Quan hệ Hoa Kỳ Iraq trong giai đoạn Tổng thống B Clinton

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.Quan hệ Hoa Kỳ Iraq trong giai đoạn Tổng thống B Clinton

Mối quan hệ Mỹ - Iraq được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi Mỹ thay thế ảnh hưởng của Anh tại vùng Vịnh. Đặc biệt, từ khi Anh rút khỏi khu vực này năm 1971, Iraq luôn được coi là mắt xích quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực. [83, tr. 25] Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Iraq thực sự được đánh dầu từ đầu những năm 80 (của thế kỷ XX) khi mối quan hệ giữa Iraq và Liên Xô trở nên căng thẳng và chính quyền Baghdad chuyển hướng sang phương Tây.

Ngày 20/12/1983, Tổng thống Mỹ Ronld Reagan phái D. Rumsfeld (nguyên là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II) tới Iraq gặp Tổng thống S. Hussein với tư cách là đặc phái viên. Sau cái bắt tay thân thiện, Rumsfeld đã “chuyển lời chào của người đứng đầu Nhà Trắng và tỏ ý vui mừng được đến thủ đô Iraq”. Hai bên đã thảo luận về kinh doanh và nhu cầu cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên,

cũng giống như các nhà hoạch định chính sách khác của Mỹ, Rumsfeld cho rằng Tổng thống Hussein đang tìm cách xây dựng vũ khí hạt nhân. Do đó, ngay trong cuộc gặp năm 1983, phái viên này cũng đã cảnh báo việc Tổng thống Saddam sử dụng vũ khí hoá học có thể làm giảm sự trợ giúp từ Washington.

Mặc dù cảnh báo như vậy, song các quan chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ lại coi Saddam là người đại diện có lợi cho mình vì mối quan ngại lớn của Washington thời đó là Iran. Chính quyền Reagan lo ngại cuộc cách mạng năm 1979 ở Iran sẽ lan ra các nước trong khu vực và lợi ích của Mỹ, đặc biệt là các giếng dầu ở Trung Đông sẽ bị đe doạ. Trong khi đó Tổng thống Iraq có thể làm ban lãnh đạo Iran bị tổn thương và đem lại lợi ích cho Mỹ. Vì vậy, Washington đã ủng hộ Baghdad trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq.

Cuộc gặp gỡ giữa Rumfel và Saddam năm 1983 là một bước tiến trong quan hệ giữa hai nước và nó đã mang lại kết quả đáng kể cho cả hai bên, đặc biệt là phía Iraq. Trong vòng 5 năm sau đó, cho tới khi Iran đầu hàng, Mỹ sẽ ủnghộ quân đội Iraq bằng hỗ trợ tình báo, viện trợ kinh tế và cung cấp đạn dược. Trước tình thế quân đội Iraq bị Iran gây áp đảo, Mỹ đã cung cấp các bức ảnh vệ tinh về sơ đồ triển khai chiến thuật. Theo các văn bản mật, Washington thậm chí còn bí mật sắp xếp xe tăng và các phương tiện khí tài quân sự khác tới Iraq qua Ai Cập. Do một số nhân vật trong Lầu Năm Góc phản đối, chính quyền Reagan đành cho phép Iraq mua một loại thiết bị mang tính “lưỡng dụng” từ các nhà sản xuất Mỹ. Theo tài liệu mật về kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, danh sách hợp đồng mua bán bao gồm cơ sở dữ liệu điện toán hoá dành cho Bộ Nội vụ Iraq, trực thăng để chở các quan chức, máy quay phim dùng cho hoạt động do thám, thiết bị phân tích hoá học cho Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Iraq (IAEC) và rất nhiều tàu chở

vi khuẩn” tới IAEC. Các cựu quan chức Mỹ cho rằng: “số vi khuẩn đó có thể sử dụng để sản xuất vũ khí sinh học, kể cả bệnh than”.[72, tr. 325]

Có thể thấy mối quan hệ đồng minh của Mỹ và Iraq trong những năm 80 là hết sức tốt đẹp, thậm chí ngay cả những sự cố xảy ra gây thiệt hại cho Mỹ thì Washington cũng sẵn sàng bỏ qua. Năm 1987, tên lửa Exocet của Iraq đã đâm đúng tàu USS Stark ở vùng Vịnh làm 37 thành viên thuỷ thủ đoàn thiệt mạng những quan chức Mỹ cho rằng đó chỉ là tai nạn và còn lấy vụ việc này làm cớ để cáo buộc Iran leo thang chiến tranh. Thêm vào đó, để thể hiện thái độ ủng hộ Iraq trong cuộc chiến tranh với Iran, lịch biệt kích Mỹ còn cho phát nổ các cơ sở dầu mỏ và tấn công tàu tuần tra Iran. Đặc biệt, ngày 18/4/1988 tàu chiến Mỹ trong vùng Vịnh đã bắn hạ máy bay của Iran làm 290 thường dân thiệt mạng. Vài tuần sau đó, Teheran tuyên bố chấm dứt chiến tranh với Iraq.

Nhìn vào thực lực và so sánh lực lượng, cũng như bối cảnh cuộc chiến tranh Iraq - Iran cộng với những hành động hỗ trợ của Mỹ đối với Iraq đã nêu có thể thấy nhận định của giới phân tích khi kết luận rằng “một trong những nguyên nhân quan trọng để kết thúc cuộc chiến tranh có thể là Iran lo ngại sự can thiệp của Mỹ” là hoàn toàn có cơ sở.

Cuộc chiến tranh Iraq - Iran đã tạo nên một Iraq “dị dạng”, tức là “người khổng lồ về quân sự nhưng lại là người lùn về kinh tề”.4

Tuy nhiên, ngay trong hoàn cảnh đó thái độ của Mỹ đối với đồng minh Iraq cũng không có gì thay đổi. Ngay khi lên nắm quyền, Tổng thống G. Bush (cha) đã quyết định theo đuổi một chính sách “hữu hảo” đối với Iraq. Điều này trên thực tế đã được hiện thực hóa khi ông Bush ký một sắc lệnh bí mật (Chỉ thị An ninh quốc gia số 26) thiết lập quan hệ thân thiện với Baghdad. Giới chính khách Mỹ, đặc biệt là một số nhà ngoại giao cho rằng: “Quan hệ Mỹ - Iraq vẫn duy

trì ở mức tốt đẹp nếu S. Hussein không tiến hành đánh chiếm Kuwait năm 1991”.[72, 326] Với hành động này, Iraq đã gây phương hại nghiêm trọng đối với mục tiêu chiến lược của Mỹ, đồng thời cũng đánh dấu chấm hết cho mối quan hệ đồng minh giữa hai nước.

Trước hành động tấn công Kuwait của Baghdad và lợi ích của nước Mỹ bị đe doạ, Washington đã lãnh đạo lực lượng liên quân tấn công Iraq. Sau 39 ngày đêm ném bom ồ ạt, bộ binh Mỹ chỉ mất 4 ngày để đánh bại quân đội Iraq và theo như các nhà phân tích Mỹ thì S. Hussein hoàn toàn có thể bị mất quyền lực sau chiến dịch “Bão tát sa mạc”. Tuy nhiên, ngay khi đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait, Tổng thống Bush đã tuyên bố ngừng tấn công Baghdad bởi theo ông “chiến dịch đó không phải lật đổ Saddam mà mục tiêu chính là giải phóng Kuwait”, ngoài ra Nhà Trắng còn chịu sự tác động của dư luận quốc tế vào thời điểm lúc bấy giờ. Vì vậy, Hussein vẫn tồn tại và nghiễm nhiên trở thành cái gai trong con mắt của các đời tổng thống Mỹ.

Dưới thời Tổng thời Bill Clintơn, quan hệ Baghdad và Washington vẫn không có gì thay đổi, vẫn nằm trong quan hệ đối đầu. Cơ quan tình báo Mỹ đã có những hành động che đậy nhằm lật đổ Saddam vào những năm 1990. Tuy nhiên, tất cả đều thực hiện theo kiểu “nửa chừng”. Ngay sau khi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc (1991), lợi dụng sự bùng lên khởi nghĩa vũ trang, lực lượng người Cuốc (Kurt) ở miền Bắc đã tiến hành đấu tranh và tiến tới gần khu vực Kiếc Kút – Trung tâm giếng dầu ở phía Bắc. Lợi dung tình huống này, các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã tiến hành những hành động tấn công trừng phạt Iraq, tiến tới lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein.

Ở miền Bắc, lấy cớ bảo vệ người Kurd, Mỹ tuyên bố lập “khu an toàn” trong Iraq thuộc vùng Bắc vĩ tuyến 360, do quân đội phương Tây chiếm giữ.

toàn” đã tiến hành bỏ phiếu bầu cử, thành lập Hội đồng Kurd và chính phủ địa phương. Tháng 10 năm 1992, Hội đồng quyết định thành lập một “quốc gia độc lập kiểu liên bang”. Điều này không chỉ biến Iraq thành quốc gia bị chia cắt, mà đem lại những nhân tố bất ổn đối với khu vực.

Tiếp đó, lấy cớ bảo vệ tín đồ đạo Hồi dòng Shiai, ngày 26/8/1992 Mỹ lập “khu vực cấm bay” ở phía Nam Iraq, quy định phía Nam, Bắc vĩ tuyến 320 của Iraq là khu vực cấm bất kỳ máy bay quân sự hoặc dân sự Iraq bay vào, đồng thời đe dọa nếu Iraq không tuân theo quy định này các nước đồng minh phương Tây sẽ nhanh chóng “có phản ứng nhanh chóng và kiên quyết”. [12, 304] Ngày 27/12/1992, hai máy bay chiến đấu Mig của Iraq khi bay vào “khu vực cấm bay” đã bị máy bay chiến đấu F – 16 của Mỹ được trang bị tên lửa chặn đánh và bắn rơi một chiếc. Đồng thời, Mỹ tuyên bố sẽ điều hàng không mẫu hạm “Chim ưng nhỏ” từ ven biển Xômali đến vùng Vịnh nhằm đảm bảo kế hoạch thực thi “khu vực cẩm bay mà Mỹ và đồng minh lập nên. Để đối lại với những hành động của Mỹ, Tổng thống S. Hussein đã bố trí tên lửa phòng không trong khu vực cấm bay phía Nam, đồng thời không ngừng khiêu khích tranh chấp.

Ngày 13/1/1993, hơn 200 máy bay chiến đấu của ba nước Mỹ, Anh và Pháp tiến hành không kích Iraq mà mục tiêu trong điểm là tên lửa phòng không và thiết bị phòng không của Iraq. Đây là cuộc không kích đầu tiên của lực lượng liên quân tấn công Iraq từ sau Chiến tranh vùng Vịnh (1991). Ngày 17 tháng 1 năm 1993, chiến hạm của Mỹ đã phóng 40 quả tên lửa vào các cơ sở hạt nhân của Iraq,...

Sau đó ba năm (1995), nhân viên CIA ủng hộ phong trào phiến loạn của người Kurd chống lại Tổng thống S. Hussein. Những hành động này theo một cựu điệp viên CIA thì chính quyền Bill Clinton làm như vậy chỉ để “lấy đà” mà thôi, vì Washington không chắc chắn liệu người kế nhiệm Saddam có

lợi hơn cho Mỹ hay không. Tiếp đó, năm 1996 sau khi âm mưu đảo chính Tổng thống Iraq bất thành, nhân viên CIA đã rút khỏi khu vực và đưa tất cả các nhân vật có liên quan đến vụ này tới Guam.

Bên cạnh đó, trên thực tế sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq đã bị Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận và lệnh trừng phạt này sẽ được tiếp tục cho đến khi Iraq đáp ứng hoàn toàn hai điều kiện của Liên Hợp Quốc là phá hủy hoàn toàn các kho vũ khí giết người hàng loạt và cải thiện quan hệ với các dân tộc thiểu số (như người Kurd ở miền Bắc).[112, tr.12] Điều này không những là một gánh nặng cho người dân Iraq mà nó đã trở thành một cơ sở cho Mỹ lợi dụng trong việc gây sức ép với Baghdad. Và thực tế đã cho thấy, trong suốt hai thập kỷ qua Washington đã tìm mọi cách buộc các nước thành viên trong Hội đồng Bảo an thông qua những nghị quyết bất lợi đối với Iraq.

Năm 1993, cục tình báo Mỹ (CIA) tìm ra bằng chứng cho thấy Iraq tham gia âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ G. Bush (cha). Để trả đũa, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh tấn công bằng tên lửa, đầu đạn hạt nhân tầm thấp vào nước này. Tiếp đó, năm 1996 – một năm sau khi Tổng thống S. Hussein trở thành tổng thống Iraq nhhiệm kỳ 2, Mỹ lại tiến hành tấn công bằng tên lửa nhằm vào Iraq. Tuy nhiên, tình hình lúc đó đã bất lợi cho Mỹ khi một số nước đặt biệt là Liên bang Nga và Pháp rất muốn nối lại mối quan hệ làm ăn với Iraq. Vì vậy, cuộc đối đầu giữa Washington và Baghdad không có gì đặc biệt và trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian này, phía Iraq cũng tỏ thái độ bất hợp tác với việc thanh tra vũ khí của Liên Hợp Quốc, điều đó buộc phái đoàn thanh sát viên rời khỏi Iraq với lý do chính quyền sở tại không hợp tác với phái đoàn thanh sát viên quốc tế (UNSCOM – The United Nations Special Commission) vào tháng 12 năm 1998 .

kích Iraq. Chính quyền Bill Clinton đã phát động chiến dịch “Con cáo sa mạc” để trừng phạt Baghdad. Hai nước Anh và Mỹ đã dùng máy bay đánh phá Iraq và lập ra vùng cấm bay ở miền Bắc và miềm Nam Iraq. Tổng thống Bill Clinton tuyên bố: “Phương cách tốt nhất để chấm dứt nguy cơ một lần và mãi mãi là thiết lập một chính phủ mới ở Iraq”.[112, tr. 12] Quốc hội Mỹ vào thời điểm đó cũng thông qua Đạo luật giải phóng Iraq, trong đó Washington sẽ trợ giúp tài chính cho các hoạt động của các tổ chức đối lập nhằm lật đổ S.Husein. Năm 1999, Mỹ vẫn tăng cường giám sát Iraq thông qua cơ chế của LHQ, còn Iraq thì cho rằng Mỹ lợi dụng LHQ để hoạt động gián điệp, tìm cách lật đổ chính quyền Baghdad. Tiếp sau đó là cuộc khủng hoảng kéo dài về vấn đề thanh sát vũ khí, dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Iraq đưa mối quan hệ giữa hai quốc gia này đến bờ vực chiến tranh, đặc biệt là sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2003.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, trong số các quốc gia ở Trung Cận Đông, mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq thu hút được sự quan tâm nhiều hơn cả, đặc biệt vào những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ giữa hai nước có sự đột biến, trong đó đáng chú ý là sự tịnh tiến từ quan hệ đồng minh chiến lược đến đụng độ, kẻ thù và kết thúc bằng chiến tranh. Một lần nữa mệnh đề “quốc gia không có kẻ thù và đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” lại được kiểm chứng. Một mặt, kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và đồng minh tiếp tục bao vây, cấm vận Iraq nhằm mục đích lật đổ tổng thống S.Hussein, đặt Iraq vào vị thế lệ thuộc góp phần quan trọng khống chế khu vực Trung Cận Đông. Mặt khác, Mỹ thực hiện chính sách hòa hoãn mâu thuẫn A rập – Israel để tập trung đối phó với Iran và Iraq, như lời của Ngoại trưởng Mỹ Cristopho nói khi ông trình bày chính sách Trung Đông tại quốc hội ngày 13/1/1993: “Mỹ sẽ giữ lập trường cảnh giác đối với Iraq và Iran vì họ gieo rắc bạo lực và sự hỗn loạn trong toàn bộ khu vực, thậm trí ra cả ngoài khu vực này”. [12, tr. 319].

Chương 2

QUAN HỆ HOA KỲ - IRAQ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Hoa Kỳ với Irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 34)