Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 44)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hộ

Hồ Chí Minh đến với CNXH từ lập trường của một người yêu nước đi tìm đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người hoàn toàn tán thành cách tiếp cận CNXH từ những kiến giải kinh tế - xã hội, chính trị - triết học của các nhà kinh điển Mác-Lênin, đồng thời có sự bổ sung giác độ nhìn mới để thấy CNXH cũng tất yếu ở Việt Nam.

- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về CNXHKH trước hết là từ lòng yêu nước, ý chí quyết tâm cứu nước và khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy trong lý luận Mác-Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (đã bao gồm giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của CNCS theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức

CNXH với mục tiêu và cơ sở kinh tế công hữu của nó sẽ đi đến giải phóng cho cả loài người khởi bị áp bức bóc lột. Nó xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không phủ nhận cá nhân, trái lại còn đề cao, tôn trọng con người cá nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự phát triển xã hội và hạnh phúc con người. Người cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng CNXH. Cho nên, thắng lợi của CNXH không thể tách rời với sự thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ

nghĩa cá nhân”1. “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”2.

- Hồ Chí Minh còn tiếp cận CNXH từ văn hoá

Người đã đưa văn hoá thâm nhập vào bên trong của chính trị, kinh tế, tạo nên sự thống nhất giữa chúng, giữa các mục tiêu phát triển xã hội. Quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hoá mà trong đó có sự kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế.

- Hồ Chí Minh còn nhận thấy những nét tương đồng của CNXH với truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam.

+ Lịch sử Việt Nam có truyền thống chống giặc ngoại xâm từ buổi đầu lập nước.

Chế độ công điền và công cuộc trị thuỷ trong nền kinh tế nông nghiệp đã từ lâu tạo nên truyền thống cố kết cộng đồng.

+ Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam còn là văn hoá trọng trí thức, hiền tài.

+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ Quốc, dân tộc và nhân loại.

Những truyền thống tốt đẹp đó đã giúp Hồ Chí Minh đến với CNXH và CNXH đến với nhân dân Việt Nam như một tất yếu.

Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu và bản chất của CNXH như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Người không tuyệt đối hoá mặt nào và đánh giá đúng vị trí của chúng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về CNXH, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận Mác-Lênin.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w