Các động lực của CNXH Động lực

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 49)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

b) Các động lực của CNXH Động lực

b) Động lực

- Động lực của chủ nghĩa xã hội theo nghĩa rộng được Hồ Chí Minh chỉ ra là Sử dụng đồng bộ các đòn bẩy về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội để kích thích tính tích cực của người lao động. Ở phương diện này Người nhấn mạnh 2 nội dung Tính đồng bộ của các đòn bẩy và Trình độ năng lực của cán bộ quản lý nhà nước

- Động lực của chủ nghĩa xã hội theo nghĩa hẹp được Hồ Chí Minh chỉ ra là vấn đề con người. Ở phương diện này Người khẳng định là Đại đoàn

kết dân tộc và Con người mới XHCN.

- Động lực của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nêu rất cụ thể, nhưng cũng rất phong phú đa dạng, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, động lực chính trị tư tưởng, tinh thần.

Sức mạnh tiềm tàng của quần chúng chỉ được huy động vào sự nghiệp cách mạng khi quần chúng giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhất trí với quan điểm của Đảng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh từng nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công “cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”1.

Sự giác ngộ này có được là kết quả của một quá trình tuyên truyền, giáo dục lâu dài, bền bỉ của toàn hệ thống chính trị.

Thứ hai, phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.

Sức mạnh ấy thể hiện ở lực lượng của các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, các dân tộc, đồng bào yêu nước trong và ngoài nước không phân biệt đảng phái, tôn giáo, tín ngưỡng.

Thứ ba, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động

Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì vậy, Người chú ý kích thích động lực mới là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động; chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất.

Trong cách mạng, có những lĩnh vực đời hỏi con người phải chịu hy sinh, thiệt thòi, chỉ lợi ích kinh tế không thôi thì chưa giải quyết được, cần có động lực chính trị - tinh thần. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức là chủ của người lao động.

Thực hiện công bằng xã hội (công bằng nhưng không cào bằng). Người căn dặn: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.

Thứ tư, để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, đạo đức, văn hoá, pháp luật.

Thứ năm, ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới,…

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

- Để phát huy cao độ những động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm nó. Đó là:

+ Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân (giặc nội xâm), vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, là "bệnh mẹ" đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác.

+ Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu, vì nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.

+ Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng.

+ Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập,…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w