Một số nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa (Trang 39)

1. 3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

2.2.3.2.2- Một số nguyên nhân chủ yếu

* Môi trường kinh tế chưa ổn định:

- Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới,để theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng như tình hình thực tế trên thị trường mà do đó đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn …dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán những khoản tiền đã vay của Ngân hàng để đầu tư sản xuất.

* Các nguyên nhân về phía khách hàng:

- Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hóa ứ đọng, thua lỗ trong kinh doanh.

- Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế.

* Các nguyên nhân về phía Ngân hàng:

Để thực hiện một khoản cho vay hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng thường phải thực hiện kiểm tra đánh giá khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Đánh giá rủi ro trước khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Mức độ rủi ro đối với những khoản vay sẽ là rất lớn nếu khâu này làm không chính xác. Để làm tốt việc này, các cán bộ tín dụng phải tập hợp và xử lý các thông tin về mọi mặt của khách hàng bao gồm cả tình hình tài chính, kinh doanh, tư cách đạo đức của khách hàng, nghĩa là cán bộ tín dụng phải hiểu rõ khách hàng trước khi có quyết định cho vay. Đánh giá rủi ro trong khi giải ngân giúp cho cán bộ tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp và khả năng thanh toán của khách hàng. Cuối cùng, sau khi khách hàng trả nợ xong, Ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và đánh giá hiệu quả vốn vay.

+ Mặc dù đã được quan tâm đào tạo, song vẫn chưa đáp ứng được kịp với những diễn biến thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường: sự am hiểu về nền kinh tế còn hạn chế nên quá trình tính toán cho vay còn chưa sát.

+ Chưa quan tâm nhiều đến tính khả thi của dự án vay, mới chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay của khách hàng dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

+ Chưa phân tích hết được năng lực tài chính của khách hàng, thường là vốn tự có tham gia vào dự án thấp, dẫn đến hiệu quả của dự án không cao, khả năng trả nợ thấp.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay tuy đã được chú trọng và tăng cường nhưng công tác tự sửa sai còn chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT TRIỆU SƠN

3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Triệu Sơn những năm tới: 3.1.1- Định hướng chung từ năm 2010 – 2020:

Là một NHTM thì vấn đề quan trọng là phải có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các KH. Song nhu cầu đó phải có những dự án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho người vay vốn và cho nền kinh tế, đồng thời đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo thể lệ chế độ tín dụng hiện hành, đặc biệt là điều kiện có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi. Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn đã có những định hướng chung cho hoạt động kinh doanh từ năm 2010 - 2020 như sau:

- Về nguồn vốn: Phải đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút được khối lượng vốn lớn phục vụ cho quá trình hoạt động.

- Về sử dụng vốn: Mở rộng công tác cho vay đối với mọi loại hình kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau với phương châm tăng trưởng nhưng phải an toàn tín dụng.

- Kiên trì đổi mới theo cơ chế thị trường trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn, đảm bảo lãi suất thực dương và hoạt động kinh doanh có lãi.

- Từng bước hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đứng vững trong cạnh tranh, hòa nhập với các Ngân hàng trên địa bàn cũng như trên toàn quốc.

3.1.2- Định hướng cho năm 2010

3.1.2.1- Tổng nguồn huy động địa phương:

- Nội tệ : Đến 31/12/2009 là: 261 tỷ đồng, tăng 43,2 tỷ , tốc độ tăng 20% so với 31/12/2008.

- Ngoại tệ ( quy đổi USD ) : Đến 31/12/2009 là 1.400 ngàn USD tăng 294 ngàn USD, tốc độ tăng 26,6% so với năm 2008 .

3.1.2.2- Dư nợ :

Đến 31/12/2009 là 277,5 tỷ tăng so với năm 2008 là 25 tỷ ( Bằng 60 % tăng nguồn huy động vốn năm 2009 ) , tốc độ tăng so với 2008 là 10%

3.1.2.3-Nợ xấu: Phấn đấu < 3,0 %.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Triệu Sơn: Triệu Sơn:

Hoạt động NH luôn tiềm ẩn trong đó mức độ rủi ro cao và tín dụng là một trong những lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Đối với các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng đang là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng 85 - 90% doanh thu, nên việc đảm bảo chất lượng tín dụng là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu và là một nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM. Để nâng cao chất lượng tín dụng, NH cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

3.2.1- Tăng cường công tác huy động vốn:

Một NHTM mạnh là NH có nguồn vốn lớn, vì vậy, công tác huy động vốn tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Thời gian qua, với lợi thế của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sử dụng các giải pháp đồng bộ từ khâu củng cố mạng lưới đến quảng cáo, tác phong phục vụ đã tạo ra được một luồng

vốn lớn. Để làm tốt công tác huy động vốn, cần làm tốt hơn các giải pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua mạng lưới thông tin đại chúng, vận dụng các hình thức huy động thích hợp để khuyến khích khách hàng gửi tiền, đảm bảo sự ổn định và tăng cường được nguồn vốn.

- Cải tiến và thay đổi phong cách giao dịch, lề lối làm việc, giải quyết nhanh và chính xác mọi công việc, không để làm mất thời gian của khách hàng.

3.2.2- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Ngân hàng :

Thẩm định tín dụng là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Có nhiều yếu tố mà các Ngân hàng cần phải xem xét về khả năng và sự sẵn lòng hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hay không. Trong đó cần chú ý đến 5 nhân tố quan trọng, đó là năng lực, uy tín, vốn, tài sản thế chấp và điều kiện hoạt động. Trong các nhân tố này, uy tín là nhân tố quan trọng nhất. Nếu như khâu thẩm định được thực hiện tốt thì các nhà quản trị Ngân hàng sẽ đưa ra được những quyết sách đúng đắn.

* Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác:

* Phân tích tài chính đơn vị vay vốn:

* Đánh giá tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và trình độ của người điều hành:

3.2.3- Phân loại khách hàng:

Để đánh giá KH phải dựa vào một số tiêu chí nhất định, qua đó phân loại khách hàng ở các mức độ khác nhau. Sau khi phân loại được khách hàng, ta có thể đưa ra được các giải pháp như tiến hành tập trung cho vay các khách hàng có tài chính lành mạnh, quan hệ với Ngân hàng sòng phẳng. Còn những khách hàng khó khăn về tài chính, nếu ổn định được sản xuất kinh doanh, có dự án khắc phục thì

có thể kiểm tra thẩm định để cho vay, từ chối những khách hàng không có khả năng ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, không có dự án khả thi.

3.2.4- Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành: * Quy chế thể lệ tín dụng: * Quy chế thể lệ tín dụng:

Những năm gần đây, chế độ thể lệ tín dụng của Ngân hàng thương mại luôn luôn được bổ sung, thay đổi để phù hợp với chính sách đổi mới của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trong thực tế giải quyết công việc, cán bộ tín dụng khó có thể nắm vững hết những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này đang còn hoặc đã hết hiệu lực và khó lường trước được nội dung trong văn bản pháp quy có mâu thuẫn hoặc phủ nhận lẫn nhau không? Thực trạng này đang là một khó khăn, lúng túng cho những cán bộ làm công tác tín dụng.

Chính vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật hiện nay, cần phải coi trọng việc vận dụng các văn bản pháp quy vào thực tế cho phù hợp với tình hình từng khách hàng.

* Quy chế bảo đảm tiền vay:

Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khi vay vốn ngân hàng là một trong những biện pháp đảm bảo tín dụng ở các NHTM.

Từ năm 1999 trở về trước, các doanh nghiệp nhà nước không phải thế chấp tài sản. Sang năm 2000 thì các tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn khách hàng để cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Vì vậy, theo những quy định trong Nghị định 178 của Chính phủ, Thông tư 06 của NHNN và quyết định 167 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì hầu hết đều phải có thế chấp bằng tài sản, trừ những trường hợp vay theo QĐ - 67/TTg,

người vay vốn ngân hàng là những doanh nghiệp nhà nước, những hộ vay vốn có đủ các điều kiện sau đây sẽ được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay:

+ Có tín nhiệm với tổ tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ NH đúng hạn gốc và lãi.

+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

+ Có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp để có thể trả nợ cho tổ chức tín dụng.

+ Cam kết thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay sai mục đích và cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề.

3.2.5- Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay:

Các khoản tín dụng thực sự có hiệu quả phải là những khoản cho vay ra được thu hồi về đúng kỳ hạn. Muốn vậy, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đây là những bước thực hiện đúng theo quy trình nghiệp vụ vì thông qua kiểm tra mới có thể biết được khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào? kết quả sản xuất kinh doanh ra sao?

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác kiểm tra kiểm soát ở NHNo&PTNT Triệu Sơn chưa thực sự có hiệu quả, vì thế, đã xuất hiện nhiều khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân từ phía khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra kiểm soát, tổ chức các đợt kiểm tra điểm, kiểm tra chéo nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát không chỉ đơn thuần là kiểm tra KH

mà còn là để phát hiện những thiếu sót chủ quan từ phía Ngân hàng, qua đó có những biện pháp uốn nắn cán bộ được kịp thời.

3.2.6- Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn:

Trong những năm qua, các NHTM nói chung có tỷ lệ nợ quá hạn lớn và có xu hướng gia tăng. Việc giải quyết như thế nào là vấn đề các NHTM còn nhiều lúng túng.

Thực tế tại NHNo&PTNT Triệu Sơn nợ quá hạn đang còn ở mức hơi cao, cần phải có những biện pháp chỉ đạo cụ thể để thu hồi được nợ trong thời gian nhanh nhất. Việc đầu tiên là phải phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cụ thể là: + Nếu những KH có khó khăn trong việc trả nợ NH do những nguyên nhân bất khả kháng thì có thể áp dụng các chế tài tín dụng như gia hạn nợ, giảm nợ, hoặc là thu nợ dần.

+ Nếu những KH cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ Ngân hàng thì phối hợp với chính quyền địa phương, xử lý tín dụng để thu hồi nợ hoặc khởi kiện trước pháp luật. Cán bộ tín dụng phải kiên trì bám sát khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ.

+ Kiểm tra, củng cố hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay của các khoản nợ quá hạn, xử lý dứt điểm từng bước theo đúng quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật, làm cơ sở cho việc xử lý nợ theo văn bản 238 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

+ Mạnh dạn áp dụng các cơ chế tài chính cho phép để giải quyết các khoản nợ tồn đọng một cách có hiệu quả, cụ thể là khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi mà Ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản. Những tài sản đó có đủ hồ sơ pháp lý hợp

pháp thì thực hiện pháp mại. Trường hợp tài sản xiết nợ bán chậm hoặc khó bán thì ngân hàng được phép cho thuê tài sản hoặc sử dụng vào mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bù đắp khoản vay bị rủi ro. Trường hợp đã xử lý hết tài sản mà vẫn còn nợ thì đề nghị xử lý theo văn bản 238 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Triệu Sơn: Sơn:

3.3.1- Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền:

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động tín dụng thì không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng, không luật hoá các loại hình bảo đảm tiền vay của NHTM, nhưng phải nâng cao tính pháp lý của hợp đồng tín dụng. Việc NH cho vay có thế chấp, cầm cố hay không là do bên cho vay và nếu bên nào vi phạm sẽ do toà án kinh tế xét xử. Chính phủ không nhất thiết phải can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ NH.

- Nhà nước cần nhanh chóng phê chuẩn và đưa vào hoạt động tổ chức mua bán nợ. Nhiệm vụ của tổ chức này là mua toàn bộ số nợ tín dụng xấu của các NHTM để phân tích xử lý thu hồi nợ theo kiểu chuyên môn hoá, bất kể số nợ ấy có tài sản thế chấp cầm cố hay không. Có như vậy mới “làm sạch” được bảng cân đối tài sản của các NHTM và để cho các NHTM có thời gian chấn chỉnh hoạt động theo phương án cải tổ mới.

- Nhà nước cần tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước cụ thể là tăng cường vốn tự có cho các doanh nghiệp này. Đồng thời Nhà nước cũng cần xây dựng những định hướng đầu tư phù hợp cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp tục củng cố và sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, từ đó tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w