Đối với hệ thống văn bản ban hành xây dựng định mức phân bổ ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 111)

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng hệ thống định mức và phân bổ vốn kế hoạch NSNN hàng năm cần xây dựng theo hƣớng tập trung khai thác nguồn thu, tăng dần tỷ trọng chi cho đầu tƣ phát triển; việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ xây dựng. Các danh mục dự án đầu tƣ phải bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch, kế hoạch của ngành, trong đó ƣu tiên các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác phân bổ vốn hàng năm cần tập trung nguồn lực phân bổ cho các công trình kết cấu hạ tầng, xã hội quan trọng, ƣu tiên nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình trọng điểm của tỉnh, công trình chuyển tiếp còn thiếu vốn.

Xây dựng hệ thống, định mức phân bổ NSNN phải đảm bảo với các quy định của nhà nƣớc và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng. Hiện nay hệ thống định mức phân bổ ngân sách của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2010-2012 đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để xây dựng định mức chi đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo nhiệm vụ chi cho các sự nghiệp, đặc biệt cần chú ý đến yếu tố đặc thù của vùng miền nhƣ tỉnh Tuyên Quang đặc thù của một số huyện vùng sâu, vùng xa dân cƣ sống thƣa thớt đi lại khó khăn; để quyết định ban hành đƣợc hệ thống mức chi đảm bảo phù hợp, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đặt ra. Khi ban hành văn bản yêu cầu phải tổ chức khảo sát, lấy ý kiến các đối tƣợng chịu sự tác động, điều chỉnh văn bản trên cơ sở đó xây dựng hệ thống định mức chi thƣờng xuyên đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng đồng thời đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Tổ chức rà roát lại định mức chi, chế độ chính sách nhà nƣớc hiện hành, trong quá trình rà soát phát hiện những văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật quy định cần tiến hành xóa bỏ, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyển luật định.

Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ mới phải đáp ứng đƣợc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phƣơng và đảm bảo theo quy định của luật ngân sách nhà nƣớc đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng tiền và tài sản của nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với văn bản ban hành để điều hành, quản lý và sử dụng NSNN.

Hàng năm phải xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện các chỉ tiêu dự toán thu - chi NSNN đƣợc cấp trên giao, đảm bảo theo quy định của pháp luật; có giải pháp tổ chức thực hiện việc quản lý, điều hành NSNN đảm bảo tiết kiệm hiệu quả của việc sử dụng NSNN, cụ thể:

Đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ xây phát triển, thực hiện nghiêm các văn bản của Nhà nƣớc quy định về lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhƣ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng chính phủ về tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phƣơng.

Ban hành các văn bản chỉ đạo tập trung khai thác nguồn vốn bổ sung cho các công trình trọng điểm; khẩn trƣơng hoàn thành các hồ sơ dự án, có biện pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để giải ngân vốn đầu tƣ, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Có biện pháp xử lý nghiêm các nhà thầu đã đƣợc tạm ứng vốn nhƣng chƣa thi công hoặc thi công chậm tiến độ không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các chủ đầu tƣ công trình, dự án đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án; kịp thời thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho khối lƣợng đã hoàn thành, hạn chế thấp nhất chi chuyển nguốn sang năm sau. Bố trí kinh phí thực hiện cho công tác chuẩn bị đầu tƣ nhƣ các tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; đồng thời thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nhƣ các văn bản 1323/UBND-GT ngày 13/6/2013 về việc tiếp tục xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và văn bản số 1522/UBND-GT ngày 08/7/2013 về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc triển khai thực hiện chỉ thị số 14/CY-TTG ngày 28/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu chính phủ.

Hiện nay theo Luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành, việc phân cấp quản lý chi ngân sách chƣa rõ ràng, cụ thể hoặc còn chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc quản lý điều hành ngân sách, Luật ngân sách nhà nƣớc quy định không đƣợc dùng ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác, trừ trƣờng hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ, nhƣng thực tế hiện nay tại địa phƣơng vẫn phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn nhƣ công an, quân đội để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn nhƣ tuyển quân, diễn tập, rà soát bom mìn, mua sắm ..vv... và Luật ngân sách nhà nƣớc và một số văn bản của Trung ƣơng quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng trên cơ sở Trung ƣơng quy định khung để Hội đồng quyết định mức cụ thể nhƣng do bộ chƣa hƣớng dẫn, hoặc hƣớng dẫn chậm nên Hội đồng nhân dân không thể quyết định kịp thời đƣợc mặc dù việc đó rất cần thiết đối với địa phƣơng.

Để hoàn thiện công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nƣớc các cấp Trung ƣơng cần mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong việc quyết định chi tiêu của địa phƣơng. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đƣợc quyết định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng trong khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng. Muốn điều hành ngân sách đƣợc tốt thì phải bám sát vào kế hoạch thu chi và Luật ngân sách nhà nƣớc quy định. đồng thời nâng cao trách nhiệm của ngành Tài chính các cấp trong việc tham mƣu, đề xuất triển khai một số chính sách, công tác kiểm tra, hƣớng dẫn cơ sở của cán bộ ngành tài chính.

Thƣờng xuyên rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, điều hành ngân sách nhà nƣớc.

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý và điều hành ngân sách, việc quyết định một số chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh là cần thiết phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng cũng nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định của pháp luật, để kịp thời ban hành chế độ, chính sách mới thay thế, bổ sung chính sách cũ yêu cầu ngành Tài chính tham mƣu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản mới, văn bản thay thế, sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, đặc biệt về chế độ, chính sách về an sinh xã hội, chính sách của địa phƣơng đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách , v.v...

Để chính sách ban hành phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng và đúng quy định của pháp luật và mang tính lâu dài ngành Tài chính cần tham mƣu cho Ủy ban nhân dân khảo sát lấy ý kiến các đối tƣợng chịu sự tác động của chính sách, đồng thời cân đối nguồn kinh phí bố trí thực hiện chính sách khi chính sách đƣợc ban hành. tránh tình trạng cơ chế, chính sách ban hành nhƣng không đi vào cuộc sống của dân, nhân dân không tiếp cận đƣợc hoặc địa phƣơng không cân đối đƣợc kinh phí để thực hiện chính sách ...v.vv.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước

Tập trung ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của nhà nƣớc, nhƣ Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về chi phí đầu tƣ xây dựng công trình và thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc.

Công tác quyết toán dự án hoàn thành: Khẩn trƣơng rà soát các dự án hoàn thành chƣa phê duyệt quyết toán công trình, đây là khâu cuối cùng rất quan trọng nó quyết định đến giá trị của công trình đầu tƣ. Việc xác định đúng giá trị đích thực của công trình đầu tƣ xây dựng đòi hỏi công tác thẩm tra quyết toán phải đảm bảo kịp thời đúng trình tự, định mức, đơn giá và các văn bản quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Công tác quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN là công việc cuối cùng trong mỗi chu trình quản lý các khoản chi thƣờng xuyên nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

riêng và chi NSNN nói chung. Nó chính là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã đƣợc phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp sau.

Các đơn vị thụ hƣởng ngân sách chịu trách nhiệm chính trong khâu lập quyết toán ngân sách nhà nƣớc tại đơn vị. Theo Luật ngân sách nhà nƣớc hiện hành quy định số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác trung thực, đầy đủ. Nội dung của Báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán đƣợc giao và theo mục lục ngân sách nhà nƣớc; thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ báo cáo quyết toán cảu đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu - chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp; sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc nhà nƣớc.

Quyết toán ngân sách phải chịu sự thẩm tra của Cơ quan tài chính các cấp đồng thời Ủy ban nhân dân trình HĐND cùng cấp phê chuẩn.

Chất lƣợng thẩm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị phụ thuộc vào trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ chuyên quản của cơ quan Tài chính các cấp trong việc thẩm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách; để chất lƣợng báo cáo quyết toán đảm bảo theo quy định, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong việc hoàn thiện công tác thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính các cấp là cần thiết đòi hỏi cán bộ ngành Tài chính phải có năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và thƣờng xuyên bám sát đơn vị đƣợc giao phụ trách để hƣớng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ đơn vị ngay từ quá trình thực hiện chi tiêu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm có thể sẩy ra; quy định định rõ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản đơn vị khi đơn vị có sai sót xẩy ra; cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về kết quản thẩm tra quyết toán của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bộ máy quản lý ngân sách nhà nƣớc các cấp rất quan trọng nó quyết định đến hiệu quả quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách nhà nƣớc các cấp; chất lƣợng năng lực của cán bộ ngành Tài chính, Kho bạc nhà nƣớc, kế toán các đơn vị do vậy để hoàn thiện hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cần phải:

Tiếp tục rà soát, đổi mới sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tinh giản bộ máy theo hƣớng gọn nhẹ, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị tránh việc trùng chéo; kiên quyết đƣa ra khỏi bộ máy những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, không đảm bảo sức khỏe .. vv.

Cải cách thủ tục hành chính, giải quyết công việc nhanh gọn không gây phiền hà cho doanh nghiệp, đơn vị cấp dƣới và nhân dân.

Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật các văn bản mới của nhà nƣớc cho cán bộ làm kế toán cho các cơ quan đơn vị.

Xây dựng, quy hoạch bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ sâu, có năng lực quản lý điều hành ngân sách đảm bảo đúng quy định phát huy đƣợc hiệu quả của ngân sách nhà nƣớc các cấp.

Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công chức làm công tác quản lý thu chi ngân sách; ban hành chính sách thu hút nguồn nhân tài phục vụ cho địa phƣơng; đồng thời thƣờng xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ; kiên quyết không sử dụng những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp; xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm từng bƣớc làm trong sách bộ máy quản lý, điều hành ngân sách các cấp trong sạch, vững mạnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

- Bộ máy kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước.

Vai trò kiểm soát chi của Kho bạc nhà nƣớc giữ vị trí rất quan trọng, để hoàn thiện nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc các cấp, cơ quan KBNN cần tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ đúng quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định của nhà nƣớc nhƣng không cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Thƣờng xuyên phối hợp nhịp nhàng với cơ quan tài chính trong việc quản lý thu chi ngân sách; định kỳ thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính, các đơn vị dự toán để các đơn vị cập nhật thông tin kịp thời tham mƣu cho UBND các cấp quản lý điều hành ngân sách kịp thời đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 111)