II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớ
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
+ Nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả.
+ Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”1. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức.
Hồ Chí Minh cho rằng, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đạo làm gương. “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”2. Phải luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bà đối với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước đối với thế hệ sau, …
Tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau.
- Xây đi đôi với chống
+ Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư
11. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 1, tr.2632. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 12, tr.558 2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 12, tr.558
tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây.
+ Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, phải kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
+ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
+ Theo Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào mình, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái dở để mà quyết tâm khắc phục, không tự lừa dối, huyễn hoặc.
+ Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi quan hệ xã hội, phải chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày. Phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời. Bởi vì: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”1.