Kế toán nguyên yật liệu tại Công ty CP Xây Dựng số9 Vinaconex.

Một phần của tài liệu công tác quản lý kế toán tại về Công ty cổ phần xây dựng số 9 VINACONEX (Trang 26)

4.1. Khái quát chung vê NVL.

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thông qua ba yếu tố đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. NVL chính là đối tượng lao động, là cơ sở chủ yếu để hình thành nên thực thể sản phẩm, được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giầy, vải trong doanh nghiệp may mặc...

NVL của Công ty CP Xây dựng số 9 khá đa dạng gồm các loại sắt, thép, xi măng, cốp pha, cừ thép...

Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.

4.2. Vị trí và vai trò của NVL.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí NVL thường chiếm tỉ trọng lớn từ 50- 67% trong chi phí sản xuất nên một sự biến động nhỏ về chi phí NVL cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu quan trọng như: giá thành sản phẩm, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố chất lượng của NVL cũng rất quan trọng, NVL kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làm giảm uy tín của công ty cũng như các mối làm ăn lâu dài sau này.

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp xây lắp nói chung và đối với Công ty CP Xây Dựng số 9 nói riêng, việc tổ chức công tác hạch toán vật liệu là điều kiện không thể thiếu để quản lý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, sử dụng hợp lý những vật liệu cần thiết cho công tác thi công công trình, có dự trữ họp lý, ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát, lãng phí vật tư trong tất cả các khâu của quá trình thi công.

NVL là tài sản lưu động của Công ty, quản lý sử dụng tốt nguồn tài sản này giúp Công ty ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao nhất,

CH số 11 - BI - ĐH KĨQD Chuyên Photocopy - Đánh mây - In Luận văn, Tiểu ìuận S: 6.280.688

giúp Công ty nâng cao sức tranh trong nền kinh tế thị trường nhất là trong giai đoạn nước ta hội nhập WTO như hiện nay.

4.3. Phương pháp quản lý NVL.

Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Xây dựng số 9, Công ty đã có biện pháp quản lý tương đối chặt chẽ NVL ở các khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ nhằm tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ISO 9000 Công ty đã áp dụng; nguồn nhân lực cũng được bố trí hợp lý giúp cho việc hạch toán chính xác các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho.

- Tại khâu thu mua: Hoạt động thu mua vật tư phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và đáp ứng được khối lượng của đơn đặt hàng;

- Tại khâu bảo quản: Công ty có hệ thống kho tàng, bến bãi rộng rãi, khang trang, thoáng mát, được trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc bảo quản như cân, đong, đo, đếm..., điển hình là kho chính của Công ty tại Ninh Bình, các kho của chi nhánh Ninh Bình và TPHCM. Điều này giúp NVL được dự trữ, bảo quản hợp lý, phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại vật liệu, tránh được tình trạng thất thoát, hao mòn, giảm phẩm chất;

- Trong khâu sử dụng: Công ty đã xây dựng định mức tiết kiệm NVL, lập dự toán chi phí sát với thực tế thi công nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL, giảm chi phí NVL, giảm giá thành công trình, nâng cao thu nhập, tích luỹ cho Công ty;

Tại khâu dự trữ: Công ty đã xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng, mua không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng do dự trữ quá nhiều.

4.4. Phân loại NVL:

NVL được dùng trong các doanh nghiệp có rất nhiều loại vối vai trò và công dụng hết sức khác nhau. Muốn quản lý và hạch toán tốt thì NVL phải được phân loại và sắp xếp theo một đặc trưng nhất định phù họp. Trong thực tế đặc trưng dùng để phân loại vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất. Theo đặc trưng này, vật liệu ở Công ty CP Xây Dựng số 9 được phân ra thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Công ty bảo quản, dự trữ các loại NVL chính như: sắt, thép, clanke, xi măng...tại kho Ninh Bình, riêng các loại vật liệu như: cát, đá, sỏi... thì được mua và đưa thẳng trực tiếp đến chân công trình.

- Nguyên vật liệu phụ: Chỉ có tác dụng phụ trong quá trình thi công, được sử dụng kết họp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm, hoặc có tác dụng hoàn thiện, nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm, hoặc được sử dụng để bảo quản CCDC... như: sơn, đinh, que hàn...

- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, than bùn, củi... (nhiên liệu rắn), xăng, dầu... (nhiên liệu lỏng). Thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sử dụng nhiên liệu đóng một vai trò quan trọng trong công tác thi công công trình như: nhiên liệu cho chạy máy thi công, phương tiện vận tải...nhất là đối với lĩnh vực chủ yếu thi công cốp pha trượt dùng nhiều máy móc; đồng thời nhiên liệu cũng có yêu cầu kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác so với các vật liệu phụ thông thường. Trong Công ty CP Xây Dựng số 9, nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu như: dầu Therima, dầu FO, dầu Diezen, xăng A92, A95...

- Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng sửa chữa, khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ như: mũi khoan, xăm lốp ôtô,... Vì nguồn TSCĐ rất quan trọng, ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động thi công nên Công ty luôn có kế hoạch mua sắm, dự trữ phụ tùng thay thế một cách hợp lý và tiết kiệm.

CH số 11 - BI - ĐH KĨQD Chuyên Photocopy - Đánh mây - In Luận văn, Tiểu ìuận S: 6.280.688

Một phần của tài liệu công tác quản lý kế toán tại về Công ty cổ phần xây dựng số 9 VINACONEX (Trang 26)