Những khó khăn

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 32)

Bên cạnh những thuận lợi trong năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp không ít những khó khăn:

* Những khó khăn chung:

Năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với hàng núi khó khăn, thử thách do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, quý I-2009 dấu hiệu suy giảm kinh tế của nước ta đã lộ rõ (tốc độ tăng GDP là 3,1%). Khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải đều có từ đầu vào đến đầu ra. Ở đầu vào nhìn chung khó khăn đã giảm đi nhiều so với những tháng cuối năm trước và một vài

tháng đầu năm; triển vọng sẽ đạt được trong những tháng tới. Kết quả này đạt được nhờ các chính sách lới lỏng tiền tệ, giảm, giãn, hoãn thuế, cho vay hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ tín dụng còn rất thấp, nợ cũ với lãi suất cao đã, đang và sắp đến kỳ đáo hạn đang là ngánh nặng đối với nhiều doanh nghiệp. Việc giải quyết công ăn việc làm ở nhiều làng nghề, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn và lúng túng. Còn đầu ra gặp phải những khó khăn như: Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp còn rất cao, hàng sản xuất ra không nơi tiêu thụ; tiêu thụ trong nước tuy có xu hướng tăng trở lại nhưng còn thấp so với tốc độ; xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, nếu không kể tái xuất vàng thì 4 tháng vừa qua giảm 13,4%; thị trường xuất khẩu lớn co lại, giá xuất khẩu giảm mạnh; hàng xuất khẩu bị cạnh tranh quyết liệt bởi các sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Mặc dù lãi suất giảm, một bộ phận được bù 4% nhưng việc sản xuất vẫn không được cải thiện. Trong số 60% doanh nghiệp gặp khó khăn thì có 20% doanh nghiệp nằm chờ thời cơ hoặc chờ phá sản.

Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp trong ngành cao su đang phải đối mặt là nguồn cao su tự nhiên cho sản xuất cũng rất thiếu do mất mùa và sản lượng giả. Việc nhập khẩu nguyên liệu cao su từ Campuchia cũng bị cạnh tranh quyết liệt từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Đấy là thi trường mua, còn thị trường bán thì sản phẩm săm lốp, nhất là lốp ô tô của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong thế bị cạnh tranh mạnh.

* Khó khăn riêng:

Dây truyền Công nghệ của Công ty tuy đã đươc đổi mới và hiện đại hóa nhưng chỉ mới ở mức trung bình cho nên tỷ lệ phế phẩm khá cao, khiến giá thành bị đội lên nhiều và chỉ sản xuất được những sản phẩm với chất lượng thông thường. Những khó khăn trầm trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 đã kéo sang cả quý I-năm 2009 như: sức mua thị trường giảm sút trầm trọng, sản xuất thì đình trệ, chi phí sản xuất tăng cao (hàng tồn kho sản xuất tại thời điểm mua vật tư nguyên liệu giá cao còn tồn nhiều). Tuy nhiên sang quý IV giá cả dầu mỏ và các nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh trở lại. Gía cao su nguyên liệu quay đầu đi lên, đạt ngưỡng cao nhất năm 2009.

Năm 2008 nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng lớn 74,32% trong tổng nguồn vốn-là khó khăn lớn trong việc thanh toán các khoản nợ trong năm 2009. Bên cạnh đó, đầu năm 2009 thành phẩm tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn 53,18% đây là

áp lực lớn đối với Công ty trong việc tiêu thụ hàng tồn kho. Dẫn đến giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Nạn hàng nhái hàng giả sản phẩm SRC len lỏi hầu hết khắp các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Thị trường trong nước chịu sự canh tranh quyết liệt của hàng nhập ngoại. Đặc biệt là dòng lốp ô tô của Trung Quốc giá rẻ bắt đầu xuất hiện và tác động mạnh đến thị trường lốp trong nước.

Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng trong năm vừa qua. Để phát huy tối đa những thuận lợi và khắc phục khó khăn, đối với công ty cao su Sao Vàng quả thực không phải là điều dễ dàng gì.

2.2.2. Phân tích thực trạng lợi nhận của Công ty.

2.2.2.1. Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Công ty qua 2 năm gần đây(2008-2009). (2008-2009).

Từ việc phân tích các số liệu đã thu thập được ta có bảng 02,bảng 02 cho

thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Lợi nhuận sau thuế tăng rất nhanh, cụ thể: năm 2009 là 102.633.981 nghìn đồng tăng 13.891.541 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1.803,03% cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009 tốt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của Công ty trong quá trình kinh doanh. Dù lợi nhuận khác giảm (năm 2009 là 826.080 nghìn đồng so với năm 2008 đã giảm 19.400 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,29%) nhưng không đáng kể so với sự tăng nhanh chóng của lợi nhận thuần từ hoạt động kinh doanh (năm 2009 là 116.469.899 nghìn đồng còn năm 2008 là 808.126 nghìn đồng đã tăng 14.312,35% tương ứng với tỷ lệ tăng là 115.661.773 nghìn đồng). Ta đi xem xét cụ thể như sau: Lợi nhuận sau thuế tăng là do lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, cụ thể: năm 2009 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.093.029.135nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 18,77%. Doanh thu thuần tăng là do doanh thu bán hàng và dịch vụ tăng (năm 2009 là 1.096.404.134nghìn đồng so với năm 2008 tăng 170.153.477nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 18,37%) cùng với sự giảm mạnh của các khoản giảm trừ doanh thu (năm 2009 so với năm 2008 giảm 43,36% tương ứng với số tiền giảm 2.583.627nghìn đồng). Các khoản giảm trừ doanh thu giảm là chủ yếu là do khoản giảm giá hàng bán giảm nhanh (giảm 82,37% tương ứng với giảm số tiền là 45.483 nghìn đồng) cùng với sự giảm không kém phần của khoản hàng bán bị trả lại (giảm 2.538.144

nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 42,99%). Điều đó cho thấy, năm vừa qua Công ty đã thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích lâu dài của Công ty, do đó làm tăng khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa cũng như tạo dựng được uy tín vững chắc cho Công ty trong thời gian tới. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp Công ty thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu xem doanh thu tăng là do số lượng sản phẩm bán ra tăng hay là tăng giá bán sản phẩm, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó và tình hình về thành phẩm hàng hóa tồn kho. Giá vốn hàng bán tăng 58.257.534 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 7,02% khi lượng hàng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn của lượng hàng bán ra cũng tăng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán so với tỷ tăng doanh thu thì ít hơn rất nhiều. Điều này cho thấy Công ty đã thực hiện tốt chính sách giá bán, và theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả vật tư trong nước và nhập khẩu để sao cho giá mua thấp nhất, thực hiện tiết kiệm giảm chi phí.

Lợi nhuận sau thuế tăng còn do doanh thu hoạt động tài chính tăng nhanh (Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 so với năm 2008 tăng 41,09% tương ứng với số tiền tăng 416.426nghìn đồng) và chi phí tài chính giảm mạnh (giảm 41% tương ứng với số tiền giảm 19.302.698nghìn đồng, đặc biệt là chi phí lãi vay giảm 42,37% trong tổng chi phí lãi vay). Năm vừa qua, Công ty đã trả bớt các khoản tiền vay bao gồm cả gốc lẫn lãi cộng với việc thu về các khoản lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn…đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng (năm 2008 là (46.063.700)nghìn đồng đến năm 2009 là (26.344.575)nghìn đồng tăng 19.719.124nghìn đồng). Cho thấy Công ty đã dần dần làm chủ trong kinh doanh. Chi phí bán hàng tăng 2.305.210 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 9,45% đã làm lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh giảm 2.305.210nghìn đồng. Chi phí bán hàng tuy tăng không nhiều nhưng ta cũng cần quan tâm đến khoản chi phí này. Nếu chi phí bán hàng tăng mà không có khoản chi nào lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm tăng doanh thu bán hàng và điều thực tế là doanh thu bán hàng của Công ty đã tăng 18,37%. Cho thấy, năm vừa qua Công ty đã quan tâm đến việc tiếp thị, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, quảng cáo…đưa sản phẩm của Công ty đến gần với người tiêu dùng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất nhanh, tăng 84,43% tương ứng với số tiền là 16.231.711nghìn đồng. Doanh thu bán hàng tăng nên việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là hợp lý. Tuy nhiên, Công ty cũng cần cố gắng hơn nữa trong

việc tiết kiệm cũng như nâng cao hiệu quả của 2 khoản chi phí: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Như vây, có thể thấy trong năm 2009 vừa qua Công ty đã đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng là điều đương nhiên. Trường hợp này không thể coi là khuyết điểm trong quản lý giá thành mà là sự cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm. Trong kỳ, chi phí hoạt động tài chính đã giảm rất nhanh đó là thành tựu lớn của Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng cần xem xét xem lãi đi vay và lãi hoạt động kinh doanh cái nào cao hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Có thể nói tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty là khá khả quan, song để có những nhận xét đúng đắn và toàn diện hơn, chúng ta đi xem xét các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:

Bảng 03: ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch

1. TSLN vốn kinh doanh. 17,99 0,17 17,82

2. TSLN vốn chủ sở hữu. 53,33 0,59 52,74

3. TSLN giá thành. 10,80 0,10 10,70 4. TSLN doanh thu. 9,38 0,10 9,28

Từ bảng trên: Ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của Công ty năm 2009 là 17,99% tăng 17,82% so với năm 2008. Điều này có nghĩa là: trong 100đồng vốn sản xuất kinh doanh thu được 17,99 đồng lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2008 là 17,82 đồng.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2009 là 53,33% tăng 52,74% so với năm 2008. Điều này có nghĩa là: cứ 100đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 53,33đồng lợi nhuận sau thếu, tăng 52,74đồng so với năm 2008. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng tăng và do đó Công ty có thể thu được nhiều đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn chủ của mình.

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2009 là 9,38% tăng 9,28% so với năm 2008. Điều đó có nghĩa là: cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ có 9,38đồng lợi nhuận, tăng 9,28đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy, Công ty đã quản lý chi phí cũng như doanh thu tiêu thụ một cách có hiệu quả, mang lại kết quả cuối cùng là lợi nhuận ngày càng tăng.

Tỷ suất lợi nhuận giá thành năm 2009 là 10,8% so với năm 2008 tăng 10,7%. Điều này có nghĩa: cứ 100đồng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo ra 10,8đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 10,7đồng so với năm 2008. Kết quả này cho thấy, Công ty đã sử dụng có hiệu quả chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Mặt khác còn phản ánh hoạt động của Công ty là khá tốt trong việc đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ và hạ giá thành sản phẩm.

Qua sự phân tích các chỉ tiêu, ta thấy năm 2009 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2008, đó là dấu hiệu rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, Công ty cũng cần chú trọng hơn nữa đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành, trong vấn đề huy động và sử dụng vốn kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những đánh giá sơ bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008-2009. Để có cái nhìn rõ hơn về những thành tích cũng như hạn chế, vướng mắc trong quá trình theo đuổi chỉ tiêu lợi nhuận, ta đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.

2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty qua 2 năm gần đây.

* Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn tới sự sống còn của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới lợi nhuận cũng như các lợi ích khác của Công ty. Do đó, Công ty cần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng sản lượng tiêu thụ bởi vì việc tăng sản lượng tiêu thụ đồng nghĩa với việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Các sản phẩm của Công ty năm 2009 chủ yếu là tiêu thụ trong nước với các chủng loại như: săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, săm máy bay…Còn xuất khẩu chủ yếu là theo đơn đặt hàng, số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào đơn đặt hàng ký với khách hàng. Tuy nhiên do xuất khẩu theo phương thức gia công nên đôi khi sản phẩm của Công ty hay bị ép giá. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy sơ qua về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2008-2009:

ĐVT: Nghìn đồng. Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 1.096.404.13 4 100 926.250.65 7 100 170.153.47 7 18,37 -Xuất khẩu 33.241.088 3,03 44.125.455 4,76 (10.884.36 (24,67)

7) - Nội địa 1.063.163.04 6 96,97 882.125.20 2 95,24 181.037.84 4 20,52

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu tiêu thụ nội địa trong 2 năm 2008-2009 đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Năm 2009 doanh thu tiêu thụ nội địa là 1.063.163.046 nghìn đồng chiếm 96,97% tăng 181.037.844 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 20,52%. Trong khi doanh thu tiêu thụ nội địa tăng thì doanh thu xuất khẩu giảm (năm 2009 là 33.241.088 nghìn đồng so với năm 2008 giảm 10.884.367 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 24,67%). Doanh thu xuất khẩu giảm nhưng doanh thu nội địa tăng nhiều hơn nên tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng. Năm 2009 tổng doanh thu là 1.096.404.134 nghìn đồng so với năm 2008 tăng 18,37% tương ứng với số tiền 170.153.477 nghìn đồng. Ta thấy tỷ lệ tăng tổng doanh thu sát với tỷ lệ tăng doanh thu tiêu thụ nội địa. Điều này cho thấy doanh thu tiêu thụ nội địa chiếm vai trò chủ đạo đối với Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng. Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua năm vừa qua ta đi xem xét bảng 04. Qua bảng 04, ta thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 hầu như là vượt kế hoạch đề ra. Trong đó săm xe đạp chiếm tỷ trọng lớn nhất 33,78% vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra là 14,41% và lốp xe đạp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là 30,39% cũng vượt 5,12% so với kế hoach đề ra. Các sản phẩm chủ yếu khác của Công ty cũng vượt kế hoạch đề ra tuy chỉ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng các sản phẩm chủ yếu, nhưng cho thấy năm vừa qua Công ty đã quan tâm đến công tác bán hàng, quảng cáo, tiếp thị nhằm tiêu thụ sản phẩm với số lượng tối đa. Tuy

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Cao su sao vàng (Trang 32)