chí từ cả máu xương của người dân Iraq và binh lính Mỹ,…. Song Mỹ và đồng minh phải trả một cái giá đắt để thực hiện mục tiêu đó. Điều này được thể hiện khi cuộc chiến tranh ảnh hưởng đến nhiều mặt của nước Mỹ: Về mặt kinh tế, chỉ nhìn vào một vài con số thống kê sau đây chúng ta có thể hiểu được phần nào mức độ tốn kém mà nước Mỹ phải chi cho cuộc chiến xâm lược Iraq, lật đổ Tổng thốn S. Hussein: Chi phí cho một giờ ném bom từ 10.000 – 15.000 USD; Chi phí cho mỗi bữa ăn của người lính Mỹ trên chiến trường là 6,77 USD; Để tải được một quả bom trọng lực thành một quả bom JDAM do vệ tinh điều khiển là 21.000 USD; Chi cho mỗi quả tên lửa Cruise Tomahawk là 1 triệu USD; Chi cho việc triển khai một nhóm tàu sân bay tiêu tốn khoảng 3 triệu USD/ngày,.…[112, tr. 308]

Theo thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau hơn 7 năm Mỹ phát động cuộc chiến tại Iraq, khoảng 4.500 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng tại

của Mỹ tham gia chiến trận Iraq. Và theo iCasualties.org, số lính bị thương tính đến hết tháng 7/2010 là 31.882 người, trong đó 2/3 là lính bộ binh.này cùng hàng nghìn binh sĩ bị thương. Tính đến nay đã có đến 106.000 lính Mỹ bị các dạng bệnh trầm cảm, tỷ lệ tự sát trong binh lính tăng vượt ngưỡng trung bình trong dân chúng. Theo số liệu thống kê, trong năm 2009, 334 lính Mỹ đã tự sát, gấp đôi so với 149 binh sỹ thiệt mạng trong chiến tranh Iraq, khoảng 1/5 binh sỹ Mỹ trở về từ Afganistan và Iraq đều bị tổn thương về tâm lý, họ cảm thấy bị “hoảng sợ, tội lỗi và phẫn nộ”. Trong năm 2008, các bác sỹ quân đội phát hiện ra rằng mỗi tháng khoảng 1.000 cựu chiến binh cố gắng tự tử, và khoảng 300.000 cựu chiến binh bị rối loạn, căng thẳng sau những chấn thương dài.19

Về mặt tài chính, theo báo cáo tháng 7/2010 của CRS, một cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ. Cuộc chiến Iraq đã góp phần không nhỏ làm tăng công nợ của nước Mỹ (tính đến ngày 19/8/2010) lên đến 13.310,379 tỉ USD. Cuối năm tài chính 2010, Mỹ đã đổ 751 tỉ USD vào cuộc chiến Iraq. Trong khi nước Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế nặng nề nhất kể từ năm 1930 đến nay. Chính quyền Mỹ cũng đã phải cay đắng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế là do sa lầy trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Chính Văn phòng Quốc hội Mỹ (CBO) trong một dự đoán về các khoản chi phí cho chiến tranh khí đề cập đến vấn đề này đã dự đoán rằng: Chi phí cho cuộc chiến tranh Iraq trong giai đoạn 2003 – 2012 tốn đến 1.900 tỷ USD. [109, tr. 57]

Mặt khác, không giống như cuộc chiến tranh vùng Vinh lần thứ nhất (năm 1991), khi Mỹ đã vận động được các nước đồng minh của mình như Đức, Nhật Bản, Arab Saudi và Kuwait chịu 80% chi phí chiến tranh. Thì trong cuộc chiến tranh lần này, Mỹ đã gặp khó khăn trong việc vận động các

19

http://www.globalpolicy.org/iraq/humanitarian-issues-in-iraq/consequences-of-the-war-and-occupation- of-iraq.html, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.

nước đồng minh đóng góp. Hầu hết các chuyên gia đều bày tỏ sự nghi ngờ về “sự sẵn sàng” của châu Âu và Nhật Bản trong việc đóng góp chi phí nhân đạo và tái thiết Iraq lần này và họ cho rằng các khoản chi phí có lẽ lấy từ nguồn thu nhập dầu mỏ của Iraq.

Về tương lai của nền kinh tế Mỹ, thì lịch sử đã cho thấy con đường phát triển kinh tế của Mỹ không hề dễ dàng gì sau mỗi cuộc chiến tranh. Ví dụ như sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã phải áp dụng các “liều thuốc điều chỉnh” để vực dậy nền kinh tế. Còn sau khi Mỹ ký kết Hiệp định đình chiến tháng 7/1953 kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên thì thất nghiệp ở Mỹ cũng tăng vọt. Hay năm 1973 vào thời điểm quân Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam, kinh tế Mỹ cũng đã bị suy thoái và lạm phát gia tăng. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã khiến cho Tổng thống Bush (cha) bị mất chức trong cuộc bầu cử sau đó bởi nền kinh tế bị trì trệ.

Về mặt chính trị - xã hội: Cuộc chiến tranh cũng làm cho mối quan hệ

giữa Mỹ với các nước đồng minh bị rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt là trong liên minh chống khủng bố mà Mỹ dày công xây dựng kể từ sau sự kiện ngày 11/9/2001. Một điều thật trớ trêu, trong khi trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong thời gian tới là duy trì liên minh quốc tế chống khủng bố thì với cuộc chiến tranh nhằm thay đổi chế độ ở Iraq đã làm tan rã liên minh chống khủng bố. Điều này có thể thấy rõ thông qua mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trước và sau cuộc chiến tranh Iraq. Nếu sau sự kiện ngày 11/9, trong cuộc vận động thành lập một liên minh quốc tế chống khủng bố, Mỹ đã nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ phía Nga và sự ủng hộ này được coi là thu hoạch lớn nhất trong liên minh chống khủng bố của Mỹ, thì ngược lại kể từ khi ý đồ tấn công Iraq bằng quân sự của Mỹ ngày một lộ rõ khiến cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên đối lập nhau. Cùng với Pháp, Trung Quốc, Nga đã trở

tục sử dụng quyền phủ quyết của mình tại HĐBA nhằm ngăn cản việc thông qua nghị quyết mới về vấn đề Iraq mà Mỹ soạn và đệ trình lên HĐBA. Cũng theo chiều hướng đó, mối quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn khác như Pháp, Đức, Trung Quốc,…cũng bị tổn thương bởi cuộc chiến tranh với Iraq.

Ngoài ra, cuộc chiến tranh Iraq còn khoét sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo, làm gia tăng tâm lý chống Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới kể cả trong các nước đồng minh thân cận. Do vậy, thay vì ngăn chặn nhữn hành động khủng bố trong tương lai, cuộc tấn công quân sự của Mỹ sẽ khiêu khích và kích động các tổ chức khủng bố thực hiện những cuộc khủng bố khác. Điều này đã được chứng minh trên thực tế, khi liên tiếp xảy ra những cuộc khủng bố nhằm vào những nước có quân đội tham gia lực lượng liên quân tại Iraq, mà cuộc khủng bố ngày 13/3/2004 tại Madrit, Tây Ban Nha là một ví dụ điển hình.

Đối với các nước đồng minh của Mỹ, cuộc chiến tranh Iraq đã làm cho

nhiều chính phủ phải “đau đầu” không chỉ vì khoản tài chính chi cho lực lượng quân đội của họ ở Iraq, mà những cuộc xung đột ở Iraq khiến cho rất nhiều lính liên quân bị thiệt mạng. Điều đó đã tạo ra sức ép mạnh mẽ từ dư luận trong nước, buộc chính phủ các nước có quân tham chiến ở Iraq phải rút quân. Mặt khác, giống như Mỹ các nước đồng minh như Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…cũng bị tổn thất nặng nề trong mối quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước châu Âu.

Tóm lại, dù là phe chủ chiến, chủ động tiến hành cuộc chiến tranh với Iraq song Mỹ và đồng minh cũng bị tổn thất nặng nề ở nhiều phương diện khác nhau: tổn thất về người, kinh tế, chính trị, ngoại giao,…. những tổn thất này tiếp tục gây ra nhiều khó khăn cho Mỹ cùng các nước đồng minh. Do đó, kết quả của Cuộc chiến đối với lực lượng liên quân là rất thấp, giống như Toby Dodge - chuyên gia hàng đầu về Iraq tại Viện Nghiên cứu Chiến lược

quốc tế ở London, nhận xét: Nếu tính xương máu và của cải mà các bên đã đổ ra thì kết quả cuộc chiến này là rất tồi.

Ba là, đối với nền kinh tế thế giới:

Cuộc chiến tranh Iraq đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới thông qua một mắt xích quan trọng là dầu mỏ - yếu tố được coi là mạch máu của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế thì hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq đối với nền kinh tế thế giới là khôn lường và không thể dự tính được, đơn cử như đợt tăng giá dầu sau khi chiến tranh nổ ra (tăng từ 25 USD lên tới 100 USD/thùng) và những tác động xấu của nó đối với nền kinh tế thế giới là một ví dụ điển hình. Vì vậy, chiến tranh và tình hình kinh tế Mỹ không phải là hai chủ đề riêng biệt mà là một. Hậu quả của một cuộc chiến quá tốn kém không còn gói gọn trong nền kinh tế Mỹ mà đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Bốn là, các quốc gia khác có lợi ích trực tiếp ở Iraq bị thiệt hại:

Trước khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra, ngoại trừ Mỹ và Anh thì có nhiều nước lớn đầu tư trực tiếp (hoặc gián tiếp) vào Iraq, chủ yếu là trong lĩnh vực dầu mỏ. Vì vậy, cuộc chiến tranh nổ ra đã làm cho những quốc gia này bị thiệt hại nghiêm trọng. Đáng chú ý trong số đó có Nga, Trung Quốc – Hai nước có khoản tài chính lớn đầu tư ở Iraq.

Đối với Nga, giả sử trong trường hợp LHQ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Iraq, sản lượng dầu mỏ của Iraq sẽ tăng lên, giá dầu giảm mạnh sẽ dẫn đến ngành khái thác dầu mỏ của Nga bị phá sản, từ đó làm cho nền kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 74)