Biện pháp thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 50)

sản phẩm.

Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm thường xuyên của mọi doanh nghiệp. Đây là biện pháp cơ bản và lâu dài.Vì: Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm hàng hóa được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu giá thành hạ so với giá bán trên thị trường thì lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng; ngoài ra nó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất sản phẩm dịch vụ.

Do tiết kiệm các chi phí đầu vào, nên khối lượng sản phẩm sản xuất là như cũ, nhu cầu vốn lưu động sẽ được giảm bớt, như vậy doanh nghiệp có thể rút bớt được lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất tăng doanh thu bán hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác này, trong năm vừa qua công ty đã chú trọng đến quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm và đạt được một số thành tựu đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty còn tồn tại những hạn chế ở một số khoản mục chi phí. Do đó để đạt hiệu quả tối ưu trong việc quản lý chi phí Công ty cần:

+ Thực hiện quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm một cách bài bản khoa học. Do chi phí nguyên nhiên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản mục chi phí (Năm 2009 là 743.944.317nghìn đồng tương ứng với tỷ trọng 73,29% và năm 2008 là 828.278.465 nghìn đồng tương ứng với tỷ trọng 81,32% trong tổng các khoản mục chi phí) nên phải tổ chức giám sát quy trình công nghệ chặt chẽ. Xử lý các vi phạm gây thiệt hại trong sản xuất bằng vật chất. Chỉ đạo sâu sát công tác tiết kiệm vật tư, nguyên liệu năng lượng thông qua việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và các cải tiến về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị.

Bên cạnh đó phải nhanh chóng tìm hiểu và khai thác nguyên liệu nội địa tránh nhập khẩu nhiều từ thị truờng bên ngoài.

+ Là doanh nghiệp sản xuất nên công ty sử dụng nhiều lao động (năm 2009 chi phí nhân công là 99.964.751 nghìn đồng chiếm 9,85% tăng so với năm 2008, và tỷ

lệ chi phí trên doanh thu thuần tăng 4,74% so với năm 2008), do đó việc tiết kiệm chi phí lao động là vấn đề cũng hết sức quan trọng. Thực tế việc giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí lao động luôn đi đôi với tăng năng suất lao động. Trình độ tay nghề của công nhân viên không những ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động mà còn là nguyên nhân của việc sử dung hiệu quả nguyên nhiên vật liệu, kéo dài tuổi thọ máy móc thiết bị. Để tiết kiệm chi phí lao động và thời gian làm việc, Công ty cần:

- Sắp xếp lại một số bộ phận cho phù hợp với tình hình mới theo huớng giảm lao động, phát huy tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt của mỗi người lao động. -Tổ chức các chuyến công tác tham quan,cử tham gia học bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật để cập nhật thông tin, kiến thức và công nghệ mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, làm chủ các thiết bị công nghệ mới. Tham gia bảo hiểm đầy đủ cho người lao động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động.

Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, giờ máy. Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. + Để sản phẩm của Công ty đến được với người tiêu dùng thì Công ty nên có chiến lược quảng cáo, tiếp thị cho phù hợp. Do đó, chiến lược quảng cáo cũng đóng một vai trò quan trọng giúp tăng doanh thu bán hàng. Năm vừa qua chi phí bán hàng tăng 9,45% tương ứng với số tiền 2.305.210 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 50)