Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về đại đoàn kết

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 83)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

1.Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về đại đoàn kết

- Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới.

- Nhận thức của Hồ Chí Minh về truyền thống đoàn kết của dân tộc và quan điểm về tập hợp lực lượng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam xuất hiện cùng quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là vốn quý của dân tộc ta chiến thắng hoạ xâm lăng và âm mưu đồng hoá của kẻ thù. Nhưng nó chỉ là đoàn kết một cách tự phát, thiếu lý luận khoa học, cách mạng chỉ đường.

+ Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin do những đặc điểm của thời đại mình đã chưa đánh giá đầy đủ vấn đề dân tộc và vấn đề đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Khẩu hiệu của Mác là: “Vô sản tất các nước đoàn kết lại”, Lênin phát triển trong điều kiện mới thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

- Hồ Chí Minh đã nâng truyền thống đoàn kết của dân tộc lên tầm cao mới: lấy lý luận Mác-Lênin dẫn đường dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam

+ Mở rộng khối đại đoàn kết với biên độ lớn.

+ Hiện thực hoá qua việc thành lập các mặt trận qua mỗi thời kỳ để tập hợp lực lượng cách mạng.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng này của Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành

nhiệm vụ, góp phần nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 83)