Đánh giá chung về tình hình phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Cao

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 44)

Cao su Sao Vàng.

2.3.1. Những thành tựu Công ty đạt được trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận.

Lợi nhuận và lợi nhuận cao luôn là mục tiêu phấn đấu, là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại, hoạt động và phát triển. Nhận thức được điều này mỗi thành viên trong Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng luôn tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng mọi thành tựu khoa học Công nghệ để đạt lợi nhuận cao.

Năm 2009, Công ty đã cố gắng rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng nhanh 11.521,37% tương ứng số tiền 101.750.833 nghìn đồng so với năm 2008. Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 172.737.104 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 18,77%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 116.469.899 nghìn đồng so với năm 2008 tăng 115.661.773 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 14.312,34%. Từ bảng 03, doanh lợi đều tăng so với năm 2008, đó là dấu hiệu rất khả quan trong hoạt động SXKD. Cụ thể: năm 2009 ROA tăng 17,82%; Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 9,28%; Tỷ suất lợi nhuận giá thành tăng 10,7%; và đặc biệt là ROE tăng 52,74% so với năm 2008. Kết quả này phản ánh hoạt động kinh doanh của Công ty là khá tốt trong việc đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.

Để có những thành tựu trên, trong năm vừa qua Công ty đã nỗ lực rất nhiều và áp dụng các biện pháp có hiệu quả để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu tiêu thụ, từ đó tăng lợi nhuận. Đó là:

+ Ban giám đốc Công ty đã cố gắng chỉ đạo kịp thời và kết hợp hài hoà giữa các phòng ban chức năng cùng nhau tập trung cho nghiên cứu, sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tính năng đa dạng thích nghi với mọi đoạn đường. Tạo được uy tín lâu dài cho sản phẩm cũng như hình ảnh Công ty trên thị trường nội địa và quốc tế.

+ Công ty luôn linh hoạt trong công tác tổ chức các quá trình SXKD phù hợp với tình hình thực tế, các đơn hàng xuất khẩu đảm bảo bố trí hợp lý tạo điều kiện cho việc sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Công ty đã tập trung vào công tác chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ nguyên nhiên vật liệu để ổn định sản xuất, duy trì hiệu quả hoạt động SXKD.

+ Công ty luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ đối với tất cả các khâu, sử dụng tối đa các nguồn vốn hiện có để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Công ty đã giảm các khoản vay nợ và tăng VCSH (cuối năm 2009, VCSH tăng 69,42% và nợ phải trả giảm 18,06% so với đầu năm). Đã tạo cho Công ty luôn chủ động trong SXKD, tránh được các rủi ro khi thị trường có biến động.

+ Thực hiện theo dõi giá cả vật tư trong và ngoài nước và nhập khẩu để có thể tối thiểu chi phí bỏ ra, thường xuyên trao đổi với các đơn vị cung ứng vật tư có giá bán hợp lý, chất lượng ổn định. Toàn bộ TSCĐ của Công ty đều được huy động vào hoạt động SXKD, chưa có TSCĐ chưa cần dùng hoặc đã hấu hao hết chờ thanh lý. Đây có thể coi là thành tích của Công ty trong việc loại bỏ TSCĐ không tham gia vào sản xuất nhưng vẫn tính khấu hao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn SXKD của Công ty. Hệ thống máy móc được duy trì ổn định, bảo dưỡng theo kế hoạch, các thiết bị mới đầu tư được đưa vào sản xuất kịp thời. Đi đôi với việc đâu tư cho máy móc thiết bị, Công ty cũng có chính sách nâng cao chất tay nghề cho công nhân viên, cử người đi học tiếp cận với máy móc công nghệ mới.

+ Trong năm qua (từ 6/9 đến 10/9) tại Quảng Bình Công ty SRC đã tổ chức hội nghị khách hàng kết hợp du lịch dành cho đại lý, khách hàng phân phối, bán lẻ săm lốp trên toàn quốc. Hội nghị này vừa là buổi gặp mặt chia sẻ cơ hội và thành công vừa là lời cảm ơn của Công ty đối với các khách hàng của mình về sự hợp tác bền chặt và hiệu quả trong thời gian qua và qua đó Công ty còn nắm bắt được cụ thể hơn nhu cầu khách hàng để có thể đáp ứng một cách thích hợp, hiệu quả, tận tình và chuyên nghiệp.

+ Công ty cũng áp dụng các chính sách cho khách hàng mua trả góp, mua chịu…từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm Công ty, ăng sản phẩm tiêu thụ từ đó tăng doanh thu bán hàng.

Trên đây là những đánh giá khái quát về các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đạt được những thành tích đáng kể trong năm vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết.

2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận củaCông ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong năm qua, Công ty có không ít những hạn chế còn tồn tại.

Thứ nhất: Trong công tác phát triển thị trường nước ngoài, trong năm qua doanh thu xuất khẩu đã giảm 24,67% so với năm 2008. Điều đó cho thấy, Công ty chưa thực sự cố gắng tiếp cận thị trường quốc tế, trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt và chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế Công ty phải có chính sách cụ thể để sản phẩm của Công ty đến gần với thị trường nước ngoài. Thứ 2: Việc sử dụng VKD tuy có hiệu quả hơn so với năm trước, nhưng vẫn còn hạn chế.

Về VLĐ: Trong công tác quản lý hàng tồn kho. Ta thấy năm vừa qua tồn kho nguyên vật liệu tăng 33,6% và tồn kho thành phẩm tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 41,2%. Điều đó có ảnh hưởng hiệu quả SXKD, gây tình trạng ứ đong vật tư, thành phẩm làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, giảm hiệu quả hoạt động SXKD và cũng phát sinh các chi phí dự trữ hàng tồn kho (chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…). Do đó, năm tới công ty cần quan tâm hơn đến việc bán hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm để nhanh chóng tiêu thụ thành phẩm tồn kho, tránh hiện tượng hao hụt, mất phẩm cấp thành phẩm. Khoản phải thu, đặc biệt phải thu khách hàng tăng cao 22,71% làm phát sinh các khoản chi phí như: chi phí tiền lương cho ngừơi đi đòi nợ, chi phí thu hồi nợ…từ đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận thu được của Công ty. Mặt khác, khi nợ phải thu tăng, để đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường, Công ty phải đi vay do đó làm tăng chi phí cho mỗi đồng vốn sử dụng,vì Công ty phải trả lãi tiền vay. Vì vậy, trong năm tới Công ty phải có chính sách thu hồi nợ, tránh tình trạng dẫn đến nợ qúa hạn, nợ khó đòi.

Về VCĐ: Trong năm Công ty đã có chính sách dầu tư đổi mới, sửa chữa TSCĐ nhưng giá trị hao mòn luỹ kế lớn (cuối năm 2009 là 316.769.124 nghìn đồng, trong khi nguyên giá là 489.154.516 nghìn đồng), chứng tỏ máy móc thiết bị của công ty đã được đầu tư một khoảng thời gian khá dài, do đó kém hiện đại, năng lực

sản xuất chưa mang tính cạnh tranh. Công tác kiểm tra định kỳ còn hạn chế, nên tình trạng thiết bị hư hỏng đột xuất có xu hướng tăng. Việc chuẩn bị vật tư, phụ tùng thay thế chậm, chất lượng và thời gian sửa chữa các thiết bị quan trọng còn có thời điểm chưa đáp ứng được yêu cầu quá trình sản xuất. Máy móc thiết bị chưa thực sự hiện đại nên ảnh hưởng lớn tới việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hoá, ảnh hướng tới việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty. Vì vậy trong thơi gian tới, Công ty phải có chính sách đầu tư hơn nữa cho TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, Công ty cần kết hợp linh hoạt trong áp dụng phương pháp khấu hao sao cho việc thu hồi vốn là tối ưu nhất, nâng cao hiệu quả sử sụng vốn.

Thứ 3: Trong công tác sử dụng và quản lý chi phí. Mặc dù công ty đã cố gắng nhiều trong việc sử dụng tiết kiệm chi phí nhưng năm vừa qua tổng chi phí phục vụ cho SX sản phẩm (giá vốn hàng bán là 888.071.975 nghìn đồng, trong khi doanh thu thuần hoạt động kinh doanh là 1.093.029.135 nghìn đồng). Bên cạnh đó, do việc giám sát sử dụng vật tư của các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất bị buông lỏng,dẫn đến tình trạng sử dụng tuỳ tiện, gây lãng phí nghiêm trọng vật tư. Trong công tác chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất giữa các phòng chưa phối hợp tốt trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất: Vật tư nhập khẩu và vật tư mua trong nước chuẩn bị còn chậm, hưa đồng bộ theo yêu cầu sản xuất, chất lượng vật tư chưa thực sự ổn định. Công ty vẫn phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài vì vậy chi phí khá cao, hoạt động sản xuất kém chủ động.

Thứ 4: Chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi phương thức gia công sang phương thức mua bán trực tiếp. Đây không chỉ là mục tiêu phấn đấu của riêng công ty SRC mà nó còn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp có hàng xuất khẩu. Khi nhận các hợp đồng gia công xuất khẩu, sản phẩm của công ty luôn bị ép giá làm giảm hiệu quả xuất khẩu đi rất nhiều. Việc mua bán trực tiếp mới chỉ ở bước đầu, do đó đòi hỏi công ty phải xây dựng một chiến lược phù hợp với quyết định này.

Trên đây là một số vấn đề còn tồn đọng cơ bản đặt ra cho Công ty hướng giải quyết, đồng thời đó cũng là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận Công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Em xin trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG (SRC).

Thực hiện sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận là mục đích của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì có cách duy nhất là thực hiện hoạt động SXKD thu được lợi nhuận và đảm bảo lợi nhuận ngày càng tăng. Chỉ khi SXKD mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh, tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện hoạt động SXKD ở Công ty cổ phần cao su Sao Vàng năm qua, ta thấy Công ty có nhiều cố gắng trong hoạt đông SXKD, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những hạn chế thuộc về chủ quan trong cách thức quản lý, điều hành SXKD đòi hỏi công ty cần nhanh chóng giải quyết, đảm bảo hoạt động SXKD mang lại lợi nhuận tối ưu.

3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của công ty cổ phần cao Su Sao Vàng trong thời gian tới.

Năm 2010 được dự báo là một năm khó khăn và nhiều biến động tiềm ẩn chưa lường hết được đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt là cao su thiên nhiên (60.000 đồng/kg tăng hơn 2 lần so

với đầu năm 2009); tỷ giá ngoại tệ tăng cao, nguồn ngoại tệ khan hiếm nên khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; lãi suất cho vay tăng cao đồng thời Nhà nước ngừng việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp từ ngày 01/01/2010; lốp ô tô ngoại giá rẻ đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam cạnh tranh gay gắt với thị trường nội địa gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do chủ trương thắt chặt tín dụng, ngăn chặn lạm phát nên cầu thị trường nội địa có xu hướng giảm; sự suy thoái của nền kinh tế thế giới sẽ chưa dừng lại và tiếp tục ảnh hưởng tới các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu như Công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Ngay tại thời điểm cuối năm 2009 thì doanh thu hàng xuất khẩu đã giảm 24,67% tương ứng với giảm số tiền 10.884.367 nghìn đồng. Nhận định đúng đắn những khó khăn thách thức là điều kiện cần thiết đối với các CBCNV trong Công ty, giúp linh hoạt trong hoat động kinh doanh để có thể hạn chế những rủi ro khi thị trường biến động. Bên cạnh đó Công ty cũng nên phát huy tối đa kết quả đạt được năm 2009 và tiềm lực sẵn có của mình (sản phẩm của Công ty luôn được chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”, có nguồn lực lao đông rồi rào, …). Sang năm 2010 ban điều hành cùng toàn thể CBCNV quyết tâm đoàn kết vượt qua khó khăn, nỗ lực phát huy những thành tích đã đạt được cũng như mạnh dạn nhìn và hạn chế những tiêu cực, yếu kém để tiếp tục được chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Dựa vào những thành tựu đạt được, những khó khăn, hạn chế còn tồn đọng và xu thế thị trường, Công ty đã đạt ra những chỉ tiêu phấn đấu trong năm tới như sau:

Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch

Năm 2010

% so với thực hiện năm 2009

I.Giá trị sản xuất Tỷ đồng 580 112

II.Doanh thu tiêu thụ Tỷ đồng 1200 110

III.Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 40 34,10

IV.Sản phẩm SX chủ yếu 16.685.000

1.Lốp xe đạp Chiếc 5.000.000 101,20

2.Săm xe đạp Chiếc 5.400.000 98,33

3.Lốp xe máy Chiếc 700.000 121,70

4.Săm xe máy Chiếc 4.500.000 104,53

5.Lốp ô tô Chiếc 500.000 117,90

6.Săm ô tô Chiếc 385.000 112,48

7.Yếm ô tô Chiếc 200.000 111,58

3.2. Một số biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao lợi nhuận Công ty.

Trên con đường phát triển kinh doanh, Công ty cần nhanh chóng nắm bắt xu thế thời đại và linh hoạt hơn trong việc thích nghi, nhanh chóng chuyển đổi phương

thức sản xuất để sao cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Qua thời gian tìm hiểu tính chất và tình hình hiện tại của Công ty, em xin đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa công tác phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới.

3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thànhsản phẩm. sản phẩm.

Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm thường xuyên của mọi doanh nghiệp. Đây là biện pháp cơ bản và lâu dài.Vì: Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm hàng hóa được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu giá thành hạ so với giá bán trên thị trường thì lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng; ngoài ra nó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất sản phẩm dịch vụ.

Do tiết kiệm các chi phí đầu vào, nên khối lượng sản phẩm sản xuất là như cũ, nhu cầu vốn lưu động sẽ được giảm bớt, như vậy doanh nghiệp có thể rút bớt được lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất tăng doanh thu bán hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác này, trong năm vừa qua công ty đã chú trọng đến quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm và đạt được một số thành tựu đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty còn tồn tại những hạn chế ở một số khoản mục chi phí. Do đó để đạt hiệu quả tối ưu trong việc

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 44)