1. 3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
2.2.1- Công tác huy động vốn
Khả năng tài chính của một NH có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn điều lệ, vốn vay, vốn tài trợ, vốn huy động song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một NH. Làm sao để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư đạt được hiệu quả cao là công việc được đặt lên làm đầu không chỉ đối với riêng bản thân NHNo&PTNT Triệu sơn mà còn đối với bất kỳ một NHTM nào nếu như NH đó muốn trụ vững được trên thị trường tài chính.
Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu và cơ bản nhất của NH. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NH. Xác định được vai trò quan trọng của nguồn vốn tới hoạt động kinh doanh như vậy, mặc dù huyện Triệu Sơn là một huyện còn nghèo, kinh tế chậm phát triển, nhưng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong NH cùng với công tác quảng bá tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp dân cư, công tác huy động vốn đã mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu vốn vay của mọi thành phần kinh tế trong huyện. Hiện nay NHNo&PTNT Triệu Sơn đang sử dụng những hình thức huy động vốn như:
- Tiền gửi không kỳ hạn: là hình thức gửi mà có thể rút ra bất cứ lúc nào, nhưng lãi suất thấp.
- Tiền gửi không kỳ hạn thanh toán: là các khoản gửi mà người gửi nhằm mục đích chính là được sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, UNC...để thanh toán tiền hành hoá dịch vụ một cách nhanh chóng an toàn.
- Tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào xong không được sử dụng các công cụ thanh toán.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn gửi và rút tiền, và có mức lãi suất cao hơn so với loại tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó có tiết kiệm bảo đảm lãi suất bằng vàng, NH sẽ tính theo giá trị hiện tại của vàng để KH gửi tiền, loại gửi tiết kiệm này tự động tăng lãi suất khi lãi suất của vàng trên thị trường tăng và sẽ giữ nguyên lãi suất gửi ban đầu khi giá vàng giảm.
Bảng 1: Cơ cấu huy động theo loại tiền gửi Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn 157.127 100 202.116 100 237.937 100 Biến động tăng giảm tổng nguồn +44.989 +35.821 1. Nội tệ 140.497 89,4 175.829 87,0 218.641 91,9 - TG kho bạc, BHXH 1.699 1,1 1.283 0,6 5.739 2,4 - TG dân cư 138.798 88,3 174.546 86,4 212.222 89,2 2. Ngoại tệ (USD) 1.039.400 1.642.921 1.136.000 Quy ra VNĐ 16.630 10,6 26.287 13,0 19.296 8,1
Nguồn: NHNo&PTNT TRIỆU SƠN
Đạt được kết quả huy động nguồn vốn này chứng tỏ rằng NHNo&PTNT nghiệp và Phát triển Nông thôn Triệu Sơn rất có uy tín trên thị trường tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, NH đã luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn của mình. Một mặt phát triển mối quan hệ với các khách hàng lớn trong nước như Quỹ hỗ trợ, kho bạc, các tổ chức tín dụng…nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này; mặt khác Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
mạng vi tính giữa các NH trên địa bàn, các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong cùng hệ thống, tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn nhanh và an toàn.
Trên đây là những nét khái quát về nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Triệu Sơn.
Bảng 2: Biến động nguồn vốn ngắn hạn (nội tệ)
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Nguồn vốn ngắn hạn 2. Biến động tăng giảm
% biến động 36.813 49.899 +13.086 35,5% 143.035 +93.136 86,6%
Nguồn: NHNo & PTNT Triệu Sơn
Trong năm 2008 nguồn vốn ngắn hạn có 36,813 triệu. Sang đến năm 2009 thì nguồn vốn ngắn hạn đã tăng lên 49,899 triệu, tăng 35,5%. Đến năm 2008 thì nguồn vốn ngắn hạn đã có bước nhảy vọt tăng 35,5%. Kết qủa này là do NH đã khai thác được nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
2008 2009 2010
1. Nguồn vốn trung – dài hạn 2. Biến động tăng giảm
% biến động 92.073 115.925 +23.852 25,9% 56.553 -59.372 8,8%
Nguồn: NHNo&PTNT TRIỆU SƠN
Theo sự biến động của tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn trung và dài hạn cũng có sự thay đổi qua các năm. Năm 2008 có 92.073 triệu, sang năm 2009 thì nguồn vốn tăng lên 23.852 triệu, tăng 25,9%. Đến năm 2010 nguồn vốn giảm so với năm 2008 và 2009 xuống chỉ còn 8,8%.