1. 3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
3.3.3- Đối với NHNo & PTNT Việt Nam
- Trong thời gian qua rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên, các Ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm về các rủi ro trong cho vay, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro đạo đức do chính cán bộ tín dụng trong việc thực hiện các thể lệ chế độ gây ra. Dư nợ cứ tiếp tục tăng nhanh, trong khi số lượng cán bộ tín dụng hầu như không tăng, điều kiện giao thông ở nông thôn rất khó khăn... làm tăng áp lực lên các cán bộ tín dụng. Đồng thời trách nhiệm và khối lượng công việc của cán bộ tín dụng gia tăng nhưng cơ chế tiền lương chậm được cải thiện cũng làm tăng tính rủi ro của lĩnh vực tín dụng. Xét thấy NHNo&PTNT Việt Nam sau khi khảo sát thực tế cần xây dựng một số định mức tương đối chuẩn đối với cán bộ tín dụng. Kèm theo việc kiểm tra, phân loại cán bộ tín dụng theo
bậc lương, trình độ năng lực, bằng cấp...Quy định hệ số tiền lương và chế độ thù lao thoả đáng đối với cán bộ tín dụng nhằm giải quyết một số vấn đề mà thực tiễn nhiều nơi đang diễn ra đó là: Có nhiều cán bộ có năng lực nhưng rất sợ làm cán bộ tín dụng.
Việc sử dụng tài sản thế chấp hiện nay là một vấn đề khó khăn và phức tạp, cần có biện pháp để tháo gỡ. NHNo & PTNT Việt Nam cần có sự chỉ đạo và tác động tới các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để hỗ trợ và ủng hộ ngân hàng trong việc xử lý tài sản thế chấp thu nợ cho NH.
- Là cơ quan hoạch định các chiến lược kinh doanh và cơ chế tài chính, NHNo&PTNT Việt Nam cần có sự điều chỉnh lại cơ chế khoán tài chính nhằm mục đích phải tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Ngân hàng đạt hiệu quả cao, tránh gây áp lực cho các đơn vị thành viên và các chi nhánh cơ sở nhất là đối với các đơn vị và chi nhánh đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Điều này bản thân nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng.
3.3.4- Một số ý kiến đề xuất đối với NHNo&PTNT Triệu Sơn:
Tín dụng là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi NH, nhưng làm sao chất lượng tín dụng được tốt đó là cách điều hành, quản lý của mỗi NH. Chất lượng tín dụng được tốt thì hạn chế được những rủi ro cho NH. Đối với NHNo&PTNT Triệu Sơn cần chú trọng đến những yếu tố sau:
Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng thực hiện. Vì vậy, cán bộ tín dụng không những am hiểu về nghiệp vụ mà còn phải có
phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tiếp cận được với thị trường. Chiến lược để nâng cao chất lượng tín dụng là tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ tín dụng, bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật. Đặc biệt nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, phổ biến rộng rãi về các hoạt động tín dụng của NH trên các phương tiện thông tin đại chúng như: hoạt động hỗ trợ lãi suất…
Ngân hàng cần phải có sự đổi mới về công nghệ thì hiệu quả sẽ tốt hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Chất lượng tín dụng tốt thì sẽ phòng ngừa, hạn chế được rủi ro. Vì vậy hạn chế được rủi ro thì Ngân hàng cần áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp cơ bản, có vị trí quan trọng số một là phải phân tích một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường đặt các Ngân hàng thương mại trước những thuận lợi và thách thức mới vì hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn gắn với môi trường cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế. Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, nhưng trên con đường tìm kiếm lợi nhuận tối đa đó, các Ngân hàng thương mại luôn gặp phải một rào cản lớn, đó là rủi ro. Đây là một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ rủi ro đó còn tùy thuộc vào cơ chế quản lý, điều hành, quy trình tác nghiệp cũng như môi trường kinh doanh của từng Ngân hàng thương mại.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong mọi thời kỳ, nhất là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
Từ khi thành lập hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đến nay, NHNo&PTNT Triệu Sơn đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có lúc tưởng như không trụ vững nổi. Chính trong những lúc khó khăn đó, Ngân hàng đã tìm ra lối thoát để tồn tại. Từ việc kiện toàn lại bộ máy tổ chức, phân tích đánh giá khách quan thực trạng hoạt động kinh doanh để thấy rõ kết quả đạt được và quan trọng hơn là tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của nó, từ đó rút ra những bài học thực tiễn sâu sắc, đồng thời chớp lấy thời cơ, vận hội mới để xác định rõ mục tiêu kinh doanh, tìm giải pháp mở rộng chất lượng hoạt động kinh doanh.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài vô cùng rộng lớn và phức tạp. Do quá trình thực tập còn có nhiều hạn chế, cộng thêm kiến thức về lĩnh vực này còn hạn hẹp nên chuyên đề thực tập của em vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các cán bộ ngân hàng để bài viết này sát với thực tiễn hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường Học Viện Ngân Hàng và các cán bộ Ngân hàng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này,.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nâng cao xuất bản năm 1999 của tác giả TS Tô Ngọc Hưng.
2. Tài liệu lý thuyết tiền tệ ngân hàng xuất bản tháng 9/2000 của Bộ môn Tiền tệ – Học viện Ngân hàng.
3. Quản trị kinh doanh ngân hàng xuất bản năm 1999 của tác giả TS Phan Đình Thế và Nguyễn Thanh Sơn.
4. Tài trợ dự án xuất bản năm 2000 của tác giả TS Tô Ngọc Hưng và TS Trương Quốc Cường.
5. Quy chế vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng (Ban hành kèm theo QĐ 324/1998/QĐ-NHTM của Thống đốc NHNN).
6. Quy định cho vay đối với khách hàng (Ban hành kèm theo QĐ số 180/QĐ-HĐQT ngày 15/12/1998 của HĐQT-NHNo&PTNT Việt Nam).
7. Tạp chí ngân hàng số 1/2001 bài “Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn quốc tế trong nước, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH.
8. Tín dụng ngân hàng xuất bản năm 2000 của tác giả TS Hồ Diệu.
Ý kiến đánh giá của NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRIỆU SƠN về quá trình thực tập tốt nghiệp
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
Đơn vị: NHNo&PTNT Triệu Sơn có ý kiến đánh giá về quá trình thực tập của sinh viên như sau:
Sinh viên: TRẦN DUY HÙNG
Đã thực tập tại đơn vị: Từ ngày 15 tháng 06năm 2010 Đến ngày 15 tháng 09 năm 2010
1. Về phẩm chất đạo đức, ý thức phấn đấu rèn luyện
... ... 2. Về nghiệp vụ chuyên môn
... ... 3. Kết luận: ………...………... ………...………... ………...………...
Triệu Sơn, ngày……tháng……năm 2010